SEO audit là quy trình tiêu chuẩn mà bất kỳ SEOer nào cũng phải biết để xác định các vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên. Vậy SEO Audit là gì? Vì sao cần SEO Audit website? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h không chỉ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này mà còn hướng dẫn SEO Audit từ A đến Z.
SEO Audit là gì?
SEO Audit là quá trình kiểm tra khả năng tối ưu trên kết quả tìm kiếm của một trang web. Quá trình này dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau về SEO và website như content, onpage, offpage,… Mục đích của SEO Audit là xác định các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên (organic traffic), dựa vào đó để đánh giá mức độ thân thiện của trang web đối với các công cụ tìm kiếm và người dùng.
SEO Audit sẽ phản ánh đúng trạng thái hiện tại của website về:
- Kỹ thuật SEO.
- Cấu trúc trang web.
- SEO onpage.
- SEO offpage.
- Trải nghiệm người dùng.
- Content Gap và cơ hội chuyển đổi.
- Mức độ cạnh tranh của các từ khóa.
- …
Khi nào nên tiến hành SEO Audit website?
SEO Audit cần được tiến hành liên tục trong quá trình SEO website. Nếu bỏ qua quá trình kiểm định SEO Audit, trang web của bạn có thể gặp nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động, lượng traffic và thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, từ đó tác động trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi website.
Có 4 thời điểm mà bạn nên tiến hành SEO Audit website:
Khi bắt đầu thực hiện dự án mới: Trước khi bắt đầu bất cứ dự án liên quan đến website, bạn nên tiến hành SEO Audit để đảm bảo website đủ điều kiện cho kế hoạch sắp thực thi.
Sau mỗi thay đổi trên website: Khi tiến hành cập nhật giao diện, thêm mới nội dung hoặc điều chỉnh cấu trúc trang web,… việc thực hiện SEO Audit là cách để bạn có thể đảm bảo rằng những thay đổi này không ảnh hưởng đến hiệu suất SEO.
Giai đoạn đầu mỗi quý: SEO Audit được thực hiện vào đầu mỗi quý giúp bạn nắm rõ hiệu suất SEO của quý trước.
Khi website xuất hiện các hiện tượng bất thường: SEO Audit giúp bạn xác định trang web đang hoạt động như thế nào. Nếu phát hiện lưu lượng truy cập giảm, đặc biệt đối với các website có kích thước trung bình hoặc lớn thì SEO Audit vô cùng cần thiết để bạn có thể phát hiện các sự cố bất thường và khắc phục kịp thời.
Lợi ích của SEO Audit là gì?
Cải thiện hiệu suất tổng thể website
Hiệu suất website là yếu tố quan trọng mà các công cụ tìm kiếm đánh giá và xếp hạng trang web. SEO Audit sẽ gắn cờ các vấn đề mà website gặp phải như tốc độ tải trang hoặc bảo mật,… Bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để khắc phục. Chính vì thế, việc thực hiện SEO Audit thường xuyên là vô cùng cần thiết để không ảnh hưởng đến đến hiệu suất của trang web.
Chấm dứt các hoạt động SEO không phù hợp
Một trong những cách tối ưu hóa SEO phổ biến hiện nay là xây dựng các liên kết đến trang của bạn. Tuy nhiên, không phải liên kết nào cũng giúp bạn thay đổi khả năng xếp hạng, hơn nữa, các liên kết độc hại có thể gây bất lợi cho thứ hạng tìm kiếm. SEO Audit sẽ giúp bạn xác định các hoạt động tiêu cực này, bạn có thể loại bỏ để cải thiện chất lượng SEO tổng thể của website.
Tìm ra những keyword cạnh tranh
SEO Audit giúp bạn biết được các keyword (từ khóa) đang thực sự leo top và đạt được organic traffic cao nhất. Tuy từ khóa đạt top là điều rất tốt nhưng nó sẽ trở thành vô nghĩa nếu không tạo ra traffic hoặc leads tương thích. Các từ khóa không được tối ưu đúng cách khiến khách hàng khó tìm thấy.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể thực hiện SEO Audit website của đối thủ để phân tích mức độ cạnh tranh và thu thập các thông tin cần thiết trong chiến lược SEO tổng thể.
Hướng dẫn SEO Audit website chuyên nghiệp từ A đến Z
1. Phân tích Technical SEO Audit là gì?
Phân tích kỹ thuật SEO Audit gồm 2 khía cạnh, bao gồm:
Khả năng tiếp cận (Accessibility)
Khả năng tiếp cận là khả năng truy cập website của công cụ tìm kiếm và người dùng. Bạn sẽ không thể tạo ra được bất kỳ cơ hội chuyển đổi nào nếu công cụ tìm kiếm và người dùng không thể nhìn thấy trang của bạn.
Để đánh giá khả năng tiếp cận của website, bạn cần kiểm tra:
File robots.txt và các thẻ meta robot: Đây là tệp dạng text và được đưa vào thư mục gốc (root) của website, quyết định trang có được các công cụ tìm kiếm dò tìm hay không. Đôi khi, admin (quản trị viên) có thể vô tình chặn một số trang nhất định và khiến Google không thể truy cập.
File sitemap.xml: File này có thể tạo nên một bản đồ hướng dẫn cho các trình thu thập thông tin website của các công cụ tìm kiếm. Tệp sitemap XML cần phải được định dạng đúng theo dạng .xml và có cấu trúc nhất định. Lưu ý là bạn nên đặt nó vào thư mục gốc của trang và gửi đến tài khoản admin website.
Xem thêm: Sitemap là gì? 3 Cách tạo sitemap đúng chuẩn cho người làm SEO
Cấu trúc trang web tổng thể: Cấu trúc website càng rõ ràng về nội dung càng giúp tăng trải nghiệm người dùng cũng như mức độ thân thiện của trang web đối với các công cụ tìm kiếm.
- Cấu trúc nội dung của website đã rõ ràng chưa?
- Người dùng từ trang chủ đến trang đích cần bao nhiêu cú click chuột? Lưu ý là số lần click chuột càng ít thì trình thu thập thông tin có thể truy cập vào trang đích dễ dàng hơn.
- Website đã được phân chia các danh mục như Giới thiệu, Tin tức, Liên hệ,… chưa?
Chuyển hướng URL liên kết (Redirect): Bạn có thể xóa hoặc di chuyển nội dung khi phát hiện những link bị đứt gãy. Khi cập nhật link đúng hoặc tiến hành chuyển hướng 301 Redirect trỏ về link sẽ khiến Google không thể truy cập vào trang đó. Bạn sẽ phải tạo một link chuyển hướng dẫn đến trang đã chuyển.
Tốc độ tải trang và khả năng đọc được trên thiết bị di động: Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ của giao diện hoặc các tính năng tiện ích của trang, bạn nên cải thiện tốc độ load trang nếu không muốn ảnh hưởng đến chất lượng truy cập web và khiến người dùng nhanh chóng thoát trang. Không những thế, trang web của bạn phải thân thiện trên các thiết bị di động.
Khả năng lập chỉ mục (Index)
Sau khi đã đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật, trang web của bạn cần được index. Nếu khả năng tiếp cận thể hiện khả năng truy cập của các trình thu thập thông tin thì khả năng index lại đề cập đến khả năng hiển thị của trang trong công cụ tìm kiếm.
Vì sao nội dung của bạn không hiển thị đến người dùng? Nhiều trang không được hiển thị do bị Google phạt, do tồn tại nhiều nội dung không đạt chất lượng. Tuy nhiên, Google sẽ gửi thông báo đến tài khoản quản trị website về các vấn đề liên quan đến hình phạt cụ thể. Việc bạn cần làm là xác định lý do phạt, khắc phục sự cố và yêu cầu Google xem xét lại. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể phải trả một khoản phí nhất định để khắc phục vấn đề.
Bên cạnh đó, các trình thu thập thông tin thường hoạt động khác nhau giữa các website. Nếu trang web của bạn có quy mô lớn và thường xuyên đăng tải nhiều nội dung thì các trang đích sẽ được index ngay lập tức. Mặt khác, các trang web quy mô nhỏ, tần suất đăng bài lại thấp thì tốc độ index cũng chậm hơn.
2. Phân tích SEO Audit Onpage
Tiếp theo, bạn tiến hành phân tích SEO Audit Onpage – các yếu tố trên trang theo 2 cách sau:
Các vấn đề về nội dung
Mọi bài đăng trên website phải chứa thông tin hữu ích cho người dùng. Các nội dung này phải liên quan đến thông điệp chính của website. Nội dung càng rời rạc và mâu thuẫn, khả năng tối ưu hóa website càng khó đảm bảo. Do đó, bạn nên xây dựng các danh mục, content pillar và content angle bám sát chủ đề chung.
Có 2 vấn đề mà bạn nên chú ý khi triển khai nội dung chung:
- Tình trạng “ăn thịt” từ khóa (Keyword Cannibalization), đây là trường hợp xung đột từ khóa, xảy ra khi nhiều bài viết trên trang được triển khai từ một chủ đề . Lúc này, các bài viết tự “ăn thịt” lẫn nhau và khiến Google “bối rối” không biết nên xếp hạng ra sao.
- Tình trạng nội dung trùng lặp, đây là trường hợp nội dung trên bài viết trùng lặp với nội dung trong hoặc ngoài website. Tình trạng này thường xảy ra trên các URL hoặc tên miền khác nhau.
Các vấn đề của từng trang
Về link URL: bạn nên kiểm tra URL đã thân thiện với người dùng chưa. Có 3 tiêu chí bạn cần quan tâm về URL:
- URL phải chứa từ khóa chính của bài viết.
- URL ngắn gọn, súc tích và mô tả đúng nội dung bài viết.
- URL nên sử dụng dấu gạch nối nếu cần tách các từ.
Hơn nữa, tiêu đề bài viết cũng nên chứa từ khóa chính và đảm bảo chỉ có 65 ký tự đổ xuống.
Xem thêm: URL là gì? Tips tối ưu URL hợp lệ và chuẩn SEO
Về phần nội dung: Độ dài và mức độ chuyên sâu bài viết nên có giới hạn nhất định. Một bài viết cần chứa tối thiểu 500 từ, tối ưu nhất là từ 1500 – 2000 từ. Nội dung bài viết cần chứa từ khóa chính và từ khóa liên quan, mang lại giá trị cho người đọc, sử dụng ngữ pháp phù hợp, đảm bảo sự độc đáo và mức độ dễ đọc.
Về hình ảnh: Bạn cũng nên tối ưu kích thước hình ảnh trong bài viết để tối ưu tốc độ load trang và tăng cơ hội xếp hạng trong mục tìm kiếm hình ảnh của Google.
Về meta description: Thẻ mô tả cũng rất quan trọng trong quá trình SEO. Mô tả càng ngắn gọn, súc tích, ấn tượng càng thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.
Về các liên kết: Một suy nghĩ sai lầm mà nhiều SEOer mắc phải là không cho phép các trang khác chèn liên kết trong bài viết của mình. Các liên kết có thể cải thiện chất lượng nội dung và khiến bài viết của bạn đáng tin cậy hơn. Đương nhiên bạn phải dẫn link từ các nguồn uy tín và chứa các từ khóa thích hợp với nội dung bài viết.
3. Phân tích SEO Audit Offpage là gì?
Sau 2 bước phân tích kỹ thuật và on-page, trang web của bạn đã được rà soát kỹ lưỡng và tăng cơ hội hiển thị với Google. Đã đến lúc bạn tiến hành phân tích các yếu tố bên ngoài trang web, hay SEO Audit offpage.
Độ tin cậy
Các yếu tố xếp hạng offpage cho biết website đang phát triển ra sao, người dùng có đang liên kết đến trang web không và liên kết từ những trang web nào, đáng tin cậy không. Bạn có thể kiểm tra số backlink từ các trang web khác, bởi càng nhiều backlink chất lượng thì trang web của bạn càng có lợi. Một số công cụ giúp bạn kiểm tra backlink như Google Search Console, Ahref hoặc SEMrush.
Bạn có thể khiến website gặp nhiều rủi ro nếu cố tình thực hiện SEO mũ đen, một hình thức SEO tiêu cực liên quan đến hành động spam và thao túng công cụ tìm kiếm. Đó có thể là spam backlink bằng tool hoặc đi link bằng các trang không liên quan, trang xấu,…
Độ thân thiện
Bạn có thể đo lường độ thân thiện của website dựa vào các tiêu chí như lượng traffic truy cập vào trang, các liên kết trên trang, tương tác với mạng xã hội, thời gian trên web (time-on-site) lâu hơn và tỷ lệ thoát trang (bounce rate) nhỏ hơn.
4. Phân tích đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu từ khóa Seo Audit là gì?
Đây là bước phân tích từ khóa và phân tích đối thủ cạnh tranh. Từ khóa là đơn vị đo lường nhỏ nhất trong quá trình SEO nhưng lại thể hiện mức độ cạnh tranh của website. Có 2 tiêu chí mà bạn cần đánh giá từ khóa, đó là độ khó và lưu lượng truy cập. Độ khó cho thấy mức độ khó – dễ để xếp hạng từ khóa. Lưu lượng truy cập cho thấy có bao nhiêu người dùng truy cập và tìm kiếm cụm từ đó trong vòng một tháng.
Bạn nên thiết lập từ khóa lý tưởng dựa vào 2 tiêu chí này, đảm bảo độ khó và volume tìm kiếm phải từ mức trung bình trở lên. Nếu muốn tăng traffic và đánh bại đối thủ cạnh tranh, các từ khóa phải trên mức trung bình. Những từ khóa này sẽ là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng của website. Gợi ý bạn sử dụng các công cụ được nhiều SEOer ưa chuộng hiện nay là Google Keyword Planner, Ahrefs.
Kết luận
SEO Audit chính là công việc “bảo dưỡng” định kỳ cho website, giúp người làm SEO kịp thời phát hiện các lỗi kỹ thuật và có biện pháp cải thiện hiệu suất làm việc của website. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc nắm được tổng quan SEO Audit là gì. Dựa vào hướng dẫn SEO Audit trên, tin rằng các bạn có thể triển khai SEO tổng thể và tối ưu hóa website hiệu quả. Chúc các bạn thành công!
Việc làm gợi ý
ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ
Ngoài ra, hiện Vieclam24h.vn đã trang bị tính năng tạo CV miễn phí giúp hành trình tìm việc trở nên đơn giản cho ứng viên. Hàng trăm mẫu CV với nhiều màu sắc, bố cục cho bạn thỏa sức sáng tạo và tùy chỉnh để sở hữu bộ CV xin việc cực ấn tượng.
Xem thêm: Internal Link là gì? Tất tần tật những gì người làm SEO cần biết về Internal Link