Bật mí 8 bí quyết tìm nhà trọ sinh viên lý tưởng sẽ khiến bạn ngạc nhiên

Cứ mỗi dịp tựu trường thì thuê phòng trọ sinh viên lại trở thành một trong những đề tài được bàn tán sôi nổi. Hành trình tìm kiếm căn phòng lý tưởng vô cùng cam go và khốc liệt! Việc tìm phòng trọ ưng ý và phù hợp với tiêu chí sinh viên ngon-bổ-rẻ là thách thức mà không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để vượt qua. Hãy cùng tham khảo 8 bí quyết tìm nhà trọ sinh viên nhanh chóng và dễ dàng cùng Việc Làm 24h!

Tìm nhà trọ sinh viên bằng cách nào?

nhà trọ sinh viên
Đau đầu mỗi mùa tựu trường vì tìm phòng trọ sinh viên lý tưởng

Tham khảo trên mạng

Bạn có thể tìm kiếm thông tin phòng trọ trên Internet qua công cụ tìm kiếm Google, các Group tìm phòng trọ trên Facebook hoặc các Website môi giới phòng trọ,… Thông tin cho thuê phòng trọ sẽ được cập nhật đầy đủ và đính kèm hình ảnh cụ thể. Tuy nhiên bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng thông tin người cho thuê là chủ nhà trọ thật hay là bên môi giới và hình ảnh được đính kèm có phải ảnh thật không.

nhà trọ sinh viên
Có nhiều cách tìm nhà trọ sinh viên phù hợp với nhu cầu bản thân

Đừng quên kiểm tra thời gian đăng bài cho thuê phòng trọ để tăng khả năng tìm được phòng trọ phù hợp. Khi tham khảo các thông tin trên mạng, bạn nên biết cách chọn lọc thông tin cẩn thận và chọn ra những phòng trọ phù hợp nhất, kết hợp với tham quan phòng trọ trực tiếp.

Tham quan trực tiếp

Hãy chủ động tham quan phòng trọ trực tiếp để có cách nhìn trực quan nhất về căn phòng lý tưởng của bản thân. Tuy nhiên, để thu hẹp phạm vi tìm phòng trọ phù hợp, hãy cân nhắc khu vực mà bạn muốn thuê phòng trọ. Hãy liên hệ qua số điện thoại được đính kèm trong các mẫu quảng cáo để trao đổi thông tin với người cho thuê rõ ràng và bày tỏ mong muốn đến xem phòng. Khi xem phòng hãy chú ý hỏi các thông tin giá thuê phòng, diện tích phòng, chi phí điện nước, nội quy phòng trọ,… Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin từ những người đang thuê phòng trọ ở đó để kiểm tra mức giá mà chủ nhà đưa ra có bị chênh lệch không.

Nếu di chuyển qua nhiều ngõ hẻm cần phương tiện xe máy thì bạn nên đi chung với bạn bè, người thân để thay phiên hỏi thông tin, kiểm tra phòng và giữ xe. Nếu không tìm được nhiều thông tin, bạn có thể hỏi thêm người dân xung quanh. Hơn nữa, bạn có thể nhờ họ gợi ý những phòng trọ còn trống quanh đó để tiết kiệm thời gian tìm kiếm.

Thông qua mối quan hệ bạn bè và người quen

nhà trọ sinh viên
Các bạn có thể nhờ bạn bè và người quen giúp đỡ tìm nhà trọ sinh viên phù hợp

Đây là nguồn thông tin bổ ích và đáng tin giúp bạn tìm hiểu giá cả, tình hình an ninh, chủ nhà dễ tính hay khó tính,…. Hơn nữa, bạn sẽ dễ dàng thương lượng giá cả ưu đãi hơn thông qua sự giới thiệu của người quen và bạn bè.. Các bạn cũng có thể liên hệ các anh chị khóa trên hoặc các trung tâm hỗ trợ học sinh – sinh viên, phòng công tác sinh viên tại trường đại học,… để được giúp đỡ trong vấn đề này.

Thông qua trung tâm môi giới nhà trọ

Bạn cũng có thể tìm phòng trọ sinh viên qua các trung tâm môi giới nhà trọ và phòng trọ uy tín. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ này, bạn phải chấp nhận trả phí dịch vụ cho nhà môi giới để thuê phòng trọ mà họ đã tư vấn.

Cân nhắc nhà trọ sinh viên lý tưởng trước khi quyết định

nhà trọ sinh viên
Cân nhắc những nhu cầu của bản thân trước khi ra quyết định

Trước khi chính thức thuê phòng trọ, đừng quên cân nhắc những nhu cầu của bản thân.

Hãy đặt ra câu hỏi để dễ đưa ra quyết định thuê nhà trọ sinh viên như:

  • Bạn muốn thuê phòng trọ với mức giá khoảng bao nhiêu?
  • Bạn muốn thuê trọ ở khu vực nào?
  • Bạn sẽ ở chung với ai? Phòng trọ tối đa bao nhiêu người?
  • Bạn đang tìm phòng trọ thuộc dãy nhà trọ sinh viên hay phòng ở chung với chủ nhà, nhà nguyên căn, hay chung cư sinh viên.
  • Bạn muốn ở phòng khép kín hay không?
  • Bạn muốn ở phòng có gác xép hay không?
  • Bạn muốn ở phòng có thể nấu ăn? Nhà vệ sinh trong phòng?
  • Bạn sẽ gửi xe máy ở trọ hay chỉ sử dụng xe buýt?

Hãy đưa ra những thông tin cụ thể nhất để lập kế hoạch tìm được căn phòng đúng yêu cầu và hợp túi tiền. Sau đó khảo sát thông tin và giá thuê phòng trọ trong khu vực bạn muốn thuê để chọn được phòng trọ ưng ý mà không bị ép giá cao.

Bật mí 8 bí quyết tìm nhà trọ sinh viên lý tưởng nhanh chóng và dễ dàng

1. Nhà trọ gần trường học và thuận tiện đi lại

nhà trọ sinh viên
Phòng trọ sinh viên nên gần trung tâm và trường học để thuận tiện di chuyển

Tìm nhà trọ sinh viên gần trường học, gần trung tâm và thuận tiện đi lại sẽ giúp các bạn tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức di chuyển. Thông thường, xung quanh trường học sẽ có rất nhiều phòng trọ hoặc dãy trọ cho thuê nên bạn có thể tìm kiếm và chọn cho mình phòng trọ phù hợp. Tuy nhiên, những phòng trọ gần khu vực trung tâm thường có giá khá cao.

Hãy kiểm tra khu vực quanh phòng trọ có tập trung đông dân cư, gần chợ, bệnh viện và trạm đón xe buýt hay không. Xe buýt công cộng sẽ là phương tiện phù hợp nhất giúp sinh viên làm thêm tiết kiệm chi phí khi chưa thông thạo đường sá.

Hơn nữa, đừng quên kiểm tra tình hình lưu thông trên các tuyến đường để tránh cảnh tắc đường, kẹt xe đông đúc vào những giờ cao điểm làm ảnh hưởng đến việc đi học, đi làm. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tìm các tuyến đường dễ lưu thông hoặc chủ động sắp xếp thời gian di chuyển như đi sớm hoặc về muộn hơn.

2. Tìm hiểu khu vực phòng trọ

nhà trọ sinh viên
Kiểm tra tình hình an ninh trật tự quanh khu vực nhà trọ sinh viên

Đừng quên tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt của những phòng trọ khác hoặc hỏi thăm hàng xóm để nắm được tình hình an ninh trật tự tại đó. Tránh tìm phòng trọ ở quá xa, quá hẻo lánh hoặc những nơi có nhiều quán karaoke, quán bia rượu, bài bạc, cá độ,… Đặc biệt chú ý quan sát tình hình an ninh nếu bạn muốn thuê những phòng nằm sâu trong ngõ, hẻm.

Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra xem khi trời mưa khu vực quanh phòng trọ có dễ bị ngập không. Hãy bỏ qua những phòng trọ nằm trong vùng thấp, trũng nếu không muốn lội nước để về phòng nhé!

3. Giá cả uy tín, phù hợp với sinh viên

nhà trọ sinh viên
Giá cả là tiêu chí hàng đầu để quyết định phòng trọ sinh viên phù hợp

Bạn có thể tìm được nhiều phòng trọ với các mức giá đa dạng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, tiện nghi nội thất, vị trí,… Đương nhiên, nếu bạn muốn thuê những phòng trọ rộng rãi và đầy đủ tiện nghi thì sẽ phải trả chi phí cao hơn so các phòng khác.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần trao đổi rõ ràng với chủ nhà trọ những chi phí khác như tiền điện, tiền nước, tiền wifi, phí gửi xe, phí vệ sinh,… Hãy yêu cầu lắp đặt đồng hồ đo điện và nước riêng để bạn chủ động theo dõi và tránh xảy ra tranh cãi về sau. Nhớ kiểm tra số điện và số nước để chắc chắn chi phí điện nước tháng sau được chủ nhà tính đúng. Chú ý những vật dụng trong phòng thường xuyên sử dụng điện để tránh tốn kém.

Tuỳ vào yêu cầu cho thuê mà người chủ trọ sẽ yêu cầu bạn gửi tiền cọc trước 1 – 3 tháng. Bạn cần trao đổi kỹ lưỡng với chủ nhà trọ về tiền cọc và yêu cầu hoàn cọc khi phải di chuyển đến địa điểm mới trước thời gian ký kết hợp đồng thuê phòng. Việc này giúp bạn tránh mất tiền oan hoặc khó khăn khi ở môi trường không phù hợp mà vẫn “cố đấm ăn xôi” vì tiếc tiền cọc.

4. Chất lượng phòng trọ

nhà trọ sinh viên
Nhà trọ sinh viên phải đáp ứng những tiêu chí về chất lượng sinh hoạt

Diện tích phòng: Tuỳ theo vật dụng đi kèm và số lượng người cùng thuê trọ, hãy chọn những phòng có diện tích vừa đủ để sinh hoạt thoải mái và không lãng phí tiền trọ.

Sạch sẽ, vệ sinh: Ưu tiên những phòng sạch sẽ, vệ sinh, tường nhà không bị nứt, có khu vực đổ và xử lý rác thải cách xa khu phòng trọ.

An ninh phòng trọ: Kiểm tra chủ nhà có lắp đặt camera để quản lý an ninh phòng trọ, tránh phát sinh trộm cắp, phát hiện và phòng tránh hỏa hoạn cháy nổ kịp thời. Kiểm tra cửa chính và cửa sổ có khóa trong chắc chắn hay không.

Không khí phòng: Lưu ý về nhiệt độ phòng, nhất là tránh những phòng đón ánh nắng trực tiếp hoặc những phòng không có cửa sổ thoáng khí. Quan sát chất liệu trần nhà phòng trọ để tránh nóng nực vào mùa hè.

Thiết bị có sẵn: Kiểm tra hệ thống điện, đường ống nước và các thiết bị được lắp đặt sẵn trong phòng như quạt, bóng điện, bồn vệ sinh,… để yêu cầu chủ nhà sửa chữa và thay thế nếu hư hỏng.
Nấu ăn: Nếu bạn muốn nấu ăn tại phòng thì hãy chọn những phòng trọ có lắp đặt bàn bếp và bồn rửa. Đồng thời kiểm tra lượng nước sử dụng có sạch sẽ, không có màu, mùi hôi, vị lạ hay không.

Nhà tắm – vệ sinh: Nhà tắm – vệ sinh trong phòng phải đảm bảo sự riêng tư, kín đáo an toàn và sạch sẽ. Hạn chế sử dụng chung nhà vệ sinh với phòng khác, bất tiện cho quá trình sinh hoạt.

Cổng vào trọ: Ưu tiên những phòng trọ có khóa chốt cổng an toàn, nhất là những phòng trọ sử dụng khóa thông minh như khóa vân tay, nhận diện khuôn mặt.

Khu vực để xe: Kiểm tra nhà để xe ở trong hay ngoài phòng trọ, hãy chọn những nơi có khu vực gửi xe rộng rãi với người giữ xe 24/24.

Tốc độ wifi: Nếu phải trả phí sử dụng wifi thì hãy kiểm tra đường truyền có ổn định không?

Phòng trọ nằm ở lầu: Tránh thuê phòng trọ ở quá cao phải sử dụng cầu thang bộ, điều này sẽ gây bất lợi khi vận chuyển đồ đạc, đồng thời tốn thời gian di chuyển khi có sự cố xảy ra. Nếu ở những lầu cao thì dãy trọ phải lắp đặt thang máy để sử dụng.

5. Nội quy phòng trọ

nhà trọ sinh viên
Tìm hiểu kỹ lưỡng nội quy nhà trọ sinh viên trước khi ra quyết định

Nội quy phòng trọ là những điều lệ mà chủ nhà đặt ra cho người thuê trọ khi đến sinh sống tại đây. Mỗi nhà trọ sẽ có những nội quy khác nhau. Đọc và trao đổi rõ ràng nội quy phòng trọ như với chủ nhà để nắm chi tiết và đảm bảo quá trình sinh hoạt được diễn ra thuận lợi. Hãy chú ý vào những điều lệ sau đây trong nội quy phòng trọ:

Thời gian đóng mở cửa: Thông thường giờ đóng cổng chung sẽ từ 11 – 12 giờ tối và thời gian mở từ 5 – 6 giờ sáng. Hãy đọc kỹ nội quy này để thoải mái ra vào mà không bị bất tiện khi đi làm thêm về trễ hoặc cần phải ra ngoài sớm

Kiểm tra xem có được cho bạn bè, người thân ngủ lại phòng trọ khi có việc cần hay không? Nếu có thì có yêu cầu thủ tục gì không?

Có được trang trí và thiết kế lại phòng trọ không?

  • Vấn đề an ninh chung thì những nội quy như không gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác, không được tụ tập gây gổ đánh nhau, không được nhậu nhẹt hoặc quấy rối trong dãy trọ,…
  • Vấn đề vệ sinh chung thì có người thực hiện vệ sinh định kỳ ở dãy hành lang, cầu thang,… hay người đi thuê phải chủ động dọn dẹp.

Nếu phát sinh chi phí sửa chữa trang thiết bị trong phòng trọ thì bên nào sẽ chịu trách nhiệm thanh toán chi phí.

6. Kiểm tra thông tin trên hợp đồng cho thuê phòng trọ

nhà trọ sinh viên
Hợp đồng nhà trọ sinh viên nên được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đặt bút ký

Bạn cần phải đọc thật kỹ hợp đồng thuê nhà trọ để bảo vệ quyền lợi của mình trước khi quyết định ký vào hợp đồng thuê phòng. Trên hợp đồng cho thuê nhà phải thể hiện đầy đủ thông tin người cho thuê và người thuê bao gồm họ và tên, địa chỉ nhà, số điện thoại, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân,… Ngoài ra, bạn cần nắm rõ các điều khoản ràng buộc liên quan đến với đôi bên như sau:

  • Hợp đồng phải thể hiện giá thuê phòng và các chi phí phát sinh khác chi tiết. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản cho bên cho thuê?
  • Có phải gửi tiền cọc thuê phòng không? Nếu có thì bao nhiêu? Điều kiện hoàn lại tiền cọc sau khi thanh lý hợp đồng? Kỳ hạn thuê phòng theo năm hay theo tháng?
  • Thời gian cho thuê với ngày bắt đầu dọn vào và ngày hết hạn thuê phòng rõ ràng.
  • Khi kết thúc hợp đồng thì chủ nhà có cho phép tiếp tục thuê hay không?
  • Khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sẽ xử lý thế nào?

Hãy đọc thật kỹ hợp đồng để trao đổi thêm và làm rõ với chủ nhà trọ để thống nhất ý kiến. Lưu ý: Sau khi ký xong hợp đồng, bạn giữ một bản hợp đồng để đảm bảo quyền lợi đôi bên.

7. Cẩn thận với người ở ghép

nhà trọ sinh viên
Đa số các phòng trọ sinh viên đều theo mô hình ở ghép

Khi tìm được phòng trọ đẹp, rộng rãi và sạch sẽ, an ninh nhưng việc ở trọ một mình sẽ tốn rất nhiều chi phí. nên hiện nay rất nhiều bạn trẻ cần tìm người ở ghép để tiết kiệm. Tuy nhiên, bạn nên tìm đến bạn bè hoặc người thân xung quanh để tìm người có cùng nhu cầu thuê phòng và yên tâm hơn.Hoặc nếu không tìm được người ở ghép phù hợp, bạn có thể đăng tìm người ở ghép trên các diễn đàn, mạng xã hội, nhờ sự giới thiệu của người quen,…

Tuy nhiên bạn cần hết sức lưu ý trong việc chọn người ở ghép và cẩn thận với những tài sản có giá trị để tránh trường hợp người đăng ký ở ghép được mấy hôm rồi biến mất với một số đồ đạc trong phòng.

8. Phòng trọ chung chủ

nhà trọ sinh viên
bí quyết tìm nhà trọ sinh viên nhanh chóng

Nhiều bạn sinh viên băn khoăn không biết có nên thuê phòng trọ ở chung với chủ nhà hay không? Khi ở cùng chủ nhà sẽ giới hạn giờ giấc sinh hoạt nhưng lại đảm bảo an ninh tốt hơn, không gian yên tĩnh để tập trung học tập và làm việc hơn.

Nếu bạn thuê phòng tách biệt với chủ nhà sẽ thoải mái giờ giấc và tự do sinh hoạt hơn. Với những bạn có nhu cầu đi làm thêm thì nên tìm các phòng trọ có hệ thống an ninh uy tín, cổng vào nhà trọ an toàn, có người giữ xe và thời gian khóa cổng có thể muộn hơn.

Kết luận

Hy vọng những thông tin Việc Làm 24h chia sẻ thực sự hữu ích đến với các bạn trẻ trên hành trình tìm được nhà trọ sinh viên phù hợp với nhu cầu của bản thân. An cư thì mới lạc nghiệp, chúc các bạn nhanh chóng tìm được căn phòng lý tưởng để ổn định cuộc sống và học tập được thuận lợi.

Đừng quên truy cập vào Việc Làm 24h để tìm kiếm các cơ hội việc làm công việc hấp dẫn đến từ doanh nghiệp uy tín nhé!

Xem thêm:

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục