Những chia sẻ hữu ích nhất dành cho nhà tuyển dụng chưa có kinh nghiệm

Sẵn sàng đối diện với những khó khăn và thách thức

Bạn cần học cách đối diện với những khó khăn, thử thách

Trong vai trò mới bạn cần phải học cách đối diện với những khó khăn và thách thức.

  •       Áp lực công việc nhiều hơn: Với vai trò nhà tuyển dụng, công việc của bạn giờ đây không chỉ gói gọn trong các cam kết và KPI cá nhân nữa, mà đó là công việc mang tính quản lý hiệu quả hoạt động chung của cả một tập thể. Hơn thế nữa, các yêu cầu và cam kết từ cấp trên giao xuống cho bạn cũng sẽ cao hơn và đòi hỏi nhiều trách nhiệm hơn. Do vậy, công việc của bạn từ khi nhận chiếc ghế mới sẽ phát sinh rất nhiều áp lực mà trước giờ bạn chưa từng có kinh nghiệm xử lý qua.
  •       Áp lực tâm lý: Là sếp mới đồng nghĩa với việc bạn phải đối diện với nhiều lời ra tiếng vào không hay từ cấp dưới. Trong một số trường hợp, có thể chính bạn đã “loại bỏ” nhiều đồng nghiệp của mình để cạnh tranh trên chiếc ghế nóng này, và đương nhiên những câu chuyện không hay sẽ xảy ra nhiều hơn lúc trước. Lời khuyên cho bạn là nên giữ thái độ bình tĩnh trong mọi trường hợp để tìm phương hướng giải quyết tốt nhất. Đây cũng chính là cách để bạn từng bước thu phục lòng tin của cấp dưới và khẳng định năng lực của mình với lãnh đạo cấp cao.

Xây dựng uy tín bằng chính phong cách làm việc chuyên nghiệp

Cùng với việc chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý nhà quản lý mới còn cần phải xây dựng cho mình phong cách làm việc chuyên nghiệp để cấp dưới thêm nể phục và cấp trên thêm tín nhiệm. Cụ thể các bạn cần:

  •       Phân việc đúng năng lực nhân viên: Đối với vị trí quản lý tuyển dụng mà nói, người thực sự có năng lực là người biết cách đánh giá đúng năng lực nhân viên của mình. Trong quản lý nhân sự, không có sai lầm nào tệ hơn việc bạn đặt nhân viên của mình vào sai vị trí và giao cho họ những công việc không phù hợp. Việc bạn nhìn đúng người đúng việc không chỉ giúp hoàn thành mục tiêu tuyển dụng chung tốt nhất có thể, thông qua đó bạn còn tạo ra cơ hội cho team mình phát huy hết năng lực cá nhân, nhờ đó mà danh tiếng của bạn sẽ càng gia tăng.
  •       Thường xuyên trao đổi và lắng nghe: Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay thường xuyên bỏ quên yếu tố này, và có lẽ chính vì vậy mà công tác nhân sự trong công ty gặp phải nhiều khó khăn, thậm chí trong quá trình tuyển dụng họ cũng khó có thể tìm được các ứng viên phù hợp nhất. Trao đổi và lắng nghe ý kiến từ nhân viên hoặc ứng viên sẽ giúp bạn dễ dàng chia sẻ các mục tiêu, kỳ vọng của mình, đồng thời tạo cơ hội cho cấp dưới của mình nói lên suy nghĩ và những đóng góp của họ cho công ty.

Không ngừng học hỏi

Bạn cũng phải không ngừng học hỏi

Song song với việc xây dựng cho mình phong cách làm việc chuyên nghiệp các nhà quản lý mới cũng cần chủ động học hỏi, trao dồi thêm các kiến thức và kỹ năng. Các bạn có thể học hỏi từ chính cấp trên, đồng nghiệp hay thậm chí là cấp dưới của mình, bởi mỗi người đều cũng những điểm mạnh và hạn chế riêng.

Ngoài việc học từ chính thực tế công việc và đồng nghiệp trong công ty bạn cũng có thể tham gia thêm các khóa học bổ trợ để rèn luyện thêm các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý nhân sự.

Gắn kết mọi người với nhau

Team của bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu mọi người thật sự đoàn kết cùng nhau. Do đó, ngoài việc thể hiện năng lực làm việc, không ngừng học hỏi, xây dựng mối quan hệ tốt với cấp dưới… các nhà lãnh đạo mới cũng cần khéo léo trong cách ứng xử để có thể trở thành “nhịp cầu” gắn kết mọi người với nhau. Cách tốt nhất để các nhân “đồng lòng nhất trí” đó là cho họ thấy được sức mạnh của tinh thần làm việc tập thể.

Là sếp mới có thể bạn sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nếu biết cách lắng nghe, không ngừng học hỏi trong công việc cũng như khéo léo trong cách ứng xử bạn sẽ sớm trở thành một nhà lãnh đạo giỏi và được nhân viên nể trọng. Chúc bạn thành công!

Nguồn: sưu tầm

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục