BD là gì? Tất tần tật về vị trí Business Development bạn cần biết

Trong thời buổi cạnh tranh kinh doanh, việc tìm kiếm và khai thác các cơ hội kinh doanh tiềm năng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mọi doanh nghiệp. Để làm được việc này, doanh nghiệp nào cũng mong muốn sở hữu đội ngũ BD chuyên nghiệp. BD là gì? Vai trò và công việc của BD là gì? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về BD và những cơ hội của vị trí này.

BD là gì? BD viết tắt của chức vụ gì?

bd là gì
BD là gì? Vai trò của Business Development là gì?

BD là viết tắt của Business Development, có nghĩa là bộ phận phát triển Kinh doanh. Đây là bộ phận quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, đóng vai trò tìm kiếm, khai thác và phát triển các cơ hội hợp tác kinh doanh mới, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng và mở rộng thị trường.

Bộ phận BD được chia thành 2 cấp bậc chính:

  • Business Development Executive: Chuyên viên phát triển kinh doanh. 
  • Business Development Manager: Vị trí quản lý cấp cao, giám đốc phát triển kinh doanh.

Business Development Executive là gì?

Nhân viên Business Development là những người sở hữu kiến thức và kỹ năng về Sales và Marketing. Nhiệm vụ của họ là xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng, đối tác liên quan tới định hướng của doanh nghiệp. 

Business Development Manager là gì?

Business Development Manager (BDM) là trưởng phòng phát triển kinh doanh. BDM có trách nhiệm xác định phương hướng và tầm nhìn phát triển kinh doanh của doanh nghiệp để điều hành, triển khai và thúc đẩy kết quả hoạt động kinh doanh phát triển. 

Tùy vào lĩnh vực và quy mô kinh doanh mà vị trí này đảm nhiệm trách nhiệm khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu của BDM là đảm bảo, tối ưu và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Họ là cầu nối giữa ban lãnh đạo và bộ phận BD.

Vai trò của nhân viên BD là gì?

Vị trí BD là cầu nối trung gian mang lại giá trị lâu dài và thúc đẩy tiềm năng  tăng trưởng các mối quan hệ có giá trị phát triển bền vững đối với doanh nghiệp. 

  • Phát triển data khách hàng: Thông qua triển khai các chiến dịch tiếp thị, đàm phán và xây dựng mối quan hệ gắn liền với chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp, nhân viên BD giúp thu hút và mở rộng danh sách khách hàng. 
  • Tăng doanh số bán hàng: Bằng cách xác định và tận dụng những cơ hội tiềm năng mà thị trường mang lại, nhân viên BD góp phần thúc đẩy mục tiêu doanh số bán hàng.
  • Mở rộng mạng lưới đối tác: Nhân viên BD góp phần thúc đẩy sự tiếp cận của khách hàng tiềm năng và mở rộng mạng lưới đối tác, tạo nền tảng cho các mối quan hệ đối tác chiến lược. 
  • Tạo cơ hội kinh doanh mới: Bằng cách nghiên cứu thị trường, nhân viên BD đề xuất chiến lược kinh doanh sáng tạo và tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp. 
  • Nâng cao nhận thức thương hiệu: Thông qua các chiến dịch tiếp thị và tương tác với đối tác, khách hàng, nhân viên BD giúp xây dựng, duy trì uy tín và nâng cao nhận thức thương hiệu.

BD là nghề gì? Công việc của nhân viên Business Development là gì?

bd là gì
Công việc của nhân viên BD là gì? Yêu cầu tuyển dụng Business Development có khó không?

Căn cứ vào quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà trách nhiệm của Business Development sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung những công việc chính của nhân viên BD cụ thể như sau:

  • Data khách hàng tiềm năng sẽ được bộ phận Marketing tổng hợp và chuyển đến bộ phận BD. Nhân viên BD rà soát, sàng lọc và phân tích dữ liệu để đưa data khách hàng chất lượng cho bộ phận Sales.
  • Tạo lập, phát triển liên hệ và củng cố mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, đối tác chiến lược. 
  • Sau khi xác định nhu cầu của khách hàng, nhân viên BD tiếp cận và thuyết phục khách hàng hiểu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bộ phận BD có thể phối hợp với các bộ phận khác như Marketing, Sales, Product,… để triển khai những buổi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ .
  • Nghiên cứu thị trường và đề xuất những cơ hội kinh doanh để thâm nhập thị trường hoặc hợp tác với các đối tác mới.
  • Báo cáo tình hình kinh doanh theo quy định của doanh nghiệp.

Yêu cầu tuyển dụng Business Development là gì?

Kiến thức chuyên môn: Có kiến thức chuyên môn các ngành quản trị kinh doanh, kinh tế, Marketing,…

Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực B2B, đã từng là nhân viên kinh doanh, nhân viên tiếp thị thị trường hoặc nhân viên Marketing.

Kỹ năng:

  • Thành thạo máy tính văn phòng và các công cụ, phần mềm liên quan đến công việc.
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục và giao tiếp khách hàng. 
  • Kỹ năng tư vấn và bán hàng.
  • Kỹ năng lập kế hoạch.
  • Kỹ năng nghiên cứu thị trường, nhạy bén với các cơ hội kinh doanh.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng đa nhiệm.
  • Có khả năng thiết lập kế hoạch tiếp cận, phát triển, duy trì mối quan hệ với đối tác, khách hàng.
  • Kỹ năng tiếng Anh giao tiếp tốt.
  • Ngoại hình sáng là một lợi thế. 

Mức lương của nhân viên BD có cao không?

Nhân viên Business Development thường có mức thu nhập khá cao, dao động từ 10 – 20 triệu đồng/tháng dựa trên mức độ đạt được các mục tiêu về: 

  • KPI của bộ phận. 
  • Số lượng đối tác, khách hàng được kết nối.
  • Số lượng hợp đồng. 
  • Chất lượng tương tác của khách hàng. 

Bên cạnh đó, nhân viên BD còn có thể nhận được các khoản thưởng doanh thu, thưởng nóng hấp dẫn khi mang về hợp đồng cho doanh nghiệp. 

Điểm khác biệt giữa nhân viên Sales và BD là gì?

bd là gì
Điểm khác biệt giữa Sales và BD là gì? 

Tuy cùng làm việc với khách hàng nhưng mục đích và tính chất công việc của BD và Sales hoàn toàn khác biệt. 

Đối với bản chất công việc

Mục đích của nhân viên Sales (nhân viên bán hàng) là tập trung vào việc bán sản phẩm/dịch vụ hiện có cho khách hàng tiềm năng, chốt đơn hàng và thu về doanh thu trực tiếp. Nhân viên BD tìm kiếm và phát triển cơ hội kinh doanh mới, xây dựng mối quan hệ chiến lược với khách hàng tiềm năng và đối tác, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp.

Sales Business Development
Đối tượng khách hàng Khách hàng tiềm năng đã có nhu cầu và nhận thức về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng tiềm năng mới, những người có thể có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ trong tương lai hoặc những đối tác tiềm năng cho dự án hợp tác.
Mục tiêu Bán sản phẩm/dịch vụ hiện có, chốt đơn hàng và thu về doanh thu trực tiếp. Tìm kiếm và phát triển cơ hội kinh doanh mới, xây dựng mối quan hệ chiến lược với khách hàng tiềm năng và đối tác, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp.
Tính chất Ngắn hạn: áp dụng các chiến lược Sales thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ để giao dịch và tạo ra doanh thu ngay thời điểm hiện tại. Dài hạn: xây dựng chiến lược phát triển khách hàng tiềm năng, đối tác chiến lược và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với mục đích lâu dài.
Đặc trưng nhân viên Tham vọng cao để đạt được mục đích chính là thu nhập. Suy nghĩ và tầm nhìn dựa theo định hướng phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Thu nhập hướng đến mục tiêu lâu dài.

Đối với hành trình khách hàng

Sales và Business Development đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp, nhưng 2 vị trí này hoạt động ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình khách hàng. 

Hành trình khách hàng thường trải qua 5 giai đoạn: Nhận biết – Cân nhắc – Mua hàng – Quay lại Ủng hộ. Điểm giao giữa Business Development và Sales là điểm kết thúc của giai đoạn cân nhắc (BD) và chuyển sang giai đoạn quyết định mua hàng (Sales).

1. Giai đoạn nhận thức (Awareness)

Sales: Ít tham gia vào giai đoạn này.

Business Development:

  • Nghiên cứu thị trường và xác định các đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • Triển khai các chiến lược xây dựng nhận thức về sản phẩm/dịch vụ và thu hút khách hàng tiềm năng.

2. Giai đoạn cân nhắc (Consideration)

Sales: Bắt đầu tham gia vào giai đoạn này.

  • Xác định khách hàng tiềm năng có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.
  • Giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin chi tiết.

Business Development: Hỗ trợ Sales trong việc xác định khách hàng tiềm năng và cung cấp thông tin chi tiết về thị trường.

3. Giai đoạn quyết định (Decision)

Sales: 

  • Chăm sóc khách hàng tiềm năng, giải quyết các vấn đề còn tồn tại và thúc đẩy họ mua sản phẩm/dịch vụ.
  • Thuyết trình và đàm phán để chốt đơn hàng.
  • Hỗ trợ khách hàng trong quá trình thanh toán và mua hàng.

Business Development: Ít tham gia vào giai đoạn này. Có thể hỗ trợ Sales trong việc chốt hợp đồng với khách hàng tiềm năng.

4. Giai đoạn sau bán hàng (Post-Sale)

Sales: 

  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng sau khi mua hàng.
  • Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và giải quyết các vấn đề sau bán hàng.
  • Khuyến khích khách hàng mua thêm sản phẩm/dịch vụ hoặc giới thiệu khách hàng mới.

Business Development: Ít tham gia vào giai đoạn này. Có thể tham gia vào các chương trình khách hàng thân thiết hoặc các chương trình khuyến mãi để duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Sales tập trung vào việc bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng tiềm năng đã có nhu cầu, trong khi Business Development tập trung vào xây dựng nhận thức thương hiệu, phát triển thị trường và tạo ra khách hàng tiềm năng mới. Doanh nghiệp cần phối hợp hiệu quả giữa bộ phận Sales và Business Development để đảm bảo tiếp cận khách hàng tiềm năng ở mọi giai đoạn trong hành trình khách hàng.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ BD là gì và chi tiết công việc của Business Development. Nếu bạn đam mê kinh doanh, có khả năng giao tiếp và luôn khao khát chinh phục những mục tiêu mới thì BD là vị trí công việc lý tưởng. Các bạn có thể tìm hiểu các thông tin tuyển dụng Business Development về mô tả chi tiết yêu cầu công việc, mức lương và ứng tuyển trực tiếp trên Vieclam24h.vn. Chúc bạn thành công.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Tâm sự Business Analyst ngành du lịch: Sẵn sàng chuyển đổi số bản thân để bám trụ với ngành

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục