Shift Shock là gì? Cách khắc phục tình trạng nhân viên mới nhảy việc

Shift Shock là một hiện tượng tâm lý tiêu cực thường gặp ở những nhân viên mới bắt đầu công việc. Một số nhân viên thường có nhiều kỳ vọng về môi trường làm việc, đồng nghiệp và mức lương. Tuy nhiên, thực tế công việc có thể khác xa so với những kỳ vọng này, khiến họ cảm thấy thất vọng, hụt hẫng, lo lắng, thậm chí tức giận. Điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần, hiệu quả công việc và thậm chí khiến nhân viên muốn nghỉ việc. Shift Shock là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục Shift Shock ra sao? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ cho bạn câu trả lời!

Shift Shock là gì?

Shift Shock là cú sốc chuyển đổi công việc, là trạng thái cảm xúc tiêu cực, thường xảy ra khi nhân viên bắt đầu một công việc mới và nhận ra thực tế công việc khác với những gì đã kỳ vọng.  

72% người được hỏi cho biết họ đã từng trải qua tình trạng Shift Shock, theo khảo sát của tạp chí The Muse vào năm 2022. Con số trên cho thấy đây là tình trạng cực kỳ phổ biến nơi công sở.

Theo trang U.S.News, Shift Shock là là 1 trong 10 xu hướng nổi bật trong môi trường làm việc năm 2023 và sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong năm 2024.

Ví dụ về tình trạng shift shock: Nhiều nhà tuyển dụng “tô hồng” quyền lợi và môi trường làm việc trong mô tả công việc nhưng thực tế tình hình có nhiều điểm tiêu cực khiến nhân viên thất vọng, thậm chí “sốc văn hoá”. Trong mô tả công việc ghi “làm việc 8 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần”, nhưng thực tế nhân viên phải thường xuyên làm thêm giờ mà không được trả lương. 

Nguyên nhân gây ra Shift Shock là gì?

shift shock
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Shift Shock ở nhân viên mới. 

Thông tin tuyển dụng thiếu minh bạch: Mô tả công việc không chính xác, thiếu những thông tin quan trọng về văn hoá doanh nghiệp, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ,…

Môi trường làm việc khác biệt: Thực tế văn hóa doanh nghiệp khác xa so với những gì nhân viên tưởng tượng. Môi trường làm việc toxic, nhiều mâu thuẫn, cạnh tranh gay gắt. Nhân viên gặp khó khăn trong việc hòa nhập với đồng nghiệp, cấp trên.

Khó khăn trong công việc: Khối lượng công việc quá lớn, áp lực cao, thời gian hoàn thành khắt khe. Công việc thực tế khác xa so với mô tả tuyển dụng, đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức mà nhân viên không sở hữu. Doanh nghiệp không có chính sách hỗ trợ nhân viên mới phù hợp.

Thiếu cơ hội phát triển: Công việc không có cơ hội học hỏi, thăng tiến, phát triển bản thân. Mức lương thấp hơn so với thị trường, không công bằng trong đánh giá và thưởng phạt, chế độ đãi ngộ thiếu minh bạch. 

Kỳ vọng không thực tế: Nhân viên đặt ra những kỳ vọng quá cao về công việc. Ứng viên không chủ động tìm hiểu thông tin về công ty và vị trí ứng tuyển trước khi nhận việc nên khi gặp khó khăn và thử thách trong công việc mới, họ dễ buông xuôi.

Ngoài ra, một số yếu tố cá nhân khiến nhân viên dễ bị Shift Shock, chẳng hạn như:

  • Tính cách: Người hướng nội, ít giao tiếp dễ gặp khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới.
  • Kỹ năng thích nghi: Người thiếu kỹ năng thích nghi có thể gặp khó khăn khi đối mặt trước những thay đổi.

Làm thế nào phân biệt Shift Shock với những vấn đề khác?

Shift Shock thường xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn sau khi nhân viên bắt đầu một công việc mới. Các vấn đề khác như căng thẳng và kiệt sức có thể phát triển theo thời gian làm việc. Shift Shock thường liên quan đến sự khác biệt giữa kỳ vọng và thực tế công việc, trong khi trầm cảm là một rối loạn tâm trạng có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, Shift Shock có thể được giải quyết bằng cách hỗ trợ và điều chỉnh môi trường làm việc, trong khi căng thẳng làm việc, kiệt sức và trầm cảm thường cần sự can thiệp chuyên sâu hơn.

Tác động tiêu cực của Shift Shock

Đối với nhân viên

Tinh thần và hiệu quả công việc giảm sút: Khi cảm thấy thất vọng, hụt hẫng, lo lắng, thậm chí tức giận do Shift Shock, nhân viên sẽ mất đi động lực làm việc, dẫn đến giảm sút tinh thần và hiệu quả công việc. Hậu quả là nhân viên bị đánh giá thấp, ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến. Lâu dần, nhân viên cảm thấy chán nản và muốn tìm kiếm cơ hội mới.

Mất động lực, muốn nhảy việc: Gặp Shift Shock khiến nhân viên tìm kiếm môi trường làm việc mới phù hợp với kỳ vọng của bản thân. 

Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất: Stress do Shift Shock có thể khiến nhân viên cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, thậm chí trầm cảm.

Đối với doanh nghiệp

Mất đi nhân tài: Shift Shock có thể khiến doanh nghiệp mất đi những nhân viên tiềm năng, giàu năng lực. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đặc biệt là khi những nhân viên này có năng lực và trình độ cao.

Tăng chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới: Khi nhân viên nghỉ việc, doanh nghiệp buộc phải tuyển dụng nhân viên thay thế. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tốn kém nhiều chi phí, thời gian, nhân lực cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên.

Ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp: Tỷ lệ nhảy việc cao do Shift Shock khiến những ứng viên tiềm năng e dè khi ứng tuyển vào doanh nghiệp. Họ lo ngại về môi trường và sự ổn định trong công việc. Những đánh giá tiêu cực của nhân viên rời bỏ vị trí có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp, khiến ứng viên khác mất niềm tin.

Gây xáo trộn môi trường làm việc: Môi trường làm việc căng thẳng do Shift Shock sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả làm việc của những nhân viên khác. 

Doanh nghiệp nên làm gì để giảm tình trạng nhân sự rời đi do Shift Shock?

shift shock
Hạn chế trình trạng nhân viên mới nghỉ việc do Shift Shock là trách nhiệm của ai?

Trung thực với ứng viên

Đảm bảo thông tin tuyển dụng được mô tả chính xác và đầy đủ về vị trí ứng tuyển, môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ,…Nói không với việc đưa ra những lời hứa hẹn phóng đại thực tế công việc, khiến ứng viên nảy sinh kỳ vọng bất hợp lý. 

Doanh nghiệp nên sử dụng nhiều kênh thông tin tuyển dụng khác nhau như LinkedIn, Facebook, Vieclam24h.vn,… để tiếp cận và cung cấp cho ứng viên tiềm năng nhiều thông tin nhất có thể.

Xây dựng quy trình onboarding hiệu quả

Onboarding là quá trình đưa nhân sự mới vào làm việc, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết như văn hoá doanh nghiệp, nhiệm vụ công việc,… giúp họ thích nghi, hòa nhập với môi trường mới. Doanh nghiệp nên chỉ định một mentor để hỗ trợ nhân viên mới trong thời gian đầu làm việc. Đồng thời, tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nối giữa nhân viên mới và nhân viên cũ để gắn kết môi trường làm việc.

Xem thêm: Onboarding là gì? Xây dựng quy trình onboarding thật ấn tượng

Chính sách hỗ trợ nhân viên mới

Cung cấp cho nhân viên mới đầy đủ các công cụ, tài nguyên và chính sách hỗ trợ cần thiết để hoàn thành tốt công việc. Doanh nghiệp nên tạo cơ hội để họ học hỏi và phát triển thông qua các chương trình đào tạo, hội thảo, workshop, các hoạt động vui chơi giải trí, team building để tăng cường gắn kết.

Việc quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên mới cũng rất quan trọng, hãy tạo môi trường làm việc thoải mái, cởi mở để họ có thể chia sẻ những vướng mắc đang gặp phải. Đừng quên đo lường và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên mới thường xuyên, phản hồi kịp thời để họ có thể cải thiện.

Nhất quán văn hóa doanh nghiệp

Hãy xây dựng văn hóa doanh nghiệp đề cao các giá trị cởi mở, tôn trọng, tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau. Điều này sẽ khuyến khích nhân viên giao tiếp cởi mở, tạo cơ hội cho nhân viên tham gia ra quyết định và đóng góp ý kiến.

Kết luận

Shift Shock là một vấn đề phổ biến trong môi trường làm việc hiện đại. Hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục Shift Shock là điều rất quan trọng để xây dựng môi trường làm việc hiệu quả và giữ chân nhân tài. Hy vọng bài viết này của Vieclam24h.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Shift Shock. Chúc bạn thành công.

Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Vieclam24h.vn để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!

Xem thêm: Thu hút và giữ chân tài cái nào khó hơn thách thức người làm nhân sự?

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục