Trắc nghiệm MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) giúp xác định kiểu tính cách của một người và giúp họ hiểu hơn về bản thân mình. Bài trắc nghiệm này sẽ chia bạn vào một trong 16 nhóm tính cách khác nhau, trong đó, INFP được đánh giá là một trong những kiểu tính cách có tình cảm, sự cân bằng và dễ kết nối với cộng đồng. Với đặc trưng tính cách như vậy, INFP sẽ phù hợp với những ai, hợp làm công việc gì,… Tất cả sẽ được Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cùng bạn tìm hiểu ngay bài viết bên dưới.
1. INFP là gì?
INFP là viết tắt của Introverted (hướng nội), Intuitive (trực giác), Feeling (cảm xúc), Perceiving (linh hoạt), với các tên thường được gọi như nhà hoà giải, người lý tưởng hoá, người duy tâm,… Trên thế giới hiện chỉ có khoảng 4% người thuộc nhóm INFP.
Những người có kiểu tính cách này thường chú trọng về tình cảm và tìm kiếm sự cân bằng, họ quan tâm đến giá trị tinh thần và sự hạnh phúc của người khác. Người thuộc nhóm tính cách INFP cũng thích sự tự do và khá cảm tính trong quá trình quyết định, lý tưởng của họ thường là theo đuổi ước mơ của chính mình.
Xem thêm: Giải mã tính cách INTP: Nhà tư duy INTP phù hợp với nghề nghiệp nào
2. Đặc trưng nhóm tính cách
Các chữ viết tắt trong cụm “INFP” đã một phần nói lên đặc trưng tính cách của nhóm người này. INFP sở hữu một số đặc điểm nổi bật như hướng nội, có xu hướng dùng trực giác, thiên về cảm xúc và tương đối linh hoạt. Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tính cách của nhóm INFP:
Introverted (Hướng nội): INFP là những người tự lập và thích cô đơn. Họ thích ở một mình để tập trung suy nghĩ và tái tạo năng lượng.
Intuitive (Trực giác): Họ có khả năng nhìn ra mối quan hệ giữa các sự việc đã xảy ra hoặc sắp xảy ra, từ đó dễ dàng tìm ra những ý tưởng mới.
Feeling (Cảm xúc): INFP là một người rất tình cảm và luôn quan tâm đến cảm xúc của người khác. Họ quyết định dựa trên cảm nghĩ của chính mình với mong muốn giúp đỡ mọi người.
Perceiving (Linh hoạt): Đây cũng là những người thích sự tự do và không thích bị ràng buộc bởi các quy tắc. Họ luôn nhìn nhận một cách linh hoạt vấn đề để có thể đưa ra những thay đổi phù hợp nhất với hoàn cảnh và khả năng.
Vì tính cách của nhóm INFP dựa trên các đặc điểm trên nên sẽ có một số điểm mạnh và điểm yếu như sau:
Điểm mạnh:
- Là một người giàu tình cảm
- Nhanh nhạy và linh hoạt
- Quan tâm đến các vấn đề cộng đồng
- Có trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo
- Bình tĩnh, tự tin trong mọi trường hợp
- Chân thành và tận tâm
Điểm yếu:
- Là một người khá nhạy cảm
- Các quyết định thường hay cảm tính
- Khá cứng đầu và bảo thủ
- Đôi khi hơi mơ mộng và không chắc chắn về quyết định của bản thân
- Cần nhiều thời gian để xử lý các vấn đề
3. Sự khác nhau giữa INFP-A VÀ INFP-T là gì?
Dù cùng thuộc một nhóm tính cách, song INFP cũng được phân ra làm hai trường phái khác nhau gồm INFP-A (Assertive) và INFP-T (Turbulent)
INFP-A (Người hoà giải quyết đoán): Kiểu INFP có tính cách chủ động, tự tin và dũng cảm trong việc thể hiện quan điểm của họ. Họ rất kiên quyết với những ý kiến của mình và sẵn sàng tranh luận. Đây cũng là những người có khả năng quản lý tốt cảm xúc của bản thân hơn nhóm còn lại.
INFP-T (Người hoà giải hỗn loạn): Kiểu INFP có tính cách tự do và hơi vội vã hơn trong mọi vấn đề. Họ thường tìm kiếm sự độc lập và tránh xung đột nên sẽ không quá kiên định với quyết định của mình. Họ sẽ có khả năng tự điều chỉnh tốt và cảm thấy khá thoải mái khi có nhiều sự lựa chọn hoặc được phép tự do đưa ra ý kiến.
Cả hai kiểu INFP đều tập trung vào giá trị của bản thân và cố gắng tìm kiếm mối quan hệ sâu sắc và chân thành. Tuy nhiên, cả hai trường phái INFP này có thể khác nhau trong việc thể hiện ý kiến hoặc quản lý cảm xúc của bản thân.
Xem thêm: Giải mã INTJ: Nhà quân sư đầy chiến lược chỉ chiếm 2% dân số thế giới
4. Nghề nghiệp phù hợp
Với các đặc trưng tính cách như trên thì người thuộc nhóm INFP sẽ phù hợp với những nghề nghiệp cần sự tận tình, trách nhiệm và tình cảm, có thể để lại dấu ấn cá nhân trong công việc. Một số nghề phù hợp với người INFP như:
Nhà văn: INFP có khả năng tạo ra các tác phẩm đầy hấp dẫn với trí tưởng tượng phong phú của mình, họ có thể sáng tạo và truyền cảm hứng cho nhiều người thông qua viết lách.
Nhà tâm lý hoặc chuyên gia tư vấn: INFP có thể giúp đỡ mọi người trong việc giải quyết vấn đề cá nhân, đặc biệt ở mảng cảm xúc, tâm lý.
Nhân viên chăm sóc khách hàng: Mặc dù có phần hướng nội nhưng INFP có khả năng giao tiếp tương đối tốt và tạo thiện cảm với khách hàng, dễ dàng giúp họ hài lòng khi xử lý các vấn đề như phản hồi, khiếu nại,…
Nhân viên quan hệ công chúng (PR): Những người có tính cách INFP có thể xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác và nhân viên vì thế chức vụ này khá phù hợp với họ.
Y tá, điều dưỡng: INFP có thể giúp đỡ mọi người trong việc giải quyết vấn đề sức khỏe với sự tận tâm, ân cần và chu đáo của nhóm tính cách này.
Bên cạnh đó, những người thuộc nhóm tính cách INFP cũng nên cân nhắc các nghề nghiệp gò bó và cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sẽ không phù hợp như: kiểm toán, kế toán, luật sư, kiểm sát viên, nhân viên hành chính, nhân viên ngân hàng,…
5. INFP hợp với nhóm tính cách nào?
Được xếp vào nhóm tính cách “Idealist” trong phân loại MBTI, như vậy họ sẽ có xu hướng hợp với các tính cách chung nhóm và có cùng những đặc điểm tương tự như ENFP, INFJ, và ENFJ.
Những nhóm tính cách này đều có một trái tim nhạy bén, sống tình cảm và quan tâm mạnh đến sự thật và sự công bằng. Họ cũng có xu hướng tìm kiếm mối quan hệ chân thật và sâu sắc với người khác, đồng thời cũng mong muốn có một sứ mệnh tốt đẹp trong cuộc đời. Tuy nhiên, các loại tính cách này có một số đặc điểm riêng biệt nhất định, ví dụ như cách nhìn nhận vấn đề và quản lý cảm xúc. Ngoài ra, mối quan hệ của INFP với các nhóm tính cách khác còn có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự tương đồng về quan điểm cá nhân, cũng như cách họ tư duy và giao tiếp.
6. Những lưu ý để giúp INFP phát triển hơn trong cuộc sống, sự nghiệp
INFP là nhóm tính cách khá ấn tượng khi họ có tài năng, khả năng nhưng lại có phần hơi dè dặt và khép kín. Vì thế, chỉ cần thay đổi và nắm bắt một số nguyên tắc dưới đây, người nhóm INFP chắc chắn sẽ tiến xa hơn trong tương lai:
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp: những người thuộc nhóm INFP cần phải cố gắng để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình, đặc biệt là trong các tình huống chính trị hoặc kinh doanh.
- Học cách quản lý thời gian: INFP thường quá tập trung vào những sở thích của mình, nên cần phải học cách quản lý thời gian để hoàn thành nhiệm vụ và công việc hơn.
- Định hướng cho nghề nghiệp: Cần phải tìm hiểu về những nghề nghiệp phù hợp với tính cách của mình và tìm kiếm các cơ hội để vận dụng sở trường của mình trong nghề nghiệp.
- Xác định mục tiêu và kế hoạch: những bạn INFP cần phải xác định mục tiêu và kế hoạch chi tiết để đạt được những gì mình muốn trong cuộc sống và sự nghiệp.
- Học cách chấp nhận: Nên chấp nhận cuộc đời không giống như lý tưởng tuyệt vời của bản thân, sống thực tế hơn và tránh để cảm xúc lấn át lý trí.
Tạm kết
Mong rằng với những chia sẻ của Việc Làm 24h trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về nhóm tính cách INFP. Nhìn chung, INFP là nhóm tính cách có những điểm mạnh thiên về cảm xúc và khả năng kết nối với nhiều người, họ có trong mình sự nhạy cảm cần thiết và lòng tự trọng, Tuy nhiên, INFP cũng có một số điểm yếu như khó tập trung và có xu hướng bỏ qua một số chi tiết quan trọng. Vì thế, nếu bạn là một INFP thì nên chú ý và cải thiện để có thể thành công hơn trong cuộc sống lẫn sự nghiệp.
Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác tại Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!
Xem thêm: Khi nào nên khởi nghiệp: Đừng vội vàng nếu đang có 5 điều này