Assistant Manager là gì? 5 kỹ năng để đạt được vị trí dưới một người, trên vạn người

Assistant Manager là một vị trí quan trọng trong con đường thăng tiến của hầu hết các nghề nghiệp. Đây là một bước đệm công việc hoàn hảo để thử sức, trau dồi và phát triển cho những bước tiến cao hơn. Vậy nhiệm vụ của Assistant Manager là gì, cần những kỹ năng nào để làm tốt công việc này? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Assistant Manager là gì?

Assistant Manager hay còn được gọi là trợ lý có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người quản lý điều hành các hoạt động hàng ngày của một bộ phận cụ thể. Assistant Manager có nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ hỗ trợ lên kế hoạch, tổ chức công việc, quản lý nhân sự đến theo dõi tiến độ các nhiệm vụ và giải quyết vấn đề phát sinh. Họ cũng có vai trò quan trọng trong việc tương tác, giao tiếp với nhân viên, khách hàng hoặc đối tác kinh doanh. Có thể nói đây là vị trí “dưới một người, trên vạn người” trong một bộ phận.

assistant manager là gì
Assistant Manager là gì? Có thể xem vị trí này là cánh tay đắc lực của nhà quản lý.

Công việc của Assistant Manager là gì?

Nhiệm vụ của Assistant Manager tùy thuộc vào chức vụ cụ thể trong các ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số vị trí Assistant phổ biến hiện nay:

Assistant Brand Manager là gì?

Assistant Brand Manager (ABM) hay trợ lý quản lý thương hiệu là một vị trí trong lĩnh vực Marketing. Chức vụ này thường phổ biến ở các doanh nghiệp vừa và lớn, đặc biệt chú trọng đến việc quản lý, phát triển thương hiệu. Tùy vào mỗi tổ chức mà nhiệm vụ của Assistant Brand Manager sẽ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung công việc của họ sẽ bao gồm:

Hỗ trợ quản lý thương hiệu

Assistant Brand Manager sẽ làm việc cùng Brand Manager để phát triển và triển khai chiến lược thương hiệu, bao gồm thực hiện các chiến dịch quảng cáo, sự kiện, truyền thông và các hoạt động marketing khác nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu cũng như tạo ấn tượng tích cực đối với khách hàng.

Nghiên cứu thị trường 

ABM thường thực hiện các nghiên cứu để hiểu rõ hơn về thị trường, xu hướng tiêu dùng và hành vi của khách hàng. Trong đó, việc phân tích dữ liệu để đề xuất chiến lược phù hợp với đối tượng khách hàng cụ thể là không thể thiếu.

Quản lý chiến dịch Marketing 

Khi doanh nghiệp triển khai các chiến dịch Marketing, ABM sẽ trực tiếp tham gia việc lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và báo cáo tiến độ cũng như hiệu quả. Các chiến dịch Marketing rất đa dạng từ quảng cáo truyền thông, kế hoạch phân phối, bao bì, giá của sản phẩm. Do vậy đòi hỏi ABM phải là người nhanh nhạy và có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc để “cover” mọi thứ.

Xem thêm: Scent Marketing là gì? Điều gì mang đến sự khác biệt khi triển khai tiếp thị mùi hương?

Làm việc với các bộ phận và đối tác liên quan

Là Assistant Brand Manager thì không thể thiếu việc tương tác với các đối tác bên ngoài như đội ngũ quảng cáo, đối tác phân phối sản phẩm hay đối tác kinh doanh khác để đảm bảo chiến lược thương hiệu được triển khai hiệu quả. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong tổ chức nhằm tối ưu hóa các hoạt động Marketing và đạt hiệu quả cao nhất.

Assistant Marketing Manager là gì?

assistant manager là gì
Assistant Marketing Manager cần am hiểu sâu rộng về kiến thức chuyên môn.

Nếu ABM chuyên sâu về mảng thương hiệu trong Marketing thì Assistant Marketing Manager lại đảm nhiệm công việc ở quy mô rộng hơn khi hỗ trợ Marketing Manager trong việc thực hiện chiến lược, hoạt động tiếp thị và điều hành, quản lý nhân viên.

Công việc chính của Assistant Marketing Manager bao gồm đề xuất ý tưởng dựa trên phân tích dữ liệu người dùng, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, quản lý hoạt động trên các nền tảng truyền thông xã hội, tham gia vào việc xây dựng và triển khai kế hoạch tiếp thị.

Mặc dù không phải là người đứng đầu nhưng Assistant Marketing Manager cũng có vai trò quan trọng trong quản lý, đánh giá hiệu suất và phát triển nhân viên. Đồng thời giữ các hoạt động Marketing luôn diễn ra suôn sẻ, hiệu quả nhờ việc đảm bảo quy trình làm việc nhịp nhàng và tối ưu.

Assistant Sales Manager là gì?

Assistant Sales Manager hay trợ lý quản lý bán hàng có nhiệm vụ hỗ trợ Sales Manager trong việc điều hành hoạt động bán hàng và đạt được các mục tiêu doanh số. Công việc chính của vị trí này bao gồm:

– Hỗ trợ lập kế hoạch bán hàng: Assistant Sales Manager sẽ trực tiếp tham gia vào việc phân tích thị trường, đánh giá khách hàng tiềm năng và hỗ trợ xây dựng kế hoạch bán hàng.

– Quản lý đội ngũ bán hàng: hỗ trợ quản lý, hướng dẫn nhóm bán hàng về thông tin sản phẩm, quy trình làm việc, cách thức xử lý vấn đề, thông tin quan trọng về hợp đồng, doanh số, hoa hồng…

– Theo dõi, đánh giá hiệu suất: đề xuất cải tiến và điều chỉnh chiến lược bán hàng để đạt mục tiêu đề ra.

– Tương tác với khách hàng: Assistant Sales Manager thường có vai trò trong việc tương tác với khách hàng quan trọng, giải quyết vấn đề và cung cấp hỗ trợ khi cần thiết.

– Phối hợp với các bộ phận khác: chẳng hạn như Marketing, kỹ thuật, chăm sóc khách hàng để đảm bảo sự liên kết giữa các hoạt động và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

– Hỗ trợ quản lý chung: là Assistant Sales Manager không thể thiếu việc lập kế hoạch chiến lược, thực hiện các hoạt động tiếp thị và hỗ trợ Sales Manager trong các nhiệm vụ quản lý chung.

Xem thêm: 6 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp giúp dân Sale đạt doanh thu khủng

Các kỹ năng cần thiết để trở thành Assistant Manager là gì?

Assistant Manager không phải là một chức vụ nhỏ, do đó cần nhiều yếu tố như nền tảng, kinh nghiệm, thời gian và kỹ năng để có thể đảm nhiệm vị trí này. Trong số đó, kỹ năng là rất quan trọng để một người bứt phá trở thành Assistant Manager. Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết của chức vụ trợ lý giám đốc:

1. Kiến thức chuyên môn vững chắc

Đầu tiên và tiên quyết đó là cần sở hữu nền tảng kiến thức sâu rộng về lĩnh vực và nghề nghiệp của mình. Chẳng hạn, nếu muốn trở thành ABM cần am hiểu từ Marketing Mix, hành vi người tiêu dùng, đạo đức trong tiếp thị cho đến các công cụ Marketing truyền thống và online. 

Ở mỗi ngành nghề đều có những kiến thức cần thiết cần nắm để có thể làm việc và xử lý vấn đề tốt hơn. Chưa kể đây còn là bước đệm để bạn nắm bắt cơ hội cũng như đưa dự án hay bộ phận phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, việc sở hữu kiến thức qua học tập và kinh nghiệm cũng giúp bạn dễ dàng trong việc quản lý hay đào tạo nhân viên hơn. 

“Học, học nữa, học mãi”, nguồn kiến thức là vô tận vì vậy bạn cần cập nhật thường xuyên, luôn giữ tư duy mở để đón nhận những điều mới mẻ và linh hoạt thay đổi. 

assistant manager là gì
Tinh thần ham học hỏi là cần thiết dù bạn làm việc ở vị trí nào.

2. Kỹ năng giao tiếp

Điều quan trọng của việc ứng dụng kỹ năng này khi làm Assistant Manager là gì? Đó chính là thiết lập quy trình làm việc nhịp nhàng giữa nhân viên với người quản lý, giữa bộ phận của mình với các bộ phận khác và giữa tổ chức với các đối tác bên ngoài. Dù ở ngành nghề nào, việc tương tác là không thể thiếu. 

Assistant Manager phải “cân” cả đối nội và đối ngoại. Vì vậy, Assistant Manager yêu cầu kỹ năng giao tiếp khéo léo, không chỉ là việc truyền đạt thông tin rõ ràng mà còn là khả năng lắng nghe, xây dựng mối quan hệ và thúc đẩy sự hợp tác.

3. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo ở vị trí Assistant Manager là gì? Lãnh đạo không chỉ đơn thuần là việc chỉ đạo mà còn bao gồm việc hướng dẫn, tạo động lực và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển.

Assistant Manager cần có khả năng hướng dẫn nhóm theo đúng hướng mục tiêu đã đề ra. Khi thể hiện mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về những gì cần làm để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, việc xây dựng môi trường làm việc tích cực cũng là một khía cạnh quan trọng của kỹ năng lãnh đạo. Bằng cách tạo điều kiện để mọi người cảm thấy được hỗ trợ, tích cực, bạn sẽ thúc đẩy nhân viên phát triển và làm việc hiệu quả hơn.

4. Kỹ năng xử lý vấn đề

Trong vai trò Assistant Manager, kỹ năng này là không thể thiếu. Vấn đề có thể phát sinh bất kỳ lúc nào trong công việc, do vậy với chức vụ này việc giải quyết là điều tất yếu. Quan trọng là cách bạn giải quyết vấn đề sao cho phù hợp và thật thông thái, phù hợp với hoàn cảnh. Đó là nhanh chóng “dập tắt” vấn đề nhưng không được vượt quyền. Điều này đòi hỏi sự nhạy bén, khả năng phán đoán, phân tích và quyết đoán khi đưa ra quyết định.

5. Chịu được áp lực

Vị trí càng cao, trách nhiệm càng lớn và đi cùng với điều này là áp lực. Với một chức vụ không hề thấp này, áp lực không phải là nhỏ. Do đó, yêu cầu bạn phải có khả năng xử lý, duy trì nhịp độ công việc và quản lý áp lực để không bị quá tải. Đồng thời đảm bảo được tiến độ, hiệu quả của từng nhiệm vụ được giao. 

Đặc biệt là trong những thời gian cao điểm. Do đó bạn cần rèn luyện cả ý thức trách nhiệm, sức khỏe thể chất và tinh thần để đảm nhiệm chức vụ này. Hãy nhớ rằng Assistant Manager là một bước đệm hữu ích và là cơ hội để bạn trau dồi, phát triển bản thân hướng tới vị trí cao hơn trên nấc thang sự nghiệp.

Xem thêm: 8 podcast chữa lành vỗ về tâm hồn giúp người trẻ vượt qua áp lực cuộc sống

assistant manager là gì
Kỹ năng cần thiết để làm Assistant Manager là gì? Tinh thần trách nhiệm cao là không thể thiếu để thành công.

Mức lương Assistant Manager dao động tầm 15-22 triệu đồng/tháng tùy vào quy mô tổ chức và tính chất công việc. Tuy nhiên cũng có thể cao hơn đối với các công ty lớn có yêu cầu cao về chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm. 

Nhìn chung, Assistant Manager là một vị trí rất đáng để vươn tới trong sự nghiệp. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về Assistant Manager là gì cũng như làm thế nào để đảm nhiệm chức vụ này. Nếu bạn muốn tìm việc trợ lý phù hợp với bản thân, hãy truy cập Vieclam24h.vn ngay nhé!

Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Điều gì khiến bạn không hạnh phúc với công việc: Áp lực hay đam mê không còn?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục