6 quy tắc cho một hồ sơ xin việc thành công

Ai muốn có việc làm tốt đều đối mặt với nhiều giai đoạn. Tìm công việc thích hợp, viết hồ sơ, gửi đi, chờ phản hồi,…Viết hồ sơ xin việc ảnh hưởng nhiều đến việc bạn có được nhận vào làm việc hay không. Viết sao cho đúng, đầy đủ mà vẫn gây chú ý với nhà tuyển dụng?

Thuộc nằm lòng 6 quy tắc sau để có một hồ sơ xin việc thành công

Quy tắc 1: Tạo quan hệ với nhân viên công ty bạn ứng tuyển

Người thành công là người biết cách tạo dựng quan hệ và tận dụng quan hệ. Trước khi nộp hồ sơ, bạn hãy tìm cơ hội kết nối với nhân viên công ty đó. Hãy thử đến các buổi họp báo, buổi giới thiệu, hội thảo, hoạt động xã hội,…do công ty đó tổ chức. Bạn nên kết bạn, trao đổi, trò chuyện và trình bày ý muốn của bạn với nhân viên công ty. Bạn hãy xin họ cho ý kiến về hồ sơ xin việc của bạn. Họ sẽ gợi ý, chỉnh sửa hồ sơ của bạn cho phù hợp với công ty họ. Đây là quy tắc giúp bạn vượt qua vòng loại hồ sơ cực hữu ích.

6-quy-tac-cho-mot-ho-so-xin-viec-thanh-cong-hinh-anh-1
Hãy xin ý kiến nhân viên công ty bạn ứng tuyển về hồ sơ xin việc của bạn

Quy tắc 2: Kết nối những thương hiệu lớn

Trong hồ sơ xin việc, bạn hãy xây dựng sự tin cậy và trách nhiệm bằng việc nêu ra mình đã kết nối với những thương hiệu lớn như thế nào, dù có thể bạn chưa từng làm việc với họ. Việc này giúp bạn tạo ấn tượng. Nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm phong phú và cầu tiến.

Ví dụ:

  • Tôi đã từng thuê và quản lý 5 sinh viên đến từ Đại học Công nghệ thông tin-Đại học Quốc Gia TP.HCM với các vị trí lập trình viên, thiết kế đồ họa.
  • Tôi từng làm thực tập nhân sự ở một công ty săn đầu người với việc tìm kiếm, cung cấp nhân sự đi thị trường các tỉnh miền Trung cho Coca-Cola.
  • Tôi đã từng tham gia các cuộc thi lãnh đạo trẻ trong sinh viên do Unilever tổ chức.

Quy tắc 3: “Quy tắc 7 lần”

Nếu hồ sơ xin việc của bạn gửi đi một thông điệp nhất quán thì sẽ thể hiện thương hiệu cá nhân của chính bạn. Nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn là ứng viên sáng giá, dễ thích ứng. Bạn chỉ cần vào website của công ty bạn ứng tuyển, tìm kiếm từ khóa thông dụng của công ty họ và lặp lại 7 lần trong hồ sơ. Hồ sơ là công cụ để bạn tiếp thị bản thân, cần đặt đúng chỗ, đúng cách để nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Ví dụ: Bạn ứng tuyển công việc bán hàng thì sử dụng các từ “bán hàng”, “tiếp thị”, “quảng cáo” để mô tả thành tích, kinh nghiệm.

Quy tắc 4: Định lượng thành tích

Hãy viết hồ sơ xin việc với những con số biết nói. Tức là hãy đưa ra kết quả, thành tích cụ thể.

Ví dụ: Tôi đã từng viết 10 bài viết về lĩnh vực ẩm thực và thu về 200.000 lượt xem trên Facebook, 9500 lượt thích và 560 lượt chia sẻ.

Quy tắc 5: Tính cạnh tranh

Bạn nhận nhiều giải thưởng, đạt nhiều bằng khen, có nhiều bằng cấp nhưng không thể hiện được tính cạnh tranh với những ứng viên khác? Phải nêu ra được bạn là đối thủ đáng gờm, đã đánh bại bao nhiêu người để có được thành tích đó.

Ví dụ: Tôi đã từng thắng cuộc thi “Hùng biện tiếng Anh cho sinh viên” và đạt học bổng 1000 USD (có trên 500 sinh viên các tỉnh thành thi đấu).

Quy tắc 6: Tự do với sở thích

Trong các hồ sơ xin việc, người tìm việc làm thường không nói nhiều về sở thích ngoài xem phim, đá bóng, du lịch, đọc sách,…Cách viết như vậy rất nhàm chán và không để lại ấn tượng. Thay vì thế, bạn hãy viết “Tôi thích nấu các món ăn Việt Nam và châu u”, “Tôi thích đọc sách về kỹ năng như Cà phê cùng Tony”,…và sở thích càng liên quan đến vị trí ứng tuyển lại càng có cơ hội ăn điểm cao hơn.

6-quy-tac-cho-mot-ho-so-xin-viec-thanh-cong-hinh-anh-2
Hãy tự do khi viết về sở thích trong hồ sơ xin việc

 

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục