Gợi ý cách từ chối nhận việc thật khéo léo để không gây mất lòng nhà tuyển dụng

Đi đôi với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu thị trường việc làm cũng tăng cao đáng kể. Vì thế, không ít người lao động thường ứng tuyển ở nhiều nơi khác nhau trước khi xem xét và chọn lựa môi trường làm việc phù hợp nhất. Nếu đã lựa chọn được công việc khác phù hợp thì việc dành thời gian thông báo đến nhà tuyển dụng từ chối nhận việc là một việc nên làm. Đương nhiên – không phải ai cũng biết cách từ chối nhận việc sao cho thật nhẹ nhàng, hợp lý và không gây mất lòng nhà tuyển dụng. Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!

Một số lưu ý quan trọng khi gửi thư từ chối nhận việc đến nhà tuyển dụng 

cách từ chối nhận việc'
Nhiều ứng viên vẫn cho rằng gửi thư từ chối nhận việc cho nhà tuyển dụng là một việc làm “đáng sợ”. 

Thứ nhất, bỏ ngay lối suy nghĩ “từ chối trong im lặng”

Một trong những cách từ chối nhận việc gây mất thiện cảm nhất chính là lựa chọn im lặng. Lời từ chối đôi khi sẽ rất khó để nói ra, nhưng cũng không có lý do gì để bạn lựa chọn im lặng là sự hồi đáp duy nhất dành cho nhà tuyển dụng. Đôi khi chỉ là 1 – 2 vòng phỏng vấn trước khi đi đến kết quả cuối cùng, nhưng là cả một quy trình tuyển dụng và hội đồng đánh giá. Khi quyết định chọn bạn trở thành ứng viên ưu tiên, đôi khi nhà tuyển dụng phải từ chối nhiều ứng viên khác. Và thật hiển nhiên, chẳng nhà tuyển dụng nào lại mong muốn nhận được cách hồi đáp này của ứng viên cả.

Nhưng đáng buồn thay, trong thực tế đây lại là cách xử lý kém chuyên nghiệp của không ít người khi lựa chọn từ chối nhận việc. Hãy từ bỏ ngay cách từ chối nhận việc gây mất thiện cảm này nhé! Khi đã có quyết định, bạn phải luôn phản hồi thông tin nhanh chóng để phía công ty có thể nắm thông tin và sắp xếp. Điều này sẽ giúp hình ảnh của bạn chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Thứ hai, thời gian phản hồi nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt

cách từ chối nhận việc'
Trả lời thật nhanh chóng đến nhà tuyển dụng khi muốn từ chối nhận việc là một việc làm chuyên nghiệp

Đương nhiên bạn sẽ phải dành thời gian “cân đo đong đếm” giữa định hướng công việc cũng như thu nhập mong muốn ở cùng một vị trí cho 2 – 3 công ty trong “tầm ngắm”. Nếu đã quyết định nhận việc tại công ty khác thì bạn nên thông báo từ chối đến các công ty còn lại sớm nhất có thể, đây là cách từ chối công việc chuyên nghiệp.

Trong trường hợp bạn không từ chối nhận việc sớm, có thể nhà tuyển dụng đã liên hệ đến các bộ phận liên quan và chuẩn bị đầy đủ để bạn đến nhận việc. Và sẽ thế nào nếu ngày nhận việc, không thấy bạn xuất hiện, gọi điện cũng không được hoặc nhận được thông tin là bạn không nhận việc nữa. Bạn thấy không, sẽ chẳng mất thời gian như thế này cho đôi bên nếu như bạn biết cách từ chối nhận việc sớm đến nhà tuyển dụng. Chưa kể, việc này khiến cho ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng về bạn cũng sẽ xấu đi đáng kể. 

Thứ ba, bày tỏ lời cảm ơn chân thành về buổi phỏng vấn và lời mời cộng tác của công ty

cách từ chối nhận việc'
Đừng quên lời cảm ơn nhà tuyển dụng khi gửi thư từ chối nhận việc.

Điều quan trọng trong cách từ chối nhận việc chính là gửi lời cảm ơn về lời mời hợp tác của nhà tuyển dụng dành cho bạn thay vì cho rất nhiều ứng viên tiềm năng khác. Nhà tuyển dụng nào cũng phải tốn rất nhiều thời gian để tìm kiếm và sàng lọc ứng viên để tìm ra người phù hợp nhất cho công ty. Vì thế nếu từ chối nhận việc, hãy biết cách thể hiện sự trân trọng thiện chí của nhà tuyển dụng khi để bạn có cơ hội được tiếp xúc với công ty hoặc chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm cho bạn trong buổi phỏng vấn vừa qua…

Hành động đẹp này như một niềm trân trọng bạn dành cho nhà tuyển dụng và chính điều này sẽ góp phần xây dựng ấn tượng tốt của chính bạn đến họ. 

Xem thêm: Tiết lộ cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn mê hoặc mọi nhà tuyển dụng

Thứ tư, trình bày thật ngắn gọn và hợp lý

Hãy đưa ra thông báo ngắn gọn về lý do mà bạn từ chối nhà tuyển dụng. Bạn có thể thông báo đến nhà tuyển dụng là đã tìm được một công việc phù hợp hơn với định hướng tương lai, hoặc trình bày mong muốn tìm được công việc phù hợp hơn. Lý do cũng có thể do bạn gặp phải một vài vấn đề cá nhân không thể nhận việc được, như việc tốn thời gian di chuyển giữa nhà và công ty, hay gặp vấn đề gia đình,… Đừng quên ưu tiên bày tỏ sự trân trọng và sự tiếc nuối khi không thể nhận việc được với nhà tuyển dụng trước khi trình bày lý do.

Thứ năm, bày tỏ mong muốn giữ mối liên hệ với nhà tuyển dụng

cách từ chối nhận việc'
Bày tỏ mong muốn được giữ mối liên hệ sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Khéo léo gửi thêm lời mong muốn giữ mối liên hệ với nhà tuyển dụng là một cách từ chối nhận việc rất thông minh. Trái đất tròn lắm, không gặp nhau ở cơ hội này, biết đâu bạn sẽ gặp lại nhà tuyển dụng ở một cơ hội khác. Hãy giữ mối liên hệ với phía công ty, trong con đường sự nghiệp phía trước, bạn và nhà tuyển dụng sẽ có cơ hội làm việc với nhau thì sao? Nếu công việc bạn lựa chọn không phù hợp thì bạn còn có thể đề xuất với nhà tuyển dụng quay lại nhận việc nếu như công ty này vẫn còn có nhu cầu tuyển dụng.

Bật mí 3 mẫu thư từ chối nhận việc tinh tế và chuyên nghiệp không mất lòng nhà tuyển dụng

cách từ chối nhận việc'
Cách từ chối nhận việc bằng thư luôn đòi hỏi lối viết tinh tế và chuyên nghiệp.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết email chuyên nghiệp, chỉn chu cho mọi tình huống

Mẫu 1: Khi công việc chưa phù hợp

TIÊU ĐỀ MAIL: THƯ TRẢ LỜI LỜI MỜI LÀM VIỆC CHO VỊ TRÍ [TÊN VỊ TRÍ] TẠI CÔNG TY [TÊN CÔNG TY]

Kính gửi Anh/Chị [Tên người phỏng vấn] + [Tên Đơn vị], 

Em là [Họ và tên], em đã nhận được lời mời nhận việc cho vị trí [Tên vị trí] vào ngày [Thời gian nhận việc]. 

Trước hết, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến anh/chị  [Họ và tên người phỏng vấn] và công ty [Tên công ty] đã gửi lời đề nghị em làm việc tại công ty với vị trí  [Tên vị trí]. Em rất biết ơn và đánh giá cao lời đề nghị trên cũng như sự quan tâm của anh/chị đã dành thời gian trao đổi trong suốt quá trình phỏng vấn vừa qua. 

Sẽ là một quyết định khó khăn, nhưng em không thể nhận việc tại vị trí này. Sau một thời gian dài cân nhắc kỹ lưỡng, vị trí [Tên vị trí] chưa thực sự phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp hiện tại của em. 

Một lần nữa, em muốn bày tỏ lòng biết ơn đến anh/chị cũng như công ty [Tên công ty] đã tạo cơ hội cho em và em cũng rất tiếc vì không thể trở thành một phần của công ty tại thời điểm này. 

Mong rằng công ty có thể sớm tìm được một ứng viên khác phù hợp cho vị trí này. Cảm ơn anh/chị và công ty một lần nữa vì có cơ hội được gặp gỡ và trò chuyện tuyệt vời như vậy với mọi người. 

Chúc anh/chị và công ty [Tên công ty] ngày càng phát triển trong thời gian sắp tới.

Trân trọng cảm ơn,

Ký tên.

cách từ chối nhận việc'
Có nhiều cách từ chối nhận việc tinh tế không phải ai cũng biết.

Mẫu 2: Khi đã nhận được lời mời nhận việc của công ty khác 

TIÊU ĐỀ MAIL: [HỌ VÀ TÊN] – [TÊN VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN] [TÊN CÔNG TY]

Kính gửi Phòng tuyển dụng Công ty [Tên công ty], 

Em là [Họ và tên]. Trước hết, cảm ơn Quý công ty đã dành nhiều thời gian trong buổi phỏng vấn vào ngày [Thời gian phỏng vấn] và đã có lời mời em đảm nhận vị trí [Tên vị trí] tại Quý công ty.

Tuy rất tiếc, nhưng em gửi thư này để thông tin đến Quý công ty rằng em đã chấp nhận lời mời làm việc ở một công ty khác phù hợp với định hướng công việc của em hơn. Cho phép em được gửi lời xin lỗi vì sự bất tiện này và hy vọng Quý công ty thông cảm giúp em.

Một lần nữa, em rất biết ơn Quý công ty đã quan tâm hồ sơ ứng tuyển của em, cũng như dành thời gian phỏng vấn và đã tạo cơ hội cho em được tiếp quản vị trí [Tên vị trí ứng tuyển] tại công ty. Mong rằng Quý công ty có thể tìm được ứng viên khác thích hợp. Hy vọng trong tương lai em sẽ có cơ hội hợp tác cùng Quý công ty. 

Chúc Quý công ty [Tên công ty] luôn thành công và phát triển vững mạnh.

Trân trọng cảm ơn,

Ký tên.

Mẫu 3: Khi mức lương nhà tuyển dụng đưa ra chưa phù hợp

TIÊU ĐỀ MAIL: THƯ TRẢ LỜI LỜI MỜI LÀM VIỆC CHO VỊ TRÍ [TÊN VỊ TRÍ] TẠI CÔNG TY [TÊN CÔNG TY]

Kính gửi Phòng tuyển dụng Công ty [Tên công ty], 

Tôi là [Họ và tên]. Tôi chân thành cảm ơn Quý công ty đã tạo cơ hội để tôi được hiểu thêm nhiều về tầm nhìn của Quý công ty trong buổi phỏng vấn vào ngày [Thời gian phỏng vấn]. Tôi rất vui và rất trân trọng Quý công ty đã tin tưởng trao cơ hội cho tôi đảm nhận vị trí [Tên vị trí] tại Quý công ty. 

Tận đáy lòng, tôi rất biết ơn Quý công ty đã dành thời gian trao đổi và cân nhắc để đưa ra chính sách lương thưởng, phúc lợi phù hợp cho vị trí [Tên vị trí] tại Quý công ty. Tuy nhiên, những thông tin liên quan đến chính sách lương thưởng và phúc lợi của Quý công ty đưa ra chưa thực sự phù hợp với mong đợi của tôi.

Một lần nữa, thật lòng cảm ơn công ty đã quan tâm đến năng lực làm việc của tôi cũng như tạo cơ hội để tôi làm việc tại vị trí [Tên vị trí] của Quý công ty. Hy vọng Quý công ty sẽ sớm tìm được ứng viên phù hợp với vị trí này. 

Hy vọng được có cơ hội hợp tác cùng Quý công ty trong một dịp khác. 

Chúc Quý công ty [Tên công ty] luôn thành công và phát triển.

Trân trọng cảm ơn,

Ký tên.

Kết luận

cách từ chối nhận việc'
Chắc chắn rằng nhờ có Việc Làm 24h ứng viên sẽ biết cách từ chối nhận việc và không còn phải sợ hãi khi viết thư cho nhà tuyển dụng nữa.

Nếu như nhà tuyển dụng có quyền lựa chọn ứng viên thì ở chiều ngược lại ứng viên cũng có quyền lựa chọn công ty phù hợp với mình. Đừng nghĩ rằng việc viết thư từ chối nhận việc cho nhà tuyển dụng là dư thừa. Biết cách từ chối công việc lịch sự và khéo léo cũng là dịp để bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Dù không có cơ hội hợp tác trong hiện tại, nhưng với ấn tượng chuyên nghiệp  bạn để lại cho nhà tuyển dụng, biết đâu được sẽ có thể hợp tác lại trong tương lai.

Qua những cách từ chối nhận việc đầy tinh tế trên, Việc Làm 24h tin rằng bạn sẽ không còn phải “sợ hãi” khi gửi thư từ chối nhận việc cho nhà tuyển dụng nữa đâu nhỉ? Tìm kiếm công việc mới phù hợp hơn, đừng quên truy cập Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.

Ngoài ra, đừng quên các bạn có thể tạo CV thực tập hoàn toàn miễn phí, được thiết kế chuyên nghiệp và có thể tùy chỉnh ngay trên Việc Làm 24h.

Xem thêm: Bật mí 12 lý do khiến bạn chưa thành công như mong ước

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục