MRP là gì? Cách thức hoạt động của phần mềm MRP ra sao?

Đối với những công ty sản xuất, hoạch định nguyên vật liệu là rất quan trọng. Đây là một hoạt động phức tạp, tốn nhiều thời gian và chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây gián đoạn quá trình sản xuất. Do đó, để giải quyết thách thức này, các doanh nghiệp sản xuất đã ứng dụng phần mềm hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) cho quy trình sản xuất. Vậy phần mềm MRP là gì, có vai trò như thế nào trong quản lý sản xuất? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

MRP là gì?

MRP hay Material Requirements Planning là quá trình hoạch định nguồn lực sản xuất. Công cụ này sử dụng thông tin về kế hoạch sản xuất, nhu cầu tiêu thụ và thời gian giao hàng để tạo ra kế hoạch cụ thể về số lượng cũng như thời điểm cần có của từng loại nguyên vật liệu.

Hệ thống MRP giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm thiểu tồn kho không cần thiết và đảm bảo nguyên vật liệu sẽ sẵn có đúng lúc khi cần. Điều này giúp cải thiện hiệu suất, giảm thiểu chi phí tồn kho, tăng tính linh hoạt trong quá trình sản xuất. MRP thường được tích hợp vào các hệ thống quản lý doanh nghiệp (ERP) để cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về quản lý nguồn lực và chuỗi cung ứng.

mrp là gì
MRP là viết tắt của từ gì? MRP là viết tắt của từ Material Requirements Planning.

Tầm quan trọng của hệ thống MRP là gì?

MRP là chìa khóa quan trọng để đảm bảo tình trạng sẵn có mức hàng tồn kho cần thiết cho doanh nghiệp. Việc hiểu rõ về đầu vào tối thiểu và chi phí sản xuất giúp bạn dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô theo nhu cầu. 

Ngoài ra, hệ thống này còn hỗ trợ dự đoán nhu cầu theo biến động thị trường. Những doanh nghiệp thành công đều có khả năng thích ứng với sự thay đổi và MRP sẽ là trợ thủ đắc lực hỗ trợ bạn thực hiện điều này.

MRP cũng rất hữu ích trong nhiều ngữ cảnh sản xuất khác nhau, bao gồm cả sản xuất rời rạc và sản xuất theo quy trình. Sản xuất rời rạc bao gồm việc tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh như giày, ô tô hay các bộ phận nhỏ như ốc vít, nút bấm. Ngược lại, sản xuất theo quy trình đòi hỏi việc theo dõi công thức, thường áp dụng cho hàng hóa được bán dựa trên khối lượng.

Cách thức hoạt động của phần mềm MRP là gì?

Phần mềm MRP lấy dữ liệu từ các nguồn quan trọng sau:

Hồ sơ kiểm kê (Inventory Records)

Hồ sơ kiểm kê đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi các sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm thông tin về hàng nhập, hàng xuất và hàng tồn kho. Các hồ sơ này thường chứa những thông tin như mô tả sản phẩm, đơn vị lưu kho (SKU), số lượng, ngày mua hoặc bán cùng với giá vốn và giá bán. Việc đảm bảo tính chính xác của những hồ sơ này là yếu tố quyết định trong việc duy trì toàn bộ quá trình MRP.

Hóa đơn vật liệu (Bill of materials – BOM) 

BOM là một danh sách chi tiết của tất cả các vật liệu, thành phần và phụ tùng cấu thành sản phẩm hoàn chỉnh. MRP sử dụng dữ liệu trên BOM để xác định số lượng yêu cầu của từng thành phần. Sau đó trừ số lượng của thành phần đó trong hàng tồn kho để xác định số lượng đặt hàng hoặc sản xuất thêm.

Kế hoạch sản xuất tổng thể (Master production schedule)

Phần mềm MRP không chỉ theo dõi mà còn quản lý toàn bộ danh mục hàng hóa, nguyên liệu thô và linh kiện được liệt kê trong BOM. Đồng thời còn điều chỉnh thời gian sản xuất dựa trên thời hạn giao hàng từ nhà bán lẻ. Tất cả các mốc quan trọng và lịch trình sản xuất này đều nằm trong kế hoạch sản xuất tổng thể.

Chức năng lập kế hoạch của MRP tập trung vào mục tiêu chính là xác định thời gian giao hàng hoặc khoảng thời gian từ khi đặt hàng đến khi hàng được giao đến nhà bán lẻ hoặc khách hàng cuối cùng. Thời gian thực hiện thường bao gồm thời gian đặt hàng và nhận nguyên liệu hoặc thời gian sản xuất và vận chuyển sản phẩm sau khi có nguyên liệu.

Các hệ thống MRP khác nhau có thể sử dụng cách tiếp cận tự động hoặc dựa vào thông tin nhập liệu thủ công từ người quản lý sản xuất. Một số chương trình thậm chí sử dụng cả hai phương pháp, tùy thuộc vào nhu cầu và đặc thù của chu trình sản xuất.

mrp là gì
Tính ứng dụng của MRP là gì? MRP giúp các nhà quản lý định hình sản phẩm từ việc dự báo nhu cầu nguyên vật liệu đến lập kế hoạch sản xuất.

Ưu nhược điểm của hệ thống MRP là gì?

Ưu điểm MRP là gì?

Mục tiêu cốt lõi của MRP là đảm bảo nguyên liệu, linh kiện luôn sẵn sàng khi cần và quá trình sản xuất theo đúng theo lịch trình. Đồng thời, MRP mang lại những lợi ích như:

– Giảm thời gian giao hàng cho khách hàng: MRP giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất, rút ngắn thời gian giao hàng, từ đó nâng cao sự hài lòng của người dùng.

– Giảm chi phí tồn kho: Bằng cách quản lý và tối ưu hóa hàng tồn kho thông qua việc mua hoặc sản xuất các loại hàng cần thiết, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí tồn kho đồng thời giảm rủi ro hết hàng.

– Nâng cao hiệu quả sản xuất: MRP sử dụng kế hoạch, lịch trình sản xuất chính xác, từ đó tối ưu hóa việc sử dụng lao động và thiết bị, cải thiện năng suất làm việc.

– Tạo ra sản phẩm cạnh tranh: MRP giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh hơn thông qua việc tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm chi phí tồn kho.

Nhược điểm MRP là gì?

Các nhược điểm của MRP bao gồm:

– Giữ hàng tồn kho quá mức: Mặc dù MRP được thiết kế để duy trì mức tồn kho đủ nhưng có thể dẫn đến việc doanh nghiệp giữ nhiều hàng tồn kho hơn so với mức cần thiết. Hệ thống MRP thường dự đoán thiếu hụt sớm hơn dẫn đến đánh giá quá cao về quy mô hàng tồn kho và thời gian giao hàng, đặc biệt là trong giai đoạn triển khai ban đầu khi người dùng chưa có đủ kinh nghiệm để xác định số lượng thực tế cần thiết.

– Thiếu tính linh hoạt: MRP có xu hướng khá cứng nhắc và đơn giản trong cách xử lý thời gian thực hiện hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất tổng thể, như hiệu suất của công nhân hay các vấn đề trì hoãn khi giao nguyên vật liệu.

– Yêu cầu dữ liệu chính xác: MRP đòi hỏi sự chính xác của nhiều thông tin chính, đặc biệt là về nhu cầu, hàng tồn kho và sản xuất. Nếu một hoặc hai yếu tố này không chính xác, có thể dẫn đến lỗi ở các giai đoạn sau. 

mrp là gì
Quản lý dữ liệu là rất quan trọng để sử dụng MRP hiệu quả.

Những doanh nghiệp nào phù hợp để dùng MRP?

Có thể đánh giá MRP là giải pháp tuyệt vời dành cho mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên để phát huy tốt nhất tiềm năng, mỗi doanh nghiệp cần xác định mục tiêu ứng dụng. Trong đó, MRP sẽ phù hợp với những doanh nghiệp sau:

– Doanh nghiệp cần phần mềm quản lý sản xuất toàn diện.

– Doanh nghiệp cần những giải pháp chuyên biệt.

– Doanh nghiệp quy mô nhỏ, ngân sách và nguồn lực hạn chế.

Có thể nói MRP là một giải pháp khá lý tưởng mà các doanh nghiệp có thể cân nhắc để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn duy trì sản xuất hiệu quả. Với những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về MRP là gì. Ngoài ra đừng quên truy cập blog của Vieclam24h.vn để theo dõi những bài viết mới khác nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: WBS là gì? Cách vẽ sơ đồ WBS trong quản lý dự án

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục