Signing Bonus là gì? Cách dùng Signing Bonus hiệu quả để thu hút nhân tài 

Theo số liệu từ Indeed có hơn 5,2% tin tuyển dụng “treo thưởng” Signing Bonus để thu hút ứng viên. Đây là một chiến lược tuyển dụng phổ biến và hiệu quả nếu biết cách triển khai tốt. Với tư cách là nhà tuyển dụng, bạn đã biết Signing Bonus là gì chưa, làm thế nào để biết chiến lược này có phù hợp với tổ chức? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Signing Bonus là gì?

Signing Bonus còn được gọi là Sign-on hay Sign-in Bonus đề cập đến khoản tiền dành cho ứng viên nếu họ chấp nhận làm việc cho công ty. Đây là khoản tiền nằm ngoài mức lương thỏa thuận, được sử dụng như một động lực để khuyến khích ứng viên nộp CV và thu hút nhân tài chấp nhận đầu quân cho doanh nghiệp. Số tiền này không không cố định, có thể dao động từ vài trăm đến hàng nghìn đô la tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng cũng như ngân sách của doanh nghiệp.

Có nhiều cách áp dụng Signing Bonus sao cho hiệu quả nhất. Một số công ty chọn trao số tiền này khi nhân viên bắt đầu làm việc, số khác thì đợi sau khi hoàn thành thời gian thử việc, hoặc chia thành hai, ba đợt thanh toán trong năm đầu tiên để giúp giữ chân nhân viên lâu hơn. Ngoài ra, không ít doanh nghiệp yêu cầu nhân viên trả lại Signing Bonus nếu họ rời đi trước khoảng thời gian được chỉ định.

Signing Bonus
Signing Bonus như là một “mồi nhử” hấp dẫn để ứng viên “cắn câu”.

Doanh nghiệp nào nên sử dụng Signing Bonus?

Bất kỳ ngành nghề nào cũng đều có thể sử dụng Sign-on khi cần thiết. Chẳng hạn như một vị trí chuyên môn có lương cao với những yêu cầu khắt khe và có rất ít ứng viên phù hợp.

Theo nghiên cứu của Indeed các ngành chăm sóc sức khỏe với công việc điều dưỡng chiếm phần trăm cao nhất, tiếp đến là nha khoa, kỹ thuật viên y tế, lái xe….

Lợi ích

Sử dụng Signing Bonus sẽ làm tăng thêm chi phí tuyển dụng, ảnh hưởng đến ngân sách nhưng phương pháp này lại mang đến một số lợi ích hấp dẫn rất đáng để cân nhắc như:

Tăng khả năng cạnh tranh và thu hút nhân tài

Những nhân viên tài năng nhất trong ngành sẽ nhận được rất nhiều lời mời cạnh tranh từ công ty đối thủ. Do đó, sử dụng Sign-on là một ý tưởng vượt trội để làm góp phần giúp thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn nổi bật hơn. Khi mức lương và các phúc lợi khác của bạn so với công ty khác tương tự nhau thì việc có Signing Bonus là một lợi thế để ứng viên chọn hợp tác với bạn.

Xem thêm: Talent Acquisition là gì? Bật mí bí quyết thu hút nhân tài hiệu quả

Giải pháp thay thế cho khoảng cách về lương thưởng

Nếu một ứng viên muốn mức lương cao hơn, nhiều phúc lợi hơn thì việc đưa ra Signing Bonus có thể là một giải pháp thay thế khi bạn không thể đáp ứng mong muốn của họ. 

Thanh toán một lần

Signing Bonus là khoản thanh toán một lần, không phải là thanh toán định kỳ nên bạn không cần lo lắng về chi phí khi Sign-on xuất hiện lặp đi lặp lại. Nếu bạn không thể đưa ra mức lương cao hơn thì khoản thanh toán một lần này sẽ dễ quản lý hơn và đủ để ứng viên chấp nhận. Sau khi trả Signing Bonus cho nhân viên, bạn tiếp tục công việc tính toán lại và tối ưu ngân sách tuyển dụng.

Giữ chân nhân viên

Vì tiền thưởng thường đi kèm với yêu cầu ở lại trong một khoản thời gian nhất định nên sẽ giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên. Vì tâm lý sẽ trụ lại ít nhất trong khoảng thời gian đã thỏa thuận để tránh phải trả lại khoản tiền này.

Xem thêm: Golden Handcuffs là gì? Các loại lợi ích phổ biến để giữ chân nhân viên cốt cán

Tính linh hoạt

Bạn có thể bắt đầu và dừng chương trình bất kỳ lúc nào. Hãy ưu tiên sử dụng chiến lược này trong khoảng thời gian tuyển dụng khó khăn và bỏ qua khi thương hiệu tuyển dụng đã mạnh hơn, có nhiều ứng viên hơn.

Signing Bonus
Tiền thưởng khi nhận việc giúp làm tăng khả năng cạnh tranh của nhà tuyển dụng trên thị trường.

Rủi ro khi sử dụng Signing Bonus

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng Signing Bonus vẫn tồn tại một số rủi ro mà nhà tuyển dụng cần xem xét như:

Ảnh hưởng đến ngân sách

Mặc dù đây là khoản thanh toán một lần nhưng bạn cần có sẵn ngân sách để chi trả. Nếu đang tuyển dụng một loạt vị trí cùng lúc, chi phí này sẽ tăng lên nhanh chóng và ảnh hưởng đến ngân sách chung của bộ phận cũng như tổ chức. 

Gây ra thất vọng cho nhân viên

Signing Bonus sẽ làm khoản thu nhập trong năm đầu tiên có vẻ hấp dẫn nhưng sau đó nhân viên có thể cảm thấy như họ nhận được mức lương thấp. Điều này đặc biệt đúng đối với các ứng viên muốn mức lương cao hơn nhưng thay vào đó lại nhận được Signing Bonus. Khi đó, nhân viên có xu hướng tìm kiếm cơ hội mới để nhận lương cao hơn hoặc chuyển sang làm việc cho công ty đối thủ để nhận được Signing Bonus từ họ.

Vô tình tạo ra sự không công bằng cho người lao động

Một số nhân viên sẽ cảm thấy khó chịu hay bất công khi nhân viên mới nhận được Signing Bonus nhiều hơn trong khi họ không có. Điều này vô tình tạo ra sự phân biệt, so sánh từ đó ảnh hưởng đến môi trường làm việc. 

Nhân viên làm việc chỉ vì Signing Bonus

Dù làm tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên nhưng cũng không ít trường hợp nhân viên ký hợp đồng chỉ để nhận khoản tiền này. Họ sẽ làm việc vì tiền mà không phải là trách nhiệm. Do đó nhiều khả năng nhân viên chỉ thực hiện số lượng công việc tối thiểu được yêu cầu cho đến khi Signing Bonus được trao đầy đủ, có thể là ba tháng, sáu tháng, một năm. Sau đó họ lập tức bỏ việc và rời đi. 

Đây là một rủi ro tiềm ẩn khi đưa ra chính sách Signing Bonus nên bạn cần xem xét cẩn thận về chính sách này.

Làm thế nào để sử dụng Signing Bonus hiệu quả?

Nếu muốn thực hiện cho chiến dịch tuyển dụng bạn nên lập kế hoạch kỹ lưỡng trước khi triển khai và cân lưu ý một số điều sau:

Thiết lập ngân sách

Cần có tính cạnh tranh nhưng cũng cần phù hợp với ngân sách tuyển dụng. Hãy xem xét ngân sách hiện tại, đánh giá số tiền phải trả cho nhân viên sau đó đưa ra con số hợp lý. Nếu việc chi trả này sẽ gây bất lợi cho công ty thì bạn có thể không cần thực hiện hoạt động này.

Vị trí tuyển dụng

Bạn không cần phải đưa Signing Bonus cho mọi vị trí ở mọi thời điểm. Nhiều tổ chức chỉ đưa ra tiền thưởng cho những vị trí khó tuyển. Bạn có thể xem lại lịch sử tuyển dụng, đánh giá thị trường tuyển dụng hiện tại để xác định vị trí, công việc nào cần sử dụng Signing Bonus.

Signing Bonus
Nhà tuyển dụng thường sử dụng Signing Bonus cho những vị trí đặc thù hoặc quản lý cấp cao.

Chính sách Signing Bonus

Cần đưa ra những chính sách cụ thể về Signing Bonus như cam kết thời gian, thanh toán bao nhiêu lần, đền bù hợp đồng như thế nào khi nhân viên rời đi trước khoảng thời gian đã định. Đây là những thông tin rất quan trọng quyết định đến sự thành bại trong tuyển dụng.

Quảng cáo Signing Bonus

Khoản tiền thưởng này sẽ phát huy tác dụng hơn khi các ứng viên tìm việc biết về nó. Do đó đừng quên làm nổi bật chi tiết này trong các tin tuyển dụng để đảm bảo ứng viên biết họ sẽ nhận được gì cũng như các thông tin liên quan khác.

Theo dõi hiệu quả

Việc theo dõi những số liệu như số lượng ứng viên ứng tuyển, thời gian nhân viên nhận Signing Bonus ở công ty… sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu quả của hoạt động này. Bạn cũng có thể xác định Signing Bonus hoạt động tốt như thế nào bằng việc yêu cầu phản hồi từ nhân viên. Qua đó bạn sẽ biết được liệu tiền thưởng có phải là yếu tố quyết định hay không, mức độ hài lòng của nhân viên, từ đó cải thiện cho những chiến dịch tuyển dụng tiếp theo thành công hơn.

Signing Bonus là một ý tưởng có thể giúp nhà tuyển dụng thu hút nhân tài nhưng không phải là phương pháp duy nhất. Do đó bạn cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau để xác định mức độ phù hợp với doanh nghiệp. Để đăng tin tuyển dụng nhanh chóng và hiệu quả, hãy liên hệ Vieclam24h.vn ngay nhé!

Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Vieclam24h.vn để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!

Xem thêm: DEI là gì? Cách ứng dụng DEI để xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục