1. Bạn nên dành thời gian ngắn từ 2 – 3 phút để “mắt nghỉ ngơi”
Khi cường độ của mắt tiếp xúc với máy tính hay các thiết bị như máy chiếu, điện thoại, màn hình LCD quá nhiều sẽ khiến mắt mỏi và khô. Lúc này, bạn nên tập thói quen dành thời gian để thư giãn mắt thường xuyên hơn bằng cách tuân thủ quy tắc 20 – 20 – 20 (sau mỗi 20 phút thì rời mắt khỏi máy tính để nhìn vào một vật gì đó xa khoảng 20 feet khoảng 6 mét trong 20 giây).
2. Thay đổi ánh sáng phù hợp tại văn phòng
Nếu phòng làm việc có ánh sáng mờ hay quá rõ, ánh sáng trắng hoặc ánh sáng vàng… đều sẽ khiến mắt phải điều tiết liên tục. Từ đó tác động tiêu cực đến thị giác của bạn. Ngược lại, khi phải làm việc trong phòng không đủ điều kiện ánh sáng thì đôi mắt sẽ mệt mỏi vì phải điều tiết theo độ sáng của màn hình và bóng tối xung quanh. Vậy nên, bạn hãy điều chỉnh độ sáng của đèn và màn hình máy tính trong phòng làm việc có độ sáng vừa phải, tránh tăng cao độ sáng hết mức sẽ gây chói mắt, nhức mỏi mắt, thậm chí là đau đầu.
3. Hãy sử dụng kính phù hợp
Ngay khi thấy bản thân có các biểu hiện bất thường về mắt như thường xuyên đau mắt, nhìn không rõ, loạn, mắt khô và mỏi… bạn hãy nhanh chóng đến phòng khám có các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Việc phát hiện tật khúc xạ ở mắt để điều chỉnh đúng chỉ số kính sẽ giúp các hoạt động thị giác của bạn làm việc dễ dàng và thoải mái hơn.
4. Xem lại cách bố trí khoảng cách nhìn máy tính
Ánh sáng chói phản chiếu từ màn hình máy tính đến mắt nếu không phù hợp sẽ khiến bạn khó chịu, dễ bị đau nhức mắt. Do đó, bạn nên điều chỉnh độ tương phản và độ sáng trên màn hình ở một mức độ hợp lý, đảm bảo nhìn rõ các con chữ trên màn hình. Bên cạnh đó, hãy vệ sinh bụi từ màn hình máy tính thường xuyên để tránh lượng bụi bám trên màn hình sẽ ảnh hưởng đến độ tương phản, khúc xạ và ánh sáng của màn hình.
5. Thường xuyên dùng các thực phẩm giúp tăng cường thị lực
Ngoài những yếu tố môi trường tác động từ bên ngoài thì việc ăn uống đủ chất cũng giúp cơ thể bổ sung đủ năng lượng, đồng thời còn làm mới thực đơn ăn uống hàng ngày để giúp dân văn phòng ngăn ngừa các bệnh về mắt.
Những thực phẩm có ích cho thị lực cần chứa nhiều các chất như vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E, lutein, selenium…
Như vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ hoạt động của mắt được tốt và lâu bền, chúng ta nên sử dụng thường xuyên các thực phẩm như: gan, trứng động vật, lươn, sữa, thịt vịt, cá chép, các loại trái cây có màu vàng cam, màu xanh đậm, các loại trái cây giàu vitamin C sẽ giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể, tăng cường thị lực.
Trên đây là những cách đơn giản và dễ thực hiện, chúc bạn có một đôi mắt khỏe để làm việc hiệu quả nhé.