Học gì, làm gì khi chọn khối ngành kinh tế?
Khi theo học các ngành thuộc khối kinh tế, bạn sẽ được đào tạo các môn học cơ sở như kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc tế, quản trị nguồn nhân lực,… Với tấm bằng về lĩnh vực kinh tế, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn các bạn sinh viên khối ngành khác.
Một số lĩnh vực bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp như kế toán, quản trị rủi ro, marketing, nhân viên kinh doanh, xuất nhập khẩu… Bạn cần suy nghĩ về những nghề nghiệp này và tìm hiểu kĩ các định hướng cho ngành nghề đó để xem bản thân mình có thật sự yêu thích nó hay không. Hoặc bạn có thể đáp ứng các kỹ năng cần phải có khi làm ngành nghề đó hay không.
Có rất nhiều trường đại học trong và ngoài nước coi trọng lĩnh vực này và họ đã đào tạo được nhiều doanh nhân thành đạt. Ở các nước phát triển như khối nước ở châu Âu, Singapore,… thì họ đầu tư rất mạnh về lĩnh vực này. Bao gồm những khóa học ngắn hạn, dài hạn, các khóa học online dành cho học viên ở xa. Trong khóa học họ sẽ có những buổi định hướng nghề nghiệp cho sinh viên kinh tế để sinh viên hiểu được đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho chính họ.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều trường đào tạo khối ngành kinh tế. Điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu thế mạnh của từng trường để chọn đúng nơi đào tạo tốt nhất. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các anh chị đi trước, tìm hiểu qua sách báo, internet để có sự lựa chọn đúng đắn hơn.
Cơ hội nghề nghiệp
Các ngành nghề thuộc khối kinh tế luôn có phạm vi ảnh hưởng rất lớn. Cơ hội trong nhiều ngành công nghiệp mà bạn có thể tìm kiếm sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp nổi tiếng như: Unilever, P&G, Vingroup, Vinamilk, Vietcombank,… Vì thế, bạn có thể dựa vào nơi làm việc mong muốn để định hướng cho nghề nghiệp của mình.
Để biết được bạn có thực sự yêu thích ngành kinh tế hay không, hãy thử tưởng tượng các công việc hàng ngày mà bạn sẽ phải làm? Nếu bạn là một chuyên gia tài chính, bạn sẽ phải theo dõi, phân tích tài chính và đưa ra hướng giải quyết phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu là một nhân viên kinh doanh, bạn sẽ phải làm gì để đạt được doanh số mà sếp đặt ra, làm sao để bạn nhận biết ai là khách hàng tiềm năng của mình? Từ những hình dung đó bạn sẽ tìm biết được bạn có thích hợp với ngành nghề đó hay không.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Việc Làm 24h sẽ giúp bạn định hướng công việc cho bản thân. Chúc bạn may mắn!