1. Đánh giá thể hiện của ứng viên
Thần thái tự tin là điều quan trọng nhưng không phải ứng viên tiềm năng nào cũng có thể tạo được ấn tượng mạnh mẽ và thể hiện bản thân. Vì vậy, bạn cần chú trọng đặt ra những tình huống khó và các câu hỏi để kiểm tra cách ứng biến và thái độ của ứng viên. Thông qua đó, hãy ghi chú lại cụ thể biểu hiện của ứng viên và ấn tượng của bạn về họ.
2. Đánh giá dựa trên thang điểm
Mỗi ngày phỏng vấn rất nhiều ứng viên khiến bạn không thể nhớ hết mọi thông tin. Vì vậy, bạn cần lưu lại thông tin bằng cách ghi chú mọi đánh giá dựa trên thang điểm cố định.
Từ phổ điểm đã lên sẵn, bạn có thể dễ dàng so sánh, đối chiếu và chọn ra ứng viên một cách chuẩn xác nhất. Đừng ỷ lại vào bộ nhớ của mình để tránh sai sót dẫn đến tuyển dụng sai người hoặc bỏ qua những người xuất sắc.
3. Luôn công bằng
Một yếu tố thường ảnh hưởng đến kết quả đánh giá phỏng vấn là nhà tuyển dụng thường nhớ các ứng viên phỏng vấn đầu tiên hơn những người tham gia sau cùng. Đây có thể là tâm lý bình thường của mỗi người nhưng bạn cần khách quan hơn trong quy trình tuyển dụng vì mục đích cuối cùng của việc phỏng vấn vẫn là tìm ra ứng viên phù hợp.
4. Sàng lọc ứng viên
Sau khi đánh giá trên thang điểm, bạn cần cân nhắc kỹ và loại bỏ những ứng viên không đáp ứng yêu cầu cần thiết như kỹ năng, trình độ, bằng cấp,… Sau khi danh sách các ứng viên tiềm năng đã được rút gọn, bạn hãy sắp xếp lại một cách khoa học và bắt đầu áp dụng các quy trình tiếp theo của tuyển dụng như làm bài test, phỏng vấn vòng 2,…
Quy trình tuyển dụng yêu cầu bạn phải kỹ lưỡng để đảm bảo không bị sót bất kỳ ứng viên tiềm năng nào, hy vọng 4 bước trên sẽ giúp bạn tuyển được ứng viên tốt!