Để đưa ra quyết định nghỉ việc là một việc rất khó khăn với tôi. Và càng khó hơn khi cả nhóm đều muốn nghỉ việc vì cái tính “khó ở” của sếp. Vậy có nên xin nghỉ khi bất mãn với sếp lớn không? hay đây chỉ là hành động nông nỗi nhất thời? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
Lời khen – động lực giúp nhóm tôi cố gắng làm việc và hạn chế sự bất mãn với sếp
Làm việc hơn một năm, nhóm cũng duy trì hơn 6 tháng, từ ngày lên chức trưởng nhóm tôi luôn cố gắng phát triển nhóm tốt nhất có thể. Mọi người trong nhóm cũng cố gắng tích cực làm việc. Sếp rất hài lòng với nhóm tôi, sếp bảo nhóm tôi là nhóm xuất sắc nhất trong bộ phận, luôn hoàn thành công việc đúng hạn và có những ý tưởng độc đáo.
Được sếp khen, chúng tôi có động lực cố gắng làm việc. Tuy nhiên, chưa được bao lâu thì sếp nghỉ việc. Trước khi đi, sếp bảo chúng tôi cứ tiếp tục phát huy năng lực của mình, rồi cũng có người đến thay vị trí của sếp thôi. Hôm chia tay, chúng tôi ai nấy đều buồn, mọi người đều thắc mắc lý do ra đi của sếp. Tôi thân với sếp nên cũng hỏi han sếp, nhưng sếp vẫn không nói nguyên nhân. Sếp bảo có lý do riêng, tôi cứ ở lại đây làm, đây là môi trường tốt giúp tôi phát triển. Nếu có gì khó khăn thì cứ liên hệ, sếp sẵn sàng giúp đỡ nếu nằm trong khả năng của sếp.
Xem thêm: Những điều bạn cần lưu ý tuyệt đối không nên nói khi đi ăn chung với sếp
Cả nhóm mệt mỏi vì cái tính “khó ở” của sếp mới
Sau ngày sếp đi thì có người mới đến thay. Nghe nói sếp mới rất giỏi, anh ta từng tốt nghiệp tại một trường đại học có tiếng ở nước ngoài và đã có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương. Chúng tôi rất hào hứng không biết anh ta sẽ làm gì đầu tiên, liệu chúng tôi có được dịp mở mang tầm mắt hay không.
Anh ta thay đổi quy trình làm việc và bổ sung thêm vài nguyên tắc mới. Thấy sếp mới có vẻ “khó ở”, tôi dặn nhóm mình cứ làm việc bình thường, đừng nên phân bua với sếp. Vì thay đổi quy trình làm việc nên chúng tôi cũng gặp một số khó khăn, chúng tôi cần 1 tuần mới có thể kịp tiến độ. Đại diện nhóm tôi xin sếp gia hạn thời gian, sếp bảo chúng tôi phải làm việc chuyên nghiệp lên. Sếp gia hạn cho chúng tôi 2 ngày để chuẩn bị trước khi áp dụng quy trình mới, và nếu không làm được thì cả nhóm sẽ bị phạt.
Sẽ chẳng có gì nếu như sếp cứ mãi bắt bẻ chúng tôi. Mỗi khi trình bày kế hoạch gì mới, sếp bảo chúng tôi tại sao cứ mãi tư duy theo lối mòn như thế này, hay là sếp cũ từ lâu đã tập chúng tôi như vậy. Cả nhóm rất bất mãn với sếp nhưng không ai dám nói gì sếp, lặng lẽ xin sếp thời gian để sửa lại kế hoạch.
Có khi sếp bảo phương pháp chúng tôi đang làm là cũ rồi, bây giờ chẳng có ai làm như vậy và hãy làm theo cách của sếp. Nghe sao làm vậy, chúng tôi làm theo ý sếp. Kết quả là không những giảm hiệu quả công việc mà còn tốn nhiều chi phí hơn cách cũ. Thế mà sếp lại bảo chúng tôi năng lực kém, sếp đã “vẽ đường” như thế mà chúng tôi vẫn không làm được. Thất bại lần này là do chúng tôi chứ không phải do phương pháp của sếp.
Xem thêm: Bỏ túi ngay 8 tuyệt chiêu ứng xử khi làm việc với sếp khó tính nơi công sở
Thật sự tôi rất thất vọng về vị sếp mới này. Vừa bảo thủ, vừa tự cao. Quá nhiều việc xảy ra từ khi sếp mới vào. Cảm thấy không phù hợp với môi trường làm việc nữa tôi tâm sự với cả nhóm chắc tôi phải nghỉ việc. Thật bất ngờ vì cả nhóm nói cũng muốn nghỉ việc từ lâu rồi, nhưng vì tôi còn ở lại nên không đành nghỉ. Nếu bây giờ tôi nghỉ việc thì cả nhóm sẽ nghỉ luôn.
Tôi không biết nên vui hay buồn khi mọi người bảo sẽ nghỉ việc chung với tôi. Nếu cả nhóm xin nghỉ việc cùng lúc, chắc chắn sếp trên sẽ không duyệt. Giờ tôi không biết nên làm thế nào. Ở cũng không được, mà đi cũng không xong. Nếu mọi người không tìm được việc sau khi nghỉ việc, tôi sẽ rất áy náy. Mọi người có thể cho tôi lời khuyên bây giờ tôi nên làm gì không?
—
Kiểm soát cảm xúc khi bất mãn với sếp và căng thẳng sẽ giúp bạn nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp nhé. Đừng quên tìm kiếm công việc mới với Việc Làm 24h để khởi động sự nghiệp rực rỡ trong năm mới.