Đã bao giờ bạn cảm thấy quá tải khi cố gắng ghi nhớ một loạt số điện thoại, một danh sách dài các việc cần làm hoặc nơi đã để chìa khóa? Khả năng ghi nhớ thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Kỹ thuật Chunking là bí quyết hàng đầu giúp bạn cải thiện khả năng ghi nhớ hiệu quả. Chunking là gì? Làm thế nào áp dụng kỹ thuật Chunking chính xác? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Chunking là gì?
Chunking là quá trình chia thông tin lớn thành các nhóm nhỏ (chunks) để dễ dàng quản lý và ghi nhớ trong bộ nhớ ngắn hạn. Thay vì cố gắng ghi nhớ từng đơn vị thông tin riêng lẻ, Chunking cho phép bạn nhóm các thông tin liên quan thành một đơn vị lớn hơn, giúp quá trình ghi nhớ trở nên hiệu quả.
Ví dụ khi bạn cần ghi nhớ số điện thoại 0987654321, bạn có thể chia thành các nhóm nhỏ như 098-765-4321. Nhờ vậy, bạn sẽ dễ dàng nhớ được từng nhóm số thay vì cố gắng nhớ toàn bộ dãy số dài. Hoặc thay vì ghi nhớ danh sách dài các món hàng, bạn có thể phân nhóm theo loại như thực phẩm (rau, thịt, trái cây), đồ gia dụng (nước rửa chén, giấy vệ sinh) và đồ uống (nước ngọt, sữa).
Kỹ thuật Chunking thường được ứng dụng rộng rãi khi học tiếng Anh, thay vì học từng từ vựng riêng lẻ, bạn có thể nhóm các từ cùng chủ đề lại với nhau. Ví dụ, nhóm các từ liên quan đến nhà bếp như knife (dao), fork (nĩa), spoon (muỗng), plate (đĩa).
Nguồn gốc của kỹ thuật Chunking
Khái niệm Chunking được biết đến lần đầu thông qua nguyên lý “Miller’s Magic Number Seven” của nhà tâm lý học George Miller. Trí nhớ ngắn hạn của con người giới hạn xử lý khoảng 7 đơn vị thông tin cùng một lúc, với giới hạn là từ 5 – 9 đơn vị. Để vượt qua giới hạn này, ông cho rằng việc tổ chức thông tin thành các “chunks” có thể giúp bộ não con người cải thiện khả năng xử lý và ghi nhớ thông tin.
Tầm quan trọng của kỹ thuật Chunking
Cải thiện trí nhớ
Bộ não con người có giới hạn cụ thể trong việc lưu trữ thông tin tạm thời. Thông thường, chúng ta chỉ có thể nhớ được một lượng thông tin nhất định trong một khoảng thời gian ngắn. Chunking giúp chúng ta “đánh lừa” giới hạn này bằng cách giảm số lượng thông tin cần nhớ.
Xem thêm: Phương pháp Blurting là gì? Bí kíp ghi nhớ nhanh hơn với Blurting Method
Nâng cao hiệu suất học tập và làm việc
Với những thông tin được tổ chức theo cấu trúc logic, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt, tiếp thu và xử lý nội dung hiệu quả, đặc biệt là khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao hiệu suất học tập, làm việc.
Giảm căng thẳng khi tiếp nhận thông tin mới
Khi phải tiếp nhận một lượng lớn thông tin mới, bộ não của chúng ta phải làm việc vất vả và cảm thấy choáng ngợp, căng thẳng. Với kỹ thuật Chunking, bạn có thể chia nhỏ thông tin thành các phần dễ quản lý, giảm bớt cảm giác quá tải. Nhờ đó, bạn có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng, giảm căng thẳng.
Tăng khả năng tập trung
Kỹ thuật Chunking giúp bạn tập trung vào các nhóm thông tin quan trọng thay vì bị phân tán bởi các chi tiết nhỏ lẻ, thiếu kết nối. Khi thông tin được tổ chức logic, bạn có thể dễ dàng xác định và tập trung vào những phần quan trọng nhất.
Ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
Chunking được áp dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như trong công việc, Chunking giúp bạn quản lý các dự án và nhiệm vụ phức tạp bằng cách phân chia chúng thành các phần nhỏ, dễ quản lý. Trong cuộc sống thường nhật, bạn có thể áp dụng kỹ thuật Chunking để lập danh sách mua sắm, lên kế hoạch du lịch, quản lý thời gian cá nhân,…
Các phương pháp ứng dụng Chunking hiệu quả
1. Ưu tiên những thông tin quan trọng
Bằng cách xác định và tập trung vào các điểm chính, bạn sẽ quản lý và ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn. Ví dụ, khi học một khái niệm mới, hãy xác định những thông tin cốt lõi trước, sau đó phân nhóm các chi tiết liên quan theo từng phần chính như kim tự tháp đảo ngược. Bạn sẽ không bị rối bởi những chi tiết không thực sự quan trọng và tập trung vào những nội dung giá trị nhất.
2. Xác định những điểm tương đồng
Khi tiếp nhận thông tin, hãy cố gắng tìm ra những điểm tương đồng giữa các đơn vị thông tin khác nhau. Bằng cách nhóm các thông tin liên quan hoặc có tính chất tương tự, bạn sẽ tạo ra các chunks dễ nhớ hơn.
3. Tạo mối liên kết
Khi cần ghi nhớ một chuỗi sự kiện hoặc thông tin liên tục, hãy tạo ra các liên kết logic giữa chúng. Bằng cách này, bạn có thể ghi nhớ thông tin dưới dạng một câu chuyện giúp tăng cường khả năng ghi nhớ. Ví dụ, khi học lịch sử, bạn có thể liên kết các sự kiện theo trình tự thời gian hoặc theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, như thế, bạn có thể dễ dàng hình dung và ghi nhớ hơn.
4. Tạo từ viết tắt
Tạo từ viết tắt là một phương pháp hiệu quả để ghi nhớ các chuỗi thông tin dài. Bằng cách lấy chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong một chuỗi thông tin và ghép chúng lại thành một từ mới, bạn có thể dễ dàng nhớ được cả chuỗi thông tin đó. Ví dụ: Khi bạn muốn nhớ các giai đoạn phát triển của con người: Infancy, Childhood, Adolescence, Adulthood. Bạn có thể tạo từ viết tắt là ICAA thông qua câu “I Can Always Achieve”.
Lưu ý: Để não bộ quen thuộc với kỹ thuật Chunking, hãy thực hành thường xuyên với các loại thông tin khác nhau.
Kết luận
Chunking là kỹ thuật giúp cải thiện khả năng ghi nhớ vô cùng hiệu quả, có thể áp dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau. Bằng cách áp dụng kỹ thuật Chunking chính xác, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt rõ rệt trong cách tiếp nhận và xử lý thông tin. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn hiểu rõ Chunking là gì. Hãy bắt đầu thực hành Chunking để tận dụng tối đa những lợi ích mà kỹ thuật này mang lại nhé! Chúc bạn thành công!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Tạm biệt não cá vàng với 8 cách ghi nhớ nhanh để học tập và làm việc hiệu quả