Ngành điện tử công nghiệp là gì, học trường nào, mức lương ra sao?

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, ngành điện tử công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hiện đại hóa và tự động hóa các quy trình sản xuất. Ngành điện tử công nghiệp là gì, mô tả công việc, mức lương ra sao? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá lĩnh vực đầy triển vọng này trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành điện tử công nghiệp là gì?

điện tử công nghiệp
Ngành điện tử công nghiệp là gì, chương trình đào tạo thế nào?

Ngành điện tử công nghiệp là lĩnh vực chuyên sâu của ngành kỹ thuật điện tử, tập trung vào việc thiết kế, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các thiết bị, hệ thống điện tử. Ngành hướng đến phát triển và cải tiến các công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Đây là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại, từ sản xuất, tự động hóa, đến các hệ thống điều khiển, vận hành thông minh.

Các môn học ngành điện tử công nghiệp

Ngành trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để lắp ráp, vận hành và bảo trì các thiết bị điện tử trong xí nghiệp và dây chuyền công nghiệp. Dưới đây là các môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo:

Mạch điện tử: Các thành phần điện tử cơ bản và cách thiết kế, phân tích, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng mạch điện tử.

Điện tử công suất: Nghiên cứu các thiết bị và mạch điện tử công suất, ứng dụng trong điều khiển và biến đổi năng lượng điện.

Điều khiển tự động: Nghiên cứu các hệ thống điều khiển tự động hóa, cách vận hành và thiết kế các hệ thống điều khiển trong công nghiệp.

Vi xử lý và lập trình nhúng: Tìm hiểu về các vi xử lý, vi điều khiển và kỹ thuật lập trình cho các thiết bị nhúng.

Khí cụ điện hạ thế: Học cách lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng các khí cụ điện hạ thế.

Cảm biến và đo lường: Các loại cảm biến, nguyên lý hoạt động, lắp đặt và vận hành đo lường các thông số kỹ thuật trong công nghiệp. 

Hệ thống nhúng: Tập trung vào thiết kế và phát triển các hệ thống nhúng, ứng dụng trong các thiết bị và hệ thống công nghiệp.

Kỹ thuật số: Các hệ thống kỹ thuật số từ cơ bản đến nâng cao, cách lắp đặt và sửa chữa các vi mạch số và IC thông dụng.

Truyền thông công nghiệp: Các hệ thống truyền thông trong công nghiệp, bao gồm các giao thức truyền thông và mạng truyền thông công nghiệp.

Điện tử công suất: Các thiết bị và mạch điện tử công suất, ứng dụng trong việc điều khiển và biến đổi năng lượng điện.

Tủ điều khiển và bảng mạch điện tử: Học cách lắp đặt các tủ điều khiển thiết bị công nghiệp, các thiết bị và hệ thống bảo vệ, các bảng mạch điện tử.

Bảo trì và sửa chữa thiết bị điện tử: Thực hành kiểm tra, sửa chữa và thay thế linh kiện, mạch điện hư hỏng đơn giản trên thiết bị điện tử.

Lập trình phần mềm điều khiển: Học cách lập trình đơn giản các phần mềm khi có sự cố và kết nối mạch điện đúng theo sơ đồ nguyên lý.

Thực hành và chạy thử mạch điện: Vận hành chạy thử toàn bộ mạch điện để đảm bảo hệ thống hoạt động đúng chức năng.

An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp: Nắm rõ các biện pháp an toàn lao động, an toàn điện và vệ sinh công nghiệp, chống ẩm và rò điện cho thiết bị.

Ngành điện tử công nghiệp thi khối nào?

 Ngành xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • A02 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
  • B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
  • C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh)

Học ở đâu?

Mã ngành điện tử công nghiệp: 6520225

Các trường đào tạo:

Khu vực miền BắcKhu vực miền TrungKhu vực miền Nam
Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Mỏ – Địa chất
Đại học Công nghiệp Hà Nội 
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Đại học Điện lực
Đại học Thủy lợi
Đại học Lâm nghiệp
Đại học Hàng hải Việt Nam
Đại học Thành Đô
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam ĐỊnh
Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng 
Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh​
Đại học Quốc gia TPHCM
Đại học Bách khoa TPHCM – Đại học Quốc gia TPHCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Đại học Công nghệ Sài Gòn
Đại học Công nghiệp TPHCM
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Sài Gòn
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Cần Thơ

Ngành điện tử công nghiệp làm gì?

điện tử công nghiệp
Sinh viên ngành điện tử công nghiệp ra trường làm gì, mức lương có cao không?

Ngành điện tử công nghiệp không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn đòi hỏi kỹ năng thực hành và khả năng xử lý tình huống thực tế.

Kỹ sư điện tử công nghiệp: Thiết kế, lắp ráp và bảo trì các hệ thống điện tử trong nhà máy và dây chuyền sản xuất công nghiệp. Đảm bảo các thiết bị điện tử hoạt động hiệu quả và an toàn.

Chuyên viên tự động hóa: Điều khiển và quản lý các hệ thống tự động hóa trong quy trình sản xuất. Phát triển các giải pháp công nghệ để tối ưu hóa quy trình và nâng cao năng suất.

Kỹ thuật viên đo lường và điều khiển: Lắp đặt và vận hành các hệ thống đo lường và điều khiển điện tử. Kiểm tra và giám sát các thông số kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu suất hệ thống.

Chuyên viên bảo trì và sửa chữa thiết bị điện tử: Bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện tử công nghiệp. Thay thế linh kiện và khắc phục các sự cố hư hỏng trên thiết bị.

Kỹ thuật viên lắp đặt tủ điều khiển và hệ thống điện: Lắp đặt và bảo trì các tủ điều khiển thiết bị công nghiệp và hệ thống bảo vệ. Thiết kế, lắp ráp và kiểm tra các bảng mạch điện tử công nghiệp.

Lập trình viên nhúng: Thiết kế và lập trình các hệ thống vi xử lý và vi điều khiển. Phát triển phần mềm cho các thiết bị điện tử nhúng trong công nghiệp.

Chuyên viên nghiên cứu và phát triển (R&D): Tham gia nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực. Cải tiến và nâng cấp các hệ thống điện tử hiện có để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Chuyên viên an toàn và vệ sinh công nghiệp: Thực hiện các biện pháp an toàn lao động và an toàn điện trong quá trình làm việc. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, chống ẩm và rò điện cho các thiết bị điện tử.

Tốt nghiệp làm ở đâu?

Ngành điện tử công nghiệp mang đến nhiều cơ hội việc làm tại các công ty sản xuất, dịch vụ, nghiên cứu và phát triển công nghệ, liên quan đến các sản phẩm và hệ thống điện tử trong công nghiệp và tiêu dùng.

  • Công ty sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử công nghiệp như mạch điện tử, vi mạch, linh kiện điện tử, thiết bị điều khiển và tự động hóa.
  • Công ty công nghệ thông tin và viễn thông.
  • Công ty dịch vụ bảo trì và sửa chữa thiết bị điện tử công nghiệp.
  • Công ty tự động hóa và điều khiển quy trình sản xuất, cải tiến công nghệ sản xuất.
  • Công ty nghiên cứu và phát triển công nghệ.
  • Công ty thương mại điện tử và bán lẻ thiết bị điện tử, điện thoại di động, máy tính bảng,…

Mức lương có cao không?

Mức lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm chuyên môn, vị trí làm việc, quy mô doanh nghiệp,… Đây là một ngành có mức lương khá hấp dẫn, mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường dao động từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Đối với những vị trí có kinh nghiệm và trình độ cao hơn, mức lương có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn khi làm việc cho các tập đoàn nước ngoài.

Bạn có phù hợp với ngành điện tử công nghiệp?

Tư duy sáng tạo: Cách bạn tư duy sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả và tìm ra phương pháp quản lý hệ thống, thiết bị điện tử công nghiệp tối ưu.

Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề: Trong trường hợp phải đối mặt các sự cố kỹ thuật phức tạp, bạn phải có khả năng phân tích vấn đề, xác định nguyên nhân và sửa chữa các sự cố kịp thời.

Kỹ năng làm việc nhóm: Có khả năng hợp tác, đặc biệt trong các dự án phức tạp, đa chuyên ngành.

Tỉ mỉ, chính xác, cẩn thận: Công việc trong ngành yêu cầu độ chính xác cao trong quá trình lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các thiết bị.

Kiến thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường: Hiểu và tuân thủ các quy tắc an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

Kỹ năng giao tiếp:khả năng giao tiếp hiệu quả để trình bày và giải thích các vấn đề, thông số kỹ thuật cho khách hàng.

Khả năng học hỏi và cập nhật công nghệ mới: Ngành luôn phát triển không ngừng, đòi hỏi người làm trong ngành này phải liên tục học tập và mày mò các máy móc, trang thiết bị.

Sức khỏe tốt: Tính chất công việc tương đối vất vả, hoạt động về cả trí tuệ và chân tay. Để hoàn thành công việc, bạn phải có một sức khỏe tốt.

Đam mê với công việc: Đứng trước những vất vả và áp lực trong công việc, niềm đam mê sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc.

Kết luận

Với sự phát triển đầy mạnh mẽ của công nghệ và nhu cầu tự động hóa trong mọi lĩnh vực, ngành này hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Nếu bạn đam mê điện tử công nghiệp và muốn tham gia xây dựng các hệ thống công nghiệp thông minh, chắc chắn rằng bài viết trên của Vieclam24h đã mang bạn đến gần hơn với lựa chọn nghề nghiệp lý tưởng. Chúc bạn thành công. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.

Xem thêm: Ngành cơ điện tử là gì? Làm công việc gì, mức lương có cao không?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục