Quyết đoán là gì? 7 cách để trở nên quyết đoán hơn từ hôm nay

Đã bao giờ bạn hào hứng thay đổi, nhưng rồi lại đâu vào đấy với lý do “để mai làm”? Đã bao giờ bạn để vuột mất cơ hội vì trì hoãn ra quyết định? Nếu câu trả lời là có thì bạn đang cần học cách quyết đoán hơn. Vậy quyết đoán là gì, thiếu quyết đoán là gì? Đâu là cách để quyết đoán hơn? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Vieclam24h.vn giải đáp qua bài viết dưới đây!

Quyết đoán là gì? Đặc điểm của người quyết đoán là gì? 

quyết đoán là gì
Quyết đoán là gì? Đâu là chân dung chính xác nhất về người quyết đoán?

Quyết đoán là khả năng đưa ra quyết định sáng suốt, nhanh chóng và tự tin để giải quyết vấn đề. Dĩ nhiên, bạn cần có thời gian tìm hiểu, phân tích thực tế vấn đề và đủ dũng khí cũng như sự hiểu biết để xác định việc cần làm trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bên cạnh đó, bản lĩnh đứng lên bảo vệ quan điểm, ý kiến và vươn tới khát vọng đạt được mục tiêu là điều thường thấy ở người quyết đoán. 

Chân dung người quyết đoán:

  • Biết khi nào nên nói không.
  • Biết những gì bản thân muốn và truyền đạt chính xác đến những người xung quanh. 
  • Biết giải thích khi cần thiết.
  • Không tìm cách làm hài lòng người khác, dù điều đó gây bất lợi cho bản thân. 
  • Tự tin, sẵn sàng đối mặt với mọi vấn đề. 
  • Tự trọng, tinh thần trách nhiệm cao. 
  • Kiên trì đạt được mục tiêu, không dễ bị gục ngã trước những thử thách. 
  • Nhận thức rõ ràng thất bại không phải là điểm dừng, mà là cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. 

Bạn cần phân biệt rõ quyết đoán và độc đoán, người có tính quyết đoán không đồng nghĩa với người hiếu thắng, phớt lờ mọi ý kiến và quan điểm từ những người xung quanh.

Xem thêm: Làm sao thoát khỏi trạng thái decision fatigue khi phải đưa ra quyết định?

Thiếu quyết đoán là gì? Đặc điểm của người thiếu quyết đoán là gì?

quyết đoán là gì
Thiếu quyết đoán là gì? Đâu là chân dung về người thiếu quyết đoán?

Thiếu quyết đoán là sự do dự, không chắc chắn hoặc lo sợ những rủi ro có thể xảy ra nếu phải ra quyết định. Người thiếu quyết đoán có thể lạc quan về mục tiêu nhưng lại thiếu chín chắn trong suy nghĩ và ngần ngại, thậm chí trì hoãn đưa ra quyết định. 

Đa phần người thiếu quyết đoán thường thiếu niềm tin vào bản thân, dễ bị chi phối bởi người khác. Họ khó tìm thấy chỗ đứng trong xã hội do đa phần sống và làm việc dưới “cái bóng” của người khác. 

Chân dung người thiếu quyết đoán:

  • Khó khăn khi phải nói không với yêu cầu của ai đó.
  • Luôn tuân theo yêu cầu, nhờ vả ngay cả khi nó bất tiện với bản thân.
  • Gặp khó khăn trong việc giải thích cho bản thân.
  • Tự ti, lo sợ trước bất kỳ bước ngoặt có thể xảy ra. 
  • Tự trọng thấp, hay trốn tránh trách nhiệm.

Thiếu quyết đoán bạn sẽ mất gì?

quyết đoán là gì
Lợi ích của quyết đoán là gì? Rủi ro của thiếu quyết đoán là gì?

Rủi ro khi thiếu quyết đoán

“Ô mất lượt”: Người thiếu quyết đoán thường dễ mất vụt mất cơ hội vì lo sợ rủi ro và không tự tin trong quyết định. Mọi hành trình trong cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách mà chỉ cần bạn đắn đo, cánh cửa cơ hội có thể đóng lại bất kỳ lúc nào.

Mất kết nối: Giao tiếp là yếu tố quan trọng trong mọi khía cạnh công việc và cuộc sống. Người thiếu quyết đoán thường gặp khó khăn trong việc truyền đạt ý kiến và giữ vững quan điểm, dẫn đến hiểu lầm, xung đột gây ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh.

Nhìn qua lăng kính tiêu cực: Người thiếu quyết đoán thường nghi ngờ khả năng của bản thân, căng thẳng trong mọi vấn đề chỉ càng gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu.

Không nhận được sự tin tưởng: Do thay đổi quyết định liên tục, người thiếu quyết đoán có thể khiến mọi người xung quanh khó lòng tin tưởng giao các công việc lớn. Những người này chỉ có thể làm các chức vụ thấp, không thể vươn đến các vị trí cao hơn trong công việc.

Bị lợi dụng là điều không thể tránh khỏi: Nếu cứ mãi lung lay ý chí bởi lời nói hay cảm xúc của những người xung quanh, chắc chắn bạn sẽ khó lòng phân biệt đúng sai, trở thành đối tượng bị kẻ xấu lợi dụng.

Lợi ích của tính quyết đoán là gì?

Quyết đoán chính là chìa khóa giúp bạn truyền đạt mong muốn và đặt ra các giới hạn cần thiết của bản thân cho người khác. 

Nâng cao sự tự tin: Người quyết đoán thường xây dựng lòng tự trọng vững chắc. Bạn có thể giao tiếp quyết đoán, tự tin và thẳng thắn trình bày quan điểm, ý kiến đến những người xung quanh.

Nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh: Giao tiếp quyết đoán sẽ khiến đối phương tôn trọng lập trường của bạn và đặt niềm tin vào những gì bạn nói, những điều bạn làm.

Xác định hướng đi đúng đắn cho bản thân: Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định, người quyết đoán thường cẩn thận phân tích và xác định mục tiêu rõ ràng. 

Giảm căng thẳng: Tính quyết đoán có thể giảm mức độ căng thẳng, lo lắng trước những sự kiện hoặc những bước ngoặt có thể xảy ra trong cuộc sống. Người quyết đoán nhận thức rằng mỗi quyết định đều đi kèm với rủi ro, nhưng điều này không làm giảm đi tinh thần quyết đoán.

7 cách để quyết đoán hơn từ hôm nay!

quyết đoán là gì
Đâu là cách quyết đoán hơn? Liệu bạn có thể trở thành người quyết đoán từ hôm nay?

1. Học cách giao tiếp quyết đoán là gì?

Cách sử dụng ngôn từ có thể ảnh hưởng đến tính cách của bạn. Thay đổi thói quen sử dụng ngôn từ là cách tuyệt vời giúp bạn giao tiếp quyết đoán. Người quyết đoán thường tự tin với những tuyên bố chắc nịch. “Tôi nghĩ chúng ta cần” thay vì “có lẽ chúng ta nên”, “tôi sẽ hoàn thành trước 12 giờ ngày mai” thay vì “tôi nghĩ tôi có thể làm vào ngày mai.”,…  Đừng dài dòng, đánh đố người nghe bằng câu trả lời vòng vo, điều này chỉ khiến bạn trông dè dặt và cẩn trọng quá mức. 

Xem thêm: Bật mí cách giao tiếp cho người hướng nội trong môi trường công sở

2. Tập thoải mái nói không

Người quyết đoán là người biết cách từ chối trong các tình huống mà bản thân chẳng mấy thích thú. Bạn nên biết rằng, bạn hoàn toàn có quyền sử dụng thời gian theo cách bạn muốn. Hãy học cách nói “không” để nói “có” với những việc giúp ích cho bản thân. 

Lời từ chối cần đúng trọng tâm, không vòng vèo, giải thích phức tạp. Hãy nhớ rằng, không phải lúc nào bạn cũng cần đưa ra giải thích cho lời từ chối. “Không, tôi không thể sắp xếp thời gian làm việc đó ngay bây giờ.” hoặc “Không, tôi không có khả năng làm việc đó.”

3. Bước ra khỏi vùng an toàn

Nếu cảm thấy bản thân thường ra quyết định chậm chạp, điều bạn cần làm là đẩy nhanh thời gian đưa ra quyết định. Sức mạnh thời hạn sẽ gia tăng động lực và thúc đẩy bạn tìm cách giải quyết vấn đề. Bạn có thể bắt đầu quyết định cho những điều đơn giản, dễ dàng như hôm nay ăn gì, hôm nay mặc gì,… để thích ứng trước khi đưa ra lựa chọn vào lần tương tự tiếp theo. 

Sau những bước nhỏ, hãy chủ động bước ra vùng an toàn bằng những điều lớn lao hơn. Nếu bạn cần thêm thông tin để xác định đâu là lựa chọn hợp lý, hãy trả lời “Tôi sẽ trả lời sau khi biết rằng…” hoặc “Tôi cần thêm thời gian cân nhắc, tôi sẽ phản hồi muộn nhất là vào lúc… giờ, ngày…”. 

Xem thêm: Tại sao bạn mãi loanh quanh không dám bước ra vùng an toàn của bản thân?

4. Viết nhật ký ra quyết đoán là gì?

Người quyết đoán thường đưa ra quyết định khi có sự tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng. Nên nhớ rằng, không phải cứ ra quyết định nhanh như điện xẹt là chứng minh bản thân quyết đoán đâu nhé! 

Để có cái nhìn sâu sắc về suy nghĩ và hành động của bản thân, hãy thực hành “nhật ký ra quyết định”. Hãy ghi lại điều bản thân muốn đạt được (cái gì), lý do phải đạt được (tại sao) và kế hoạch thực hiện cụ thể (làm cách nào). Sau đó, bạn đánh giá các chỉ dẫn khả thi theo giới hạn thời gian nhất định. Đây là bộ lọc quan trọng giúp bạn đưa ra câu trả lời đúng trước khi quyết định bất kỳ điều gì.

5. Từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo

Bất kỳ quyết định nào đưa ra cũng có tính 2 mặt, không hoàn toàn đúng hoặc không hoàn toàn sai. Trong cuộc sống không tồn tại kế hoạch hoàn hảo hay quyết định hoàn hảo. Chẳng ai biết trước tương lai nên khó nói trước bạn cần phải làm gì là đúng đắn nhất. Bạn càng tìm kiếm sự hoàn hảo, bạn càng bỏ lỡ cơ hội.

Quyết đoán là đưa ra quyết định, đo lường kết quả và học hỏi từ đó. Hãy đưa ra lựa chọn dựa trên hiểu biết, sửa đổi và vượt qua chúng bằng sự dũng cảm.

6. Làm chủ cảm xúc

Những quyết định được đưa ra lúc tâm trí sáng suốt là những quyết định mà bạn ít khi hối hận nhất. Làm chủ cảm xúc là chìa khóa giúp bạn bảo vệ bản thân trước những khoảnh khắc hấp tấp, để cảm xúc lấn át lý trí. 

Bên cạnh đó, làm chủ cảm xúc ngăn bạn không vượt qua ranh giới giữa quyết đoán và bảo thủ, độc đoán. Người độc đoán có lòng tự trọng quá lớn, đó là lý do mà họ luôn nghiêm khắc, có thói quen chỉ trích và khó tiếp thu ý kiến ​​của người khác. Trong khi đó, người quyết đoán thường giao tiếp khôn khéo và ứng xử linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. 

Xem thêm: Kiểm soát cảm xúc: Làm gì để không nổi điên nơi công sở?

7. Kỷ luật bản thân 

Không ít lần bạn muốn giảm cân nhưng đến lúc ra quyết định thì lại muốn bắt đầu từ ngày mai. Sự lười biếng và thái độ thiếu chuyên nghiệp khiến bạn trì hoãn, mãi dậm chân tại chỗ. Hãy chủ động kích hoạt cơ chế kỷ luật với những dự định rõ ràng, chỉ khi đó, bạn mới không phải mất thời gian vì phân vân suy nghĩ trước nhiều quyết định.

Xem thêm: Mẹo xây dựng thói quen kỷ luật bản thân giúp bạn trở nên ưu tú hơn mỗi ngày

Kết luận

Sự quyết đoán là phẩm chất cần thiết giúp bạn khẳng định năng lực của bản thân, mở ra cánh cửa thành công trong công việc và cuộc sống. Rèn luyện tính quyết đoán chắc chắn là một hành trình dài, đòi hỏi sự nhẫn nại và khổ luyện không ngừng. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn thấu hiểu quyết đoán là gì, thiếu quyết đoán là gì và tự “kê” cho mình liều thuốc mạnh nhất để quyết đoán hơn từ hôm nay, ngay chính lúc này! 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: White collar là gì? Các thuật ngữ collar jobs thú vị có thể bạn chưa biết

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục