Tự phụ là một trong những nét tính cách đặc trưng của con người. Tuy nhiên nó thường bị xem là một nét tính cách xấu, cần hết sức cảnh giác. Tự phụ là gì? Làm thế nào để cư xử khéo léo với những người tự phụ nơi công sở? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tự phụ là gì?
Tự phụ là tính cách kiêu ngạo, ảo tưởng và tự đắc thái quá về bản thân. Họ luôn coi bản thân mình là nhất và không thích tuân theo bất cứ quy định hay chuẩn mực đã có sẵn nào.
Biểu hiện của người tự phụ là gì?
Rất dễ để bạn có thể nhận ra người tự phụ bởi họ có những dấu hiệu rất phổ biến, đặc trưng:
– Họ luôn không chấp nhận việc bản thân bị thua thiệt so với người khác, thường xuyên cho rằng mình ở vị trí trung tâm, mình phải là nhất.
– Họ cũng có thói khoe khoang và phóng đại về bản thân mình.
– Họ hiếm khi lắng nghe ý kiến của bất kỳ ai, thường có xu hướng tranh cãi tay đôi với người khác.
– Thái độ của người tự phụ khá kiêu ngạo và vênh váo mỗi khi tiếp xúc với những người xung quanh.
– Họ sống vô trách nhiệm và đổ hết phần lỗi cho người khác.
– Họ coi thường người khác, sống thiếu thực tế và ảo tưởng khá nặng về năng lực bản thân mình.
– Người tự phụ cũng thích được khen và hầu như từ chối với những lời góp ý.
Nguyên nhân gây ra tính tự phụ
Chắc hẳn bạn cũng rất thắc mắc vì sao người tự phụ lại có những đặc điểm nói trên? Nguyên nhân gây ra tính tự phụ là gì? Có một vài lý do dẫn đến việc một người nào đó mắc tính tự phụ là:
– Do họ không có đức tính khiêm nhường từ tốn.
– Họ thiếu đi nhận thức về điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân.
– Một nguyên nhân khác là do họ được nuôi dưỡng trong môi trường mà họ thường xuyên được tán dương, dẫn đến hiện tượng ảo tưởng về bản thân khi bước ra môi trường xã hội.
“Di chứng” mà tự phụ có thể gây ra
Trên thực tế, tính tự phụ có thể để lại nhiều “hậu quả”, nếu bản thân họ không tỉnh táo và thay đổi. Tác hại của tự phụ là gì? Mặc dù tự phụ phần nào biểu hiện sự tự tin, nhưng đó là sự tự tin thái quá. Do đó nó sẽ khiến người tự phụ trở nên lố bịch và đáng ghét khi lúc nào cũng khoe khoang và phóng đại về những thứ mà bản thân không hề có.
Lẽ dĩ nhiên họ cũng không thể nhận được sự tôn trọng, quý mến từ những người xung quanh. Các mối quan hệ xã hội vì thế cũng bị suy giảm theo thời gian. Bên cạnh đó, họ sẽ tự kìm hãm sự phát triển của bản thân do thói quen nghĩ mình là nhất. Cuối cùng hậu quả to lớn nhất là trở nên tụt hậu với xã hội, dễ rơi vào thất bại hay mắc các trạng thái bệnh tâm lý khác.
Phân biệt sự khác nhau giữa tự phụ, tự ti và lòng tự trọng
Đây là 3 khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau và ranh giới của chúng cũng khá mong manh. Tự phụ là sự kiêu căng ngạo mạn. Những người tự phụ rất khó để phát triển bản thân, luôn cho rằng mình là nhất.
Tự ti là trạng thái một người tự hạ thấp bản thân mình, không tin vào năng lực bản thân. Vì thế họ bị hạn chế về tư duy, lời nói cũng như hành vi và đặc biệt là rất sợ tiếp xúc với người khác. Lẽ dĩ nhiên không ai có ấn tượng tốt với người tự ti. Cũng chính tính cách này sẽ khiến cho một người sinh ra thói quen ỷ lại, độ ì cao do thường xuyên hoài nghi, bị thất bại. Từ đó họ cũng thiếu chủ động, nhiệt tình trong công việc do lo sợ những trách nhiệm phải gánh sau này.
Xem thêm: Power Pose là gì? Thử ngay 6 tư thế khiến bạn tự tin hơn ngay lập tức!
Tự trọng là việc một người tự coi trọng và gìn giữ phẩm giá cá nhân. Đây là một nét tính cách cốt lõi của những người cao quý và chân chính. Người tự trọng là người dù khó khăn tài chính đến mấy cũng không cho phép mình trộm cắp, gian lận của ai. Họ quyết tâm bảo vệ danh dự của mình, không bị lóa mắt trước tiền bạc, quyền lực hay sắc đẹp… Họ cũng là người biết đúng sai, tôn trọng đạo lý. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng sẽ duy trì một lối sống lành mạnh, thanh cao.
Cần làm gì khi đồng nghiệp có tính tự phụ?
Bí kíp để “sống sót” với đồng nghiệp tự phụ là gì? Thật ra rất đơn giản. Mỗi khi họ giáo huấn bạn nếu có lời nào đúng, thật sự mang sắc thái đóng góp, hãy tiếp nhận. Còn không thì nên bỏ ngoài tai. Hãy ậm ừ cho qua, khi nào họ chán sẽ bỏ đi chỗ khác.
Để hạn chế thói khoe mẽ của họ, mỗi khi làm việc nhóm hãy đưa ra các quy tắc làm việc rõ ràng, tránh nói lan man, không tập trung vào mục tiêu công việc. Với những vấn đề có thể gây tranh cãi, khó thống nhất hãy đưa ra thảo luận trước toàn nhóm để đưa ra phương án cuối cùng.
Khi tranh luận hãy cố gắng bảo vệ quan điểm của mình cho đến khi tìm được giải pháp khả thi nhất. Không nên để họ thấy bạn là người dễ bắt nạt và thao túng. Trước những lời nói có vẻ khó nghe của họ hãy tiếp tục bỏ qua, đừng tức giận. Bạn cần tập trung một cách nghiêm túc, nhiệt huyết để hoàn thành công việc của mình. Đó cũng chính là cách để bạn chứng minh và khẳng định mình trước những người có thói kiêu căng tự phụ.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất của Vieclam24h.vn xoay quanh tính tự phụ – một “căn bệnh” mà rất nhiều người mắc phải trong cuộc sống, công việc. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn nhận ra một cách rõ nét tự phụ là gì, nắm rõ những biểu hiện của tự phụ cũng như cách xử lý khi phải đối mặt với những đồng nghiệp luôn xem mình là nhất.
Đồng thời, để tăng cường khả năng thành công, ứng viên cần chú trọng đến việc xây dựng một CV chất lượng, hấp dẫn nhà tuyển dụng. Đừng quên rằng Vieclam24h.vn cũng cung cấp công cụ tạo CV online với nhiều mẫu template đa dạng, giúp ứng viên dễ dàng tạo ra CV chuyên nghiệp và nhanh chóng, giúp họ kết nối hiệu quả với doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Xem thêm: Ái kỷ là gì? Phải làm gì khi làm việc cùng đồng nghiệp có chứng ái kỷ?