Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp đôi khi phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn do dịch bệnh hoặc tình hình kinh doanh chung của ngành có sự giảm sút, dẫn đến sự gián đoạn trong nguồn tiền và khiến việc chi trả lương cho nhân viên bị chậm trễ. Với những tình huống như vậy, việc thông báo chậm lương cho nhân viên rất quan trọng. Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ gợi ý một số mẫu thông báo chậm lương đúng chuẩn mà bạn có thể tham khảo ngay trong bài viết bên dưới nhé!
1. Thông báo chậm lương là gì?
Thông báo chậm lương là một văn bản được công ty hoặc tổ chức gửi đến nhân viên để thông báo về việc lương sẽ được trả muộn hơn so với thời điểm dự kiến, do nhiều nguyên nhân, bao gồm tình hình tài chính của công ty, sự gián đoạn trong quy trình thanh toán, hoặc các yếu tố bên ngoài như tình hình kinh doanh khó khăn, dịch bệnh, hoặc các vấn đề pháp lý. Thông báo này thường cung cấp thông tin chi tiết về lý do, thời gian mới dự kiến lương sẽ được trả và hỗ trợ cho nhân viên trong thời gian chờ đợi.
2. Vì sao cần có văn bản thông báo chậm lương?
Theo Điều 97 của Bộ Luật Lao Động 2019, Khoản 4 quy định về việc chậm trả lương như sau:
Trong trường hợp do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã nỗ lực tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn, việc chậm trả lương không được vượt quá 30 ngày. Nếu việc trả lương chậm kéo dài từ 15 ngày trở lên, người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền không ít hơn số tiền lãi được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng tại ngân hàng mà người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động tại thời điểm trả lương.
Dù gặp phải tình huống bất khả kháng và đã cố gắng giải quyết, doanh nghiệp cũng phải tuân thủ quy định về không chậm trả lương quá 30 ngày đối với nhân viên. Mặc dù thông báo về việc chậm lương không được đề cập cụ thể trong văn bản pháp luật, nhưng điều này là cần thiết và nên được thực hiện.
Thông báo về việc chậm trả lương là biểu hiện của sự tôn trọng và quan tâm của doanh nghiệp đối với nhân viên. Thông báo này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lý do và thời gian dự kiến trả lương, giúp nhân viên cảm thấy an tâm và tránh được những phiền toái không đáng có.
Hơn nữa, v thông báo chậm trả lương cũng giúp nhân viên hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty, từ đó có thể sắp xếp tài chính cá nhân hợp lý trong thời gian chờ đợi. Trong trường hợp việc chậm trả lương kéo dài quá mức được quy định, người lao động có quyền phản ánh cho công đoàn hoặc khiếu nại tới Phòng Lao Động tại địa bàn nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
3. Thư thông báo chậm lương gồm nội dung gì?
Cấu trúc của một thông báo thường bao gồm các phần sau:
Tiêu đề:
- Tên công ty và số hiệu văn bản (nếu có).
- Quốc hiệu và tiêu ngữ của công ty.
- Địa điểm, ngày tháng năm.
Phần nội dung:
- Tên văn bản thông báo viết in hoa và in đậm, nêu rõ về việc chậm lương tháng nào.
- Phần kính gửi: ghi rõ người phòng ban, bộ phận nhận thông báo.
- Căn cứ vào quy định pháp luật hoặc hợp đồng lao động.
- Nội dung thông báo cụ thể về lý do chậm lương và thời gian trả lương dự kiến.
Phần kết luận:
- Lời xin lỗi hoặc cảm ơn về sự hiểu biết và sự hỗ trợ của nhân viên.
- Chữ ký của người lập thông báo, giám đốc hoặc thành viên ban lãnh đạo liên quan.
Đây là cách tổ chức thông báo chậm lương rõ ràng và chuyên nghiệp, giúp người nhận thông báo hiểu rõ tình hình và cảm thấy được tôn trọng từ phía công ty.
5. Doanh nghiệp chậm lương của người lao động có bị phạt?
Điều 94 của Bộ Luật Lao Động 2019 quy định về thời hạn trả lương như sau:
Theo quy định này, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn cho người lao động. Trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp, người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Ngoài ra, theo Điều 97 của Bộ Luật Lao Động, doanh nghiệp được phép chậm trả lương tối đa 30 ngày trong trường hợp bất khả kháng và đã thực hiện mọi biện pháp để khắc phục nhưng vẫn không thể trả đúng hạn.
Tuy nhiên, nếu không có lý do chính đáng, việc chậm trả lương chỉ 01 ngày cũng sẽ bị phạt. Trong khi đó, nếu có lý do bất khả kháng, việc chậm trả lương đến 31 ngày sẽ bị phạt.
Mức phạt áp dụng cho người sử dụng lao động chậm trả lương được quy định trong khoản 2 của Điều 17 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể, mức phạt sẽ tăng dần tùy theo số lượng người lao động:
- Chậm lương 1-10 người lao động: phạt từ 5-10 triệu đồng.
- Chậm lương 11-50 người lao động: phạt từ 10-20 triệu đồng.
- Chậm lương 51-100 người lao động: phạt từ 20-30 triệu đồng.
- Chậm lương 101-300 người lao động: phạt từ 30-40 triệu đồng.
- Chậm lương từ 301 người lao động trở lên: phạt từ 40-50 triệu đồng.
Mức xử phạt hành chính cho hành vi chậm trả lương có thể lên tới 100 triệu đồng, đặc biệt khi áp dụng cho người sử dụng lao động cá nhân. Theo khoản 1 của Điều 6 trong Nghị định 12, mức phạt sẽ gấp đôi đối với người sử dụng lao động là tổ chức. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn phải khắc phục hậu quả bằng cách trả đầy đủ lương và tiền lãi cho người lao động, với mức lãi suất được tính theo lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước vào thời điểm xử lý vi phạm.
6. Một số mẫu thông báo chậm lương hiện nay
Mẫu thông báo chậm lương người lao động: Tải ngay tại đây!
Mẫu thông báo chậm lương kèm bảng tạm ứng: Tải ngay tại đây!
Mẫu thông báo chậm lương do dịch bệnh: Tải ngay tại đây!
Tạm kết
Chủ động thông báo chậm lương sẽ giúp doanh nghiệp và người lao động tránh được những hiểu lầm không mong muốn. Phương án tối ưu vẫn là doanh nghiệp nên tuân thủ đúng thời hạn trả lương theo quy định pháp luật và đảm bảo bảo vệ quyền lợi của người lao động. Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!
Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Vieclam24h.vn để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!
Xem thêm: Giam lương là gì? Doanh nghiệp có được phép giam lương nhân viên không?