Cách website xuất hiện trên kết quả tìm kiếm quyết định đến số lượng và chất lượng truy cập. Schema markup là một trong những ngôn ngữ hỗ trợ công cụ tìm kiếm xác định rõ hơn thông tin website, nhờ đó cải thiện SEO tuyệt vời cho trang web. Vậy Schema là gì? Tác dụng của Schema markup là gì? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ hướng dẫn sử dụng Schema markup và cách thêm Schema vào website bất kỳ SEOer nào cũng cần biết!
Schema là gì?
Schema hay Schema markup có nghĩa là lược đồ, đây là một đoạn mã (code) được thêm vào HTML website nhằm tạo mô tả nâng cao, còn được gọi là đoạn mã chi tiết (snippets) hiển thị dưới tiêu đề trang. Schema cho phép các công cụ tìm kiếm đọc, hiểu và nhận ra ý nghĩa cũng như các mối quan hệ đằng sau các thông tin trên trang web để trả về kết quả nổi bật, chính xác nhất. Schema giúp công cụ tìm kiếm diễn giải ngữ cảnh và xác định chất lượng kết quả tìm kiếm trên website.
Schema Database là gì?
Database Schema là lược đồ cơ sở dữ liệu, là một tập hợp các siêu dữ liệu thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng và thông tin trong cơ sở dữ liệu. Database Schema được thiết kế để xác định cấu trúc và tổ chức dữ liệu, nhờ đó đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống cơ sở dữ liệu.
Xem thêm: Database là gì? Các loại database nào phổ biến hiện nay?
Tác dụng của Schema markup là gì?
Schema được kết hợp bởi 4 công cụ tìm kiếm lớn bao gồm Google, Bing, Yahoo và Yandex. Do đó, các công cụ này có thể đọc, hiểu và đánh giá được tốt hơn những nội dung trong website của bạn.
Ngoài ra, Schema hiển thị các đoạn mã chi tiết (rich snippets) về website như địa điểm, ngày diễn ra sự kiện,… làm cho kết quả tìm kiếm của bạn trở nên thu hút hơn những kết quả tìm kiếm khác. Nhờ đó, trang web thu hút, tăng tỉ lệ nhấp chuột (Click Through Rate – CTR) và cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm tốt hơn.
Một số loại Schema markup phổ biến hiện nay
Organization Schema Markup: Giúp xây dựng và làm nổi bật phần giới thiệu công ty như tên thương hiệu, logo, thông tin liên hệ, vị trí,…
Person Market Schema Markup: Giúp liệt kê các thông tin chi tiết về một cá nhân như tên, ngày sinh, địa chỉ, trình độ học vấn, các thành viên gia đình,…
Local Business Schema Markup: Đánh dấu doanh nghiệp, công ty, chi nhánh địa phương, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy vị trí và các thông tin khác như thông tin liên hệ, giờ mở cửa, thực đơn,…
Product & Offer Schema Markup: Đánh dấu trạng thái sản phẩm (product) và ưu đãi (offer) của một mặt hàng/dịch vụ cụ thể xuất hiện trên các trang tìm kiếm. Schema của offer thường yêu cầu thuộc tính “price” và “priceCurrency” trong khi schema của product chỉ yêu cầu thuộc tính “name”.
Breadcrumbs Markup: Liệt kê các liên kết giúp người dùng xem được vị trí của họ trên trang web, nhờ đó giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả.
Article Schema Markup: Thường được sử dụng cho các bài đăng trên blog, các công cụ tìm kiếm cũng có thể hiểu và đề xuất thông tin cho người dùng tốt hơn.
Video Schema Markup: Các công cụ tìm kiếm vẫn gặp khó khăn thu thập dữ liệu nội dung video, do đó, schema này có thể giúp Google lập chỉ mục video trên website của bạn và giúp video đó xuất hiện trong “Tìm kiếm Video của Google”.
Event Schema Markup: Cung cấp các thông tin về thời gian, địa điểm, giá cả các buổi sự kiện như buổi hòa nhạc, hội thảo,…
Rating/Review Schema Markup: Giúp thêm phần xếp hạng đánh giá vào phần dưới cùng của nội dung tìm kiếm, cho phép người dùng nhìn thấy các đánh giá của người khác về trang web của bạn.
Ngoài ra, còn có các Schema khác như Sitelink, Schema article, Recipe schema, Service schema, Course schema, Book schema, Job posting schema,…
Làm thế nào kiểm tra Schema markup?
Dưới đây là một số công cụ giúp bạn kiểm tra liệu trang web đã có Schema Markup hay chưa:
Schema Markup Validator
Schema Markup Validator là công cụ kiểm tra Schema được ra mắt vào tháng 5/2021 và hoàn toàn thay thế Structured Data Testing Tool của Google vào tháng 8/2021. Công cụ này cho phép xác thực dữ liệu có cấu trúc dựa vào Schema.org được nhúng trong các trang web. Schema Markup Validator có khả năng trích xuất markup JSON-LD, RDFa, Microdata và hiển thị báo cáo tóm tắt về các cấu trúc dữ liệu được trích xuất cũng như xác định lỗi cú pháp có trong markup.
Bước 1: Truy cập Schema Markup Validator và dán đường link mà bạn muốn kiểm tra vào mục “Tìm nạp URL”. Sau đó click “Chạy thử nghiệm“.
Bước 2: Sau khi quá trình phân tích hoàn tất, hệ thống sẽ hiển thị thông tin các loại dữ liệu có cấu trúc trong URL của bạn. Màn hình hiển thị càng nhiều thì site càng được cấu trúc tốt và công cụ tìm kiếm cũng có thể đọc, hiểu nội dung trang web dễ dàng hơn.
Rich Results Testing Tool
Rich Results Testing Tool là công cụ giúp hiển thị một bản preview cách mà các kết quả của trang hiển thị lên SERP. Tuy nhiên công cụ này chỉ xác thực những loại Schema đủ điều kiện hiển thị các rich snippets. Nếu không đủ điều kiện, người dùng có thể xem JSON-LD để xác định dữ liệu có đang được thu thập hay không.
Google Search Console
Google Search Console là công cụ hoàn hảo của Google giúp giám sát các markup hợp lệ và kiểm tra tác động của markup đó đến hiệu suất website.
Hướng dẫn cài đặt Schema markup chính xác nhất hiện nay
Cách cài đặt Schema vào WordPress bằng plugin
Sử dụng Schema plugin là cách đơn giản nhất hiện nay. Dưới đây là các plugin hỗ trợ cài đặt và thêm Schema vào WordPress:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản WordPress.
Bước 2: Trong dashboard của WordPress, nhấn chọn Plugins >> Add New >> Nhập Schema app vào thanh tìm kiếm.
Bước 3: Chọn kết quả phù hợp, sau đó nhấn nút Install Now để cài đặt.
Bước 4: Sau khi kích hoạt thành công plugin, click vào mục Schema >> Settings để thực hiện cấu hình plugin.
Bước 5: Trong phần General, điền đầy đủ các thông tin yêu cầu như About Page, Contact Page. Sau đó upload logo cho website. Lưu ý, bạn nên điền các thông tin về content, search result, knowledge graph để kết quả tìm kiếm được tối ưu hơn.
Bước 6: Vào phần Schema >> Types để chỉ định loại Schema cần thêm vào.
Cài đặt Schema bằng Rank Math SEO
Ngoài hỗ trợ SEO, Rank Math còn được sử dụng để cài đặt các Schema phổ biến như Authors, Article, FAQ Schema,… Để cài đặt Schema trên Rank Math, bạn cần cài mới plugin và cấu hình dựa theo các bước sau đây:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản WordPress.
Bước 2: Trong dashboard của WordPress, nhấn vào Rank Math >> Modules. Bước 3: Kéo xuống phần Schema (Structured Data) kích hoạt tính năng. Sau đó click vào Setting để cài đặt.
Bước 4: Cài đặt các Schema phù hợp với trang web của bạn. Có 3 loại Schema mà bạn nên ưu tiên là Article cho bài viết, Author cho tác giả và Organization cho doanh nghiệp.
Cài đặt Schema bằng cách thủ công là gì?
Có 3 cách thêm Schema markup thủ công phổ biến nhất hiện nay là sử dụng JSON-LD, RDFa và Microdata.
Thêm Schema markup bằng JSON-LD
Đây là cách thêm Schema dễ triển khai nhất, được chính Google khuyên dùng. Bằng cách sử dụng Javascript để thêm dữ liệu có cấu trúc, JSON-LD giúp website của bạn dễ dàng tìm đọc và debug lỗi hơn. JSON-LD có thể đặt trong bất kỳ phần nào của HTML website và có các thuộc tính như @context, @type.
Một Schema được thêm bằng JSON-LD trông giống như sau:
<script type=”application/ld+json”>
{
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “Product”,
“name”: “Tên sản phẩm”,
“image”: “URL hình ảnh sản phẩm”,
“description”: “Mô tả sản phẩm”,
“brand”: {
“@type”: “Brand”,
“name”: “Tên thương hiệu”
},
“offers”: {
“@type”: “Offer”,
“price”: “Giá sản phẩm”,
“priceCurrency”: “Đơn vị tiền tệ”,
“availability”: “https://schema.org/InStock”
}
}
</script>
Thêm Schema markup bằng Microdata
Microdata là một tập hợp các thẻ HTML5, hỗ trợ giải thích các thành phần HTML dựa vào các thẻ mà công cụ tìm kiếm có thể đọc được.
Một Schema được thêm bằng Microdata trông giống như sau:
<div itemscope itemtype=”https://schema.org/Event”>
<span itemprop=”name”>Tên sự kiện</span>
<div itemprop=”location” itemscope itemtype=”https://schema.org/Place”>
<span itemprop=”name”>Địa điểm sự kiện</span>
</div>
<span itemprop=”startDate”>Ngày bắt đầu</span>
<span itemprop=”endDate”>Ngày kết thúc</span>
</div>
Thêm Schema markup bằng RDFa
RDFa (Resource Description Framework in Attributes) là một đuôi mở rộng (extension) của mã HTML5 giúp đánh dấu Schema. W3C Recommendation này có thể dùng để kết hợp nhiều dữ liệu có cấu trúc khác nhau.
Một Schema được thêm bằng RDFa trông giống như sau:
<div typeof=”schema:Organization” about=”#your-organization”>
<span property=”schema:name”>Tên tổ chức</span>
<div property=”schema:address” typeof=”schema:PostalAddress”>
<span property=”schema:streetAddress”>Địa chỉ</span>
</div>
<span property=”schema:email”>Email tổ chức</span>
</div>
Những sai lầm khi triển khai Schema là gì?
Chọn sai loại Schema: Nhiều người thường nhầm lẫn và đánh dấu sai Schema, chẳng hạn như Local markup và Organizational markup trên cùng một trang.
Schema xung đột với nhau: Nhiều người thường mắc lỗi nội dung và hiển thị website không liên quan đến nhau, khiến công cụ tìm kiếm không hiểu đúng trang web của bạn.
Quá nhiều schema: Việc thêm quá nhiều Schema khác nhau khiến mã nguồn lộn xộn và gây khó hiểu. Hãy tập trung vào các loại Schema quan trọng và phù hợp với nội dung trang web mà bạn triển khai.
Cung cấp thông tin sai: Cung cấp thiếu thông tin cơ bản hoặc không chính xác về tên, mô tả, hình ảnh,… có thể làm giảm hiệu suất của Schema markup.
Lưu ý quan trọng: Schema chỉ là một trong những công cụ hỗ trợ quá trình SEO và không phải là yếu tố duy nhất quyết định khả năng cạnh tranh của trang web. Người làm SEO phải đảm bảo tối ưu các yếu tố khác như tốc độ, liên kết, nội dung… để có được kết quả SEO tốt nhất.
Kết luận
Schema markup là ngôn ngữ hữu ích giúp đọc hiểu và hiển thị các thông tin quan trọng của website, nhờ đó giảm nhẹ công việc của Search engines. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn nắm rõ lợi ích hoạt động của Schema là gì và các cách sử dụng Schema markup để có được kết quả SEO tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Ngoài ra, hiện Vieclam24h.vn đã trang bị tính năng tạo CV miễn phí giúp hành trình tìm việc trở nên đơn giản cho ứng viên. Hàng trăm mẫu CV với nhiều màu sắc, bố cục cho bạn thỏa sức sáng tạo và tùy chỉnh để sở hữu bộ CV xin việc cực ấn tượng.