Bao giờ cưới: Câu hỏi ám ảnh nhiều người trẻ đi làm và nỗi sợ kết hôn

Bạn cảm thấy sợ hãi trước một mối quan hệ gắn kết lâu dài? Những ám ảnh tâm lý thời ấu thơ hay nhiều cuộc chia ly đẫm nước mắt khiến bạn mất niềm tin vào hôn nhân? Có thể bạn là một trong số những người mắc Gamophobia – hội chứng sợ kết hôn. Vậy chính xác hội chứng sợ kết hôn là gì? Làm thế nào khắc phục hội chứng sợ kết hôn? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu giải mã Gamophobia qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Tìm hiểu đôi nét về hội chứng sợ kết hôn

Hội chứng sợ kết hôn là gì?

Hội chứng sợ kết hôn hay sợ hôn nhân (Gamophobia) là nỗi sợ hãi cực độ trước sự cam kết hay ràng buộc, nhất là sự cam kết trong các mối quan hệ. Trong tiếng Hy Lạp, “Gamos” có nghĩa là “hôn nhân”, còn “Phobos” có nghĩa là “ám ảnh” hay “sợ hãi”. 

sợ kết hôn
Hội chứng sợ kết hôn xuất hiện ở nhiều bạn trẻ

Những người mắc chứng ám ảnh này thường không duy trì được các mối quan hệ lâu dài, thậm chí là gặp khó khăn để gắn kết tình bạn và những mối quan hệ khác.

Bên cạnh đó, người mắc hội chứng sợ hôn nhân còn cảm thấy hoang mang, lo lắng nếu đang hoặc sắp bước vào một mối quan hệ cam kết hay có ai đó mong đợi hoặc muốn sự cam kết từ họ. Một số dấu hiệu nhận biết những người mắc chứng Gamophobia là:

  • Không thể xây dựng hoặc duy trì những mối quan hệ mật thiết lâu dài.
  • Luôn trải qua nỗi lo lắng tột độ khi trong một mối quan hệ, thường xuyên lo sợ về sự kết thúc của mối quan hệ nào đó.
  • Cảm thấy lo lắng khi chứng kiến cuộc sống hạnh phúc của một cặp đôi hoặc vợ chồng.
  • Có xu hướng đẩy mọi người ra xa hoặc kết thúc mối quan hệ một cách đột ngột.

Một số nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ kết hôn

Áp lực từ xã hội

Xã hội tạo nên những áp lực vô hình đối với người trẻ về việc kết hôn và lập gia đình. Chính vì vậy, nhiều người cảm thấy áp lực khi nhận thấy mình chưa sẵn sàng hoặc không muốn kết hôn. Điều này có thể dẫn đến tâm lý lo lắng, stress kéo dài, và khiến cho họ từ chối hoặc trì hoãn một mối quan hệ gắn bó.

sợ kết hôn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ kết hôn

Sự sợ hãi về cam kết

Đối với một số người, sự cam kết và trách nhiệm trong một mối quan hệ tình cảm là điều rất đáng sợ. Họ sợ rằng việc kết hôn sẽ buộc họ phải đối mặt với những ràng buộc và trách nhiệm lớn. Những người này thường không muốn chịu trách nhiệm cho bất kỳ một người nào khác ngoài chính bản thân họ.

Thiếu tự tin

Trên thực tế, thiếu tự tin cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sợ kết hôn. Một số người cảm thấy mình không đủ sự thu hút hoặc không đủ giá trị để kết hôn. Thậm chí, họ còn thiếu tự tin đối với khả năng duy trì một mối quan hệ tình cảm lâu dài.

Chịu tác động từ gia đình và bạn bè

Gia đình và bạn bè có thể đóng vai trò quan trọng trong quyết định một người đối với việc kết hôn. Nếu cảm thấy gia đình hoặc bạn bè không tán thành với mối quan hệ tình cảm của mình, hoặc có những mâu thuẫn và xung đột trong quan hệ tình cảm, họ sẽ cảm thấy sợ hãi và từ chối kết hôn.

sợ kết hôn
Hội chứng sợ kết hôn gây căng thẳng kéo dài

Tổn thương từ quá khứ

Một nguyên nhân khác dẫn đến hội chứng sợ kết hôn là tổn thương trong quá khứ. Những mối quan hệ tình cảm đổ vỡ trong quá khứ sẽ để lại hậu quả trong tâm trí của một người. Họ sợ mình lại một lần nữa bị tổn thương nên luôn khép mình trước những mối quan hệ mới.

Bên cạnh đó, những trải nghiệm tiêu cực trong gia đình cũng dẫn đến hội chứng sợ kết hôn. Nếu từng sống trong một gia đình không hạnh phúc hoặc bị cha mẹ bỏ rơi trong quá khứ, bạn có thể không muốn có gia đình riêng vì sợ kết cục tương tự.

Người trẻ sợ kết hôn vì gánh nặng công việc

Hiện nay, nhiều người trẻ sợ kết hôn vì mong muốn xây dựng sự nghiệp. Với nhiều người trẻ, sự nghiệp chính là ưu tiên hàng đầu của cuộc đời. Thậm chí, họ sẵn sàng hy sinh tình yêu và hôn nhân để tập trung vào việc phát triển sự nghiệp.

Một nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng sợ kết hôn vì áp lực công việc là do thời gian làm việc kéo dài. Đối với một số ngành nghề như lập trình viên, nhân viên ngân hàng, luật sư, bác sĩ, y tá,…, thời gian làm việc có thể kéo dài suốt cả ngày và đêm. Vì vậy, những người làm việc trong các lĩnh vực này thường không có đủ thời gian để tìm kiếm và nuôi dưỡng mối quan hệ tình cảm.

sợ kết hôn
Nhiều người trẻ áp lực việc kết hôn

Ngoài ra, nhiều người trẻ mong ước tự do tài chính càng sơm càng tốt. Họ sợ rằng một mối quan hệ tình cảm và hôn nhân sẽ gây tốn kém nhiều tiền bạc, làm ảnh hưởng đến việc tích lũy tài sản và đầu tư cho sự nghiệp.

Thêm vào đó, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động cũng có thể gây áp lực cho người trẻ. Họ quan điểm rằng việc kết hôn và sinh con sẽ làm giảm khả năng thăng tiến, khiến họ trở nên thua kém trước những đối thủ khác.

Tất cả những áp lực này đều có thể dẫn đến hội chứng sợ kết hôn ở người trẻ. Vì vậy, cần có những giải pháp để giúp họ cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống cá nhân. 

sợ kết hôn
Gamophobia là hội chứng thường gặp ở cuộc sống hiện đại

Không kết hôn trở thành sự lựa chọn của người trẻ?

Trên thực tế, không đơn thuần là nỗi sợ, không kết hôn đã trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Rất nhiều cặp đôi hiện nay có xu hướng chọn cách sống chung thay vì đưa ra một lời cam kết hay ràng buộc giấy tờ. 

Nỗi ám ảnh mang tên “hôn nhân”

Trong xã hội trước, phụ nữ không lấy chồng thường bị cho là “kén cá chọn canh” hay quá khó tính nên mới độc thân. Tuy nhiên, ở thời hiện đại, phụ nữ độc thân đã trở thành sự lựa chọn. Nhiều người cho rằng việc kết hôn và sinh con không quan trọng trong cuộc đời họ. Thậm chí, một số quốc gia đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích kết hôn nhưng vẫn “đâu vào đấy”. Có rất nhiều nỗi ám ảnh xung quanh hôn nhân, như rơi vào một mối quan hệ toxic hay gánh nặng về kinh tế. Chính vì thế, hôn nhân đã trở thành một bài toán khó đối với người trẻ. 

Xem thêm: Retail Therapy: Khi người trẻ vung tiền mua sắm để chạy trốn áp lực

Phụ nữ hiện đại lo ngại kết hôn

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ hiện đại có xu hướng chọn cuộc sống độc thân thay vì kết hôn. Những lý do khiến họ hình thành tư tưởng này là: đối phương có người thứ 3, cơ hội nghề nghiệp đang rộng mở, ưa chuộng cuộc sống độc lập, cảm thấy an toàn khi ở cùng người thân,…

Thực tế cho thấy, khi bước chân vào hôn nhân, phụ nữ thường chịu nhiều hy sinh hay phải đánh đổi về mặt sức khỏe, tinh thần. Hầu hết phụ nữ ngày nay đều muốn có một sự nghiệp viên mãn, không mang gánh nặng như của người vợ nội trợ truyền thống, chăm sóc cha mẹ già hay nuôi dạy con cái. 

Nghiên cứu trên tạp chí khoa học Nature đã chỉ ra phụ nữ sẽ tiết ra dopamine (hormone hạnh phúc) khi họ tham gia vào những hoạt động vì lợi ích xã hội, trong khi đó, nam giới sẽ ưu tiên lợi ích của chính mình hơn.

Nhìn chung, trước những thay đổi của xã hội, không kết hôn đã trở thành sự lựa chọn của nhiều người, nhất là những người ưa chuộng cuộc sống tự do, độc lập. 

Cách tự tin hơn vào quyết định kết hôn của bản thân

Soi rọi quá khứ của mình

Để đối phó với Gamophobia, bạn có thể dành thời gian để suy nghĩ về lịch sử tình cảm của mình. Thông qua đó, bạn sẽ xác định được những ảnh hưởng của hội chứng sợ kết hôn đến các mối quan hệ trong quá khứ. Những mối quan hệ này đã bị ảnh hưởng như thế nào? Bạn đã từng rời bỏ các mối quan hệ? Bạn có từng cô lập chính mình hay không? Hay bạn thường tự đánh mất mối quan hệ khi mọi thứ đang tốt đẹp?

Nghĩ về nhu cầu của mình

Hãy xem xét nỗi sợ có ngăn cản bạn khỏi những điều mình thực sự mong muốn hay không. Bạn có thể không muốn hoặc không sẵn sàng cho một mối quan hệ nghiêm túc, lâu dài, cam kết. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mình đang bỏ lỡ một điều tốt đẹp, bạn phải đối phó với nỗi sợ của mình ngay lập tức. Việc này giúp bạn xây dựng một mối quan hệ lành mạnh, yêu thương và lâu dài với người khác.

Viết nhật ký

Việc ghi lại suy nghĩ và nỗi sợ của mình bằng cách viết nhật ký có thể giúp bạn khám phá những cảm xúc mình đang trải qua. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra những mô hình bên trong suy nghĩ và hành vi của mình. 

sợ kết hôn
Thực hành những bài tập kỹ năng chữa lành tâm hồn

Thực hành kỹ năng giảm căng thẳng

Bắt đầu thực hành các kỹ năng giảm căng thẳng như hít thở sâu, thiền định, yoga hoặc chú ý đến hiện tại. Khi bắt đầu cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi, bạn có thể sử dụng những kỹ năng này để làm dịu tâm trí và cơ thể của mình.

Xem thêm: Healing là gì? Bật mí TOP 5 bộ phim healing xoa dịu tâm hồn đáng xem

Tìm hiểu thêm về tình yêu và hôn nhân

Đọc sách, tìm kiếm thông tin từ những nguồn đáng tin cậy để hiểu rõ hơn về tình yêu, hôn nhân và các yếu tố quan trọng cần có để tạo dựng một mối quan hệ bền vững. Việc này giúp bạn định hướng lại suy nghĩ và đánh giá lại giá trị của tình yêu trong cuộc sống.

Tham gia các hoạt động xã hội

Đi dã ngoại, tham gia các câu lạc bộ, tập thể dục, tham gia những sự kiện xã hội,…, sẽ giúp bạn gặp gỡ được nhiều người và có cơ hội tìm hiểu cũng như trải nghiệm các mối quan hệ khác nhau. Việc này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để đối phó với hội chứng sợ kết hôn.

Tập trung vào hiện tại

Đừng lo lắng quá nhiều về tương lai hoặc các vấn đề của quá khứ. Tập trung vào hiện tại, hãy tận hưởng những khoảnh khắc đẹp và trân quý những mối quan hệ bạn đang có. Nếu tập trung vào hiện tại, bạn có thể giảm được những áp lực và lo lắng về tương lai. Đồng thời, bạn cũng sẽ nhanh chóng lấy lại sự tự tin và thoải mái trong mối quan hệ của mình.

Nhìn chung, hội chứng sợ kết hôn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hình thành và duy trì các mối quan hệ. Qua bài viết trên, Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ và có cái nhìn sâu sắc hơn về hội chứng này. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những bài biết hay và thú vị khác bạn nhé!

Xem thêm: Nên học nghề gì khi không học Đại học? Top 8 nghề nghiệp lương cao hiện nay

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục