Stress, áp lực, drama công sở, đời sống không “healthy và balance”… là những từ khóa được rất nhiều dân văn phòng đề cập để nói về tình trạng mệt mỏi khi đi làm. Nhiều bạn trẻ khổ sổ, mỗi sáng thức dậy không muốn đi làm, tưởng tượng mỗi bước chân của mình đều toàn là những bước sai lầm dẫn mình đến bờ vực của tuyệt vọng. Thấu hiểu những nỗi đau của người trẻ, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã có cuộc trò chuyện cùng chị Trang Ivy – ICF ACC, Chuyên gia khai vấn nghề nghiệp để tìm ra lời cách ứng xử phù hợp cho những tình huống éo le trong bài viết sau!
Chào chị, rất cảm ơn chị đã nhận lời tham gia chương trình. Đầu tiên, để tìm hiểu một chút, chị có thể giải thích thêm ICF ACC trong phần thông tin của chị nghĩa là gì không ạ?
ICF: International Coaching Federation nghĩa là Liên đoàn khai vấn quốc tế, đây là một trong những tổ chức uy tín về coaching và khai vấn trên thế giới. Để có thể đạt được level ACC như hiện tại, chị đã trải qua hơn 100 giờ thực hành và hơn 125 giờ thực tập, kèm theo những kì thi nhất định. Nhờ đó, chị có cơ hội làm việc và khai vấn với nhiều khách hàng khác nhau trong suốt 3 năm vừa qua.
Chốn văn phòng hay thâm cung nội chiến?
Với hơn 200 giờ khai vấn như vậy, chắc chắn chị đã được lắng nghe rất nhiều chia sẻ từ những người đi làm. Vậy đâu là vấn đề chị thường xuyên nghe các bạn đề cập vậy ạ?
Nhóm đối tượng khách hàng mà mình thường hay khai vấn có 2 nhóm: Một là các bạn trẻ mới đi làm, hai là quản lý cấp trung.
Khi đi làm lúc nào mình cũng muốn trông thật “xịn sò”, điều này dẫn đến áp lực luôn so sánh sao bạn mình làm lương cao quá, bạn mình đi làm công ty lớn quá, hoặc là bạn mình đạt level cao quá còn mình chỉ là một người rất là bình thường. Rất nhiều bạn sẽ bị trăn trở với những câu chuyện như vậy.
Tại trang cộng đồng Thức Dậy Không Đi Lầm của Việc Làm 24h, tụi em thường xuyên nhận được những chia sẻ, những “lời cầu cứu” của các bạn trẻ đang mắc kẹt trong áp lực nơi công sở, chẳng khác gì chốn thâm cung nội chiến khốc liệt. Mình sẽ bắt đầu ngay với câu chuyện đầu tiên nha chị.
Thật sự trải nghiệm của bạn với công việc đầu tiên này không dễ dàng gì. Hy vọng bây giờ bạn đã cảm thấy đỡ hơn một chút!
Trong câu chuyện của bạn, chị thấy được từ khóa “áp lực”, bạn bị áp lực từ công việc, từ sếp, áp lực bởi tiếng chuông điện thoại ngoài giờ làm, áp lực vì không thể đi ra ngoài gặp bạn bè và áp lực cuối cùng mà bạn chia sẻ chính là bạn không thể nói với bố mẹ hay bất kì ai về những cái khó khăn mà bạn đang gặp phải. Bạn giữ tất cả những điều đó cho bản thân mình và đấy là lý do vì sao bạn bật khóc.
Sau nhiều năm đi làm và nhìn lại tình huống này, nhiều người trưởng thành dễ dàng thốt lên “Trời ơi nếu không làm được thì mình nghỉ, có vấn đề gì đâu!”. Nhưng đối với một bạn trẻ mới đi làm, với áp lực không dám nghỉ vì vấn đề tiền bạc thì mình đoán có thể làm công việc này thu nhập không quá cao hoặc bạn chưa đủ tự tin, chưa có đủ nguồn tài chính bước ra khỏi vùng an toàn. Dù đây chưa thực sự an toàn nhưng đối với bạn thì ít nhất bạn cũng có một công việc để làm.
Đối với tình huống này mình nghĩ rằng có 3 điều mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Điều thứ nhất bạn cần xác định đâu là điều thực sự quan trọng đối với bạn trong thời điểm này, một công việc ổn định, sự thoải mái hay một cơ hội mới.
Điều thứ hai mình mong bạn có thể cân nhắc, sau 2 năm đi làm thì đâu là điều bạn đã đạt được và bạn có tự tin bước ra khỏi tình huống hiện tại hay không. Ở đây không phải bạn bước ra là xin nghỉ không làm gì hết mà là có thể bước ra khỏi tình huống hiện tại và chia sẻ với sếp về những áp lực, bước ra để chia sẻ với bạn bè, với bố mẹ.
Điều thứ ba, nếu như bây giờ bạn không thể chịu nổi áp lực đấy nữa thì đâu là giải pháp thay thế của bạn, đâu là là điều bạn có thể làm khác. Những áp lực này nếu kéo dài, bạn sẽ rất mệt mỏi, liệu bạn có nguồn lực nào khác để thay đổi tình huống này không.
Hy vọng những chia sẻ của chị Trang sẽ giúp bạn cảm thấy bớt mệt mỏi và quãng thời gian sắp tới sẽ ngọt ngào hơn. Cùng đến với câu chuyện thứ 2.
Khi chị nghe câu chuyện này thì chị cũng thấy được một niềm vui lóe lên bên cạnh sự chua chát là bạn này dám dũng cảm bước ra khỏi môi trường làm việc toxic cũ. Khi bạn dũng cảm bước ra, đó cũng là một điều đáng mừng. Vậy chuyện tiếp theo sẽ cần quan tâm tới là khi chúng ta bước ra khỏi môi trường cũ, làm thế nào để tìm được một môi trường mới. Bạn cần tự đặt câu hỏi mình đang bế tắc vì lý do gì? Bạn bế tắc vì không có việc làm hay là bế tắc vì chọn rất nhiều rồi nhưng vẫn không ra được hay bế tắc bởi vì được đi phỏng vấn nhưng không thể vượt qua vòng phỏng vấn.
Thế thì mình chậm lại một chút và xem xét lại CV và công việc mà bạn đang tìm kiếm: Bạn đang tìm kiếm một công việc như thế nào, bạn đang tìm kiếm một công ty hay môi trường làm việc ra sao. Đối với CV thì đâu là thế mạnh, thành tựu của bạn có phù hợp với công việc và môi trường mà bạn đang tìm kiếm hay chưa. Bạn có thể nhờ những người quen biết xem lại CV đó đã ổn hay chưa trước khi bạn nộp. Khi có sự chọn lọc, bạn sẽ không phải nộp 50 công ty nữa mà có chỉ 10 công ty thôi nhưng những nơi đó thật sự phù hợp với mình.
Bên cạnh đó, trong lúc bạn đang chờ đợi đó, đâu là điều bạn có thể làm để tăng giá trị bản thân, bạn có đang học gì không, có thể là một khóa học ngắn hạn thôi thêm vào CV. Cuối cùng, kỹ năng phỏng vấn là một kỹ năng rất quan trọng. Hãy rèn luyện và chuẩn bị cho nó. Khi bạn có sự rèn luyện và chuẩn bị cùng với sự tự tin vào năng lực và thành tích bản thân đạt được thì mình tin bạn sẽ vượt qua được thôi. Trước đây bạn đã từng đi làm, có nghĩa là bạn đã vượt qua được những vòng phỏng vấn trước rồi và mình hãy xem xét lại các bước đó. Xin chúc bạn sẽ sớm tìm được công việc phù hợp.
Xem thêm: Rải CV nhiều nơi mà chưa xin được việc là do chưa biết đến bí kíp này!
Cảm ơn chia sẻ của chị. Đây là câu chuyện thứ 3.
Trong tình huống này, cách ứng xử thông thường chị hay thấy là trong lúc đang cay cú bực mình, nhiều bạn có thể đập bàn đập ghế, hỏi ủa sao mày lại cướp công hoặc lập tức lên mách sếp, sếp ơi đây là việc của em làm. Nhưng làm như thế liệu có phải là cách ứng xử phù hợp trước drama công sở hay không. Trong trường hợp này, ít nhất bạn gửi câu hỏi nghĩa là bạn đã bình tĩnh lại và không bộc phát cảm xúc thái quá tại thời điểm đó. Sự bình tĩnh là một điều tốt.
Bước thứ hai, sau khi bình tĩnh mình cần xem lại quy trình làm việc của bản thân, lúc làm việc có ai biết rằng bạn là người đưa ý tưởng hay proposal đó không và điều gì đã khiến đồng nghiệp biết được ý tưởng của bạn. Bước tiếp theo hãy tìm hiểu lý do vì sao bạn ấy lại làm như vậy bạn ấy cướp của mình hay thật sự bạn ấy có một ý tưởng tương tự. Mình hãy tìm hiểu lý do và câu chuyện từ phía đối phương.
Trong trường hợp drama công sở này người bạn ấy thừa nhận đã cướp công, bạn hãy đề xuất cách ứng xử phù hợp như: bạn ấy viết email thông báo với mọi người và ghi nhận công sức của tôi. Nếu người đó kiên quyết không đồng ý, bạn có thể đưa thêm cách ứng xử khác như trình bày với cấp trên, báo cáo với phòng nhân sự, hoặc gọi hotline công ty để mọi người có thể hiểu được câu chuyện và tình cảnh của mình.
Tuy nhiên, cách trình bày cũng rất quan trọng để sếp không nghĩ mình là một đứa mách lẻo, nhiều chuyện. Hãy trình bày theo cách khách quan nhất và hạn chế đưa cảm xúc cá nhân vào câu chuyện. Hãy đơn giản: Đây là câu chuyện đã xảy ra, đây là cảm nhận của em và đây là đề xuất của em, sau đó sếp sẽ có ứng xử phù hợp với drama công sở này.
Điều cuối cùng là mình ngăn chặn những drama công sở tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Ví dụ như mình có thể làm việc qua email, cc cho các bên liên quan để họ có thể theo dõi quy trình, thay vì chỉ làm việc 2 người biết với nhau, rất khó để bảo vệ chất xám của mình. Hy vọng sau khi bạn làm qua các bước này sẽ không còn gặp những tình huống cay cú trong môi trường công sở.
Xem thêm: Cách giành lại spotlight khi bị đồng nghiệp cướp công
EQ và AQ – chìa khóa để cuộc sống văn phòng dễ thở hơn
Trong quá trình đi làm, các bạn trẻ không chỉ cần kỹ năng chuyên môn mà còn cần rất nhiều kỹ năng mềm liên quan đến quản trị cảm xúc và sức khỏe tinh thần. Một trong những chỉ số rất quan trọng cần được chú trọng là EQ (Emotional Quotient) – khả năng điều phối cảm xúc. Thời gian gần đây, một khái niệm khác nổi lên và rất được quan tâm là AQ. Vậy AQ là gì, chị có thể chia sẻ thêm không ạ?
AQ (Adversity Quotient) là khả năng đối phó với sự thay đổi và nghịch cảnh. Cuộc sống của chúng ta bây giờ không có êm đềm dễ đoán và lên kế hoạch như ngày xưa, mọi thứ có thể thay đổi và không thể nào dự đoán được. Vì vậy khả năng có thể thích nghi, trở nên linh hoạt trong suy nghĩ và hành động là một kỹ năng quan trọng.
Kỹ năng này trở nên quan trọng hơn nữa sau giai đoạn Covid-19, khi mọi thứ mình không thể đoán trước được. Ví dụ như một công ty đang hoạt động rất tốt đột nhiên đóng cửa, hoặc một người đang ở vị trí rất cao bị cắt giảm, trở thành người không có công việc nữa. Những việc tưởng chừng rất đơn giản như họp hành nhưng trong giai đoạn Covid-19 không có cách nào để gặp nhau trực tiếp được. Tất cả đều có thể xảy ra, vậy chúng ta nên làm thế nào để thích ứng với mọi thứ và duy trì hiệu suất, tạo ra kết quả tại nơi làm việc. Đó là lý do vì sao AQ trở thành chủ đề được mọi người quan tâm.
Với tầm quan trọng như vậy, làm thế nào để nâng cao hai chỉ số năng EQ và AQ?
Mỗi người sẽ có một cách khác nhau để nâng cao chỉ số cho bản thân. Đầu tiên cần xác định EQ và AQ của bạn đang ở mức độ nào. Tôi có chỉ số EQ và AQ cao hay không? Tôi là người tích cực hay bị tiêu cực trong các tình huống, tôi là người lạc quan hay là bi quan, bạn phải có sự đánh giá bản thân mình ở thời điểm hiện tại trước. Sau khi có sự đánh giá bản thân mình, bạn nhận ra à hình như tôi không tích cực, lạc quan và thấu hiểu cho người khác lắm thông qua góc nhìn của người khác và sự đánh giá từ chính tôi thì tôi nghĩ tôi cần thay đổi.
Tiếp theo hãy liệt kê ra những điều cần thay đổi. Ví dụ khi xảy ra một drama công sở hoặc tình huống nào đó, bạn sẽ xử lý dựa trên cảm xúc cá nhân hay bạn dừng lại để suy xét và đánh giá tình hình. Bạn có thường xuyên đặt ra các câu hỏi cho các vấn đề xảy ra hay chưa.
Bạn đã linh hoạt đủ khi sự thay đổi ập đến hay chưa, tại sao bạn ngại bước ra khỏi vùng an toàn. Khi bạn thấu hiểu và đánh giá bản thân mình, bạn sẽ biết được đây những thứ mà tôi còn thiếu.
Thật ra việc thay đổi bản thân ngay lập tức là điều không dễ dàng, vì vậy hãy cho mình một lộ trình. Đây là những điều tôi còn thiếu và cần ưu tiên thay đổi trước, 1,2 hay 3 không quan trọng, miễn là mình chịu thay đổi. Cần 21 ngày để tạo dựng thói quen mới, hãy cho mình thời gian để tạo dựng những thói quen. Khi bạn mở rộng cách tiếp cận vấn đề trong thời gian đủ dài thì tự nhiên bạn sẽ bớt phán xét và linh hoạt hơn.
Ví dụ bạn thường hay bị nhận xét là sao mình vô tâm quá, vô tri quá, hãy quan sát thói quen của mình khi nghe ai đó kể chuyện, mình có thật sự lắng nghe họ chú tâm hay không hay chỉ nghe hời hợt. Ngược lại, khi mình kể câu chuyện cho người khác, mình muốn thái độ họ tiếp nhận như thế nào. Khi mình có quan sát và dần dần thay đổi, EQ và AQ sẽ tăng lên.
Những keyword quan trọng để bản thân mình có thể quan sát và nắm bắt: EQ là sự thấu cảm, hiểu bản thân và những người xung quanh, kiểm soát được hành vi và cảm xúc của chính mình trước các drama công sở. AQ là sự linh hoạt, dám đối mặt với thay đổi, học hỏi không ngừng và chấp nhận những lời phán xét có chọn lọc để thay đổi và giúp mình trở thành phiên bản tốt. Khi bạn nắm được các keyword chính và thay đổi phù hợp thì mình tin dần dần bạn sẽ có được AQ và EQ như kỳ vọng.
Xem thêm: Bạn có phải là người sở hữu trí thông minh cảm xúc, kiểm tra EQ ngay hôm nay
Lời khuyên cho các bạn trẻ đang xây dựng sự nghiệp làm sao để cuộc sống văn phòng không phải là thâm cung nội chiến và để các bạn thực sự muốn thức dậy để đi làm?
Thời gian gần đây trong quá trình làm tham vấn, có rất nhiều bạn chia sẻ mong muốn Work-life balance. Thời điểm trước đây, bạn hoàn toàn có thể kỳ vọng mình work-life balance. Nhưng ở thời điểm hiện tại, xã hội thay đổi rất nhanh.
Nếu bạn cảm thấy áp lực thì mỗi ngày bạn sẽ nghĩ ra một trăm lý do để cảm thấy nó áp lực như sao sếp nói chuyện cọc cằn quá vậy, đồng nghiệp sao không chia sẻ gì với mình,… Khi bạn nhìn nhận bản thân và hiểu được môi trường mình mong muốn, mình có sự điều chỉnh phù hợp thì tự nhiên mọi thứ sẽ cân bằng trở lại.
Điều này cũng giống như trong mối quan hệ tình yêu, bạn không thể nào gặp một người và ngay lập tức cả hai hợp nhau. Bạn cần có sự điều chỉnh từ từ. Mình tin rằng một công ty tốt sẽ là một công ty có sự ghi nhận và tạo điều kiện cho sự phát triển của nhân viên. Và nhân viên cũng cần thay đổi, không thể đòi hỏi công ty thay đổi này kia còn tôi thì không. Mình cũng cần có sự điều chỉnh để phù hợp với môi trường và văn hóa xung quanh.
Xem thêm: Mối quan hệ toxic là gì? 4 lời khuyên để tránh xa mối quan hệ toxic chốn công sở
Khi gặp phải một vấn đề hay drama công sở nào đó thay vì suy nghĩ sao môi trường này toxic quá, hãy bình tĩnh một chút và suy nghĩ đâu là điều mà tôi có thể làm khác đi để thay đổi tình huống, trở nên thoải mái hơn khi đi làm. Có những thứ chỉ có bản thân bạn quyết định thay đổi được. Quan trọng là đủ nhận biết về bản thân và đâu là điều tôi muốn làm. Môi trường làm việc không chỉ đến từ môi trường xung quanh mà còn ở chính bản thân bạn.
Hành trình đi làm không thể tránh khỏi một vài ngày u ám bởi drama công sở, nhưng chỉ là vài áng mây bay qua, mình luôn cảm thấy vui vẻ và sau mỗi công việc mình làm, mình đều trở thành phiên bản mới tốt hơn rất nhiều. Cảm ơn vì tất cả hành trình tuyệt vời mình đã có.
Cảm ơn chị Trang vì những chia sẻ vừa rồi, hy vọng các bạn sau khi xem bài viết này đều sẽ có những ngày đi làm thật vui vẻ.
Qua bài viết trên, Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các drama công sở và cách khắc phục tình trạng một cách khéo léo nhất. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Việc Làm 24h để khám phá thêm những kiến thức nghề nghiệp cùng các cơ hội việc làm hấp dẫn khác bạn nhé!
Xem thêm: Cẩm nang sinh tồn chốn công sở từ A-Z giúp bạn thoát khỏi vòng vây drama!