Những giờ làm việc kéo dài, deadline gấp rút và áp lực từ công việc đầy áp lực khiến dân văn phòng bị cuốn vào vòng xoáy căng thẳng và mệt mỏi, khiến cho sức khỏe và tinh thần lao dốc không phanh. Trong những lúc như thế này, biết cách thư giãn và giải tỏa căng thẳng là điều vô cùng quan trọng. Thông qua việc tìm hiểu và áp dụng các phương pháp thư giãn phù hợp, chúng ta có thể tìm lại sự cân bằng và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. Trong bài viết này của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, chúng ta sẽ khám phá và ý nghĩa Relaxation là gì, đặc biệt là những cách thư giãn đơn giản và thú vị.
Relaxation là gì?
Relaxation, hay còn được gọi là thư giãn, là quá trình giảm bớt căng thẳng và xả stress trong cả cơ thể và tâm trí. Đó là trạng thái của sự bình yên và thoải mái, khi chúng ta không bị áp lực từ công việc, cuộc sống hay những tác động tiêu cực khác.
Xem thêm: Mental health là gì? 4 cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả cho nhân viên
Tầm quan trọng của Relaxation là gì trong cuộc sống bận rộn?
Với nhịp sống hối hả ngày nay, thế giới xung quanh ngày càng bận rộn hơn bao giờ hết. Lịch trình kín mít và công việc quá tải khiến chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy căng thẳng, mệt mỏi gây nên những hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe, tâm trí. Nhiều dân văn phòng thường đề cao năng suất và hiệu quả công việc mà quên mất những giây phút cho bản thân được thư giãn.
Có nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau để thực hiện Relaxation. Điều quan trọng là tìm ra những phương pháp thư giãn phù hợp với bản thân nhằm giảm bớt căng thẳng, giúp cân bằng và tái tạo năng lượng. Khi chúng ta đạt được trạng thái thư giãn, cơ thể tự động phản ứng bằng cách giảm tiết hormone căng thẳng, điều hoà nhịp tim và huyết áp, đồng thời tạo ra trạng thái tâm lý thoải mái và sảng khoái. Không những thế, khi thực Relaxation như một thói quen hằng ngày, các bạn có thể tăng cường sự tập trung, cải thiện trạng thái tâm lý, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Xem thêm: 10 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng giúp dân văn phòng sạc lại năng lượng
Gợi ý 10 cách Relaxation cho dân văn phòng bận rộn
1. Hít thở sâu
Hít thở sâu là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm căng thẳng và thư giãn Khi căng thẳng, chúng ta thường có xu hướng thở ngắn, nông và gấp gáp, điều này cản trở sự lưu thông của oxy trong cơ thể và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hệ thần kinh.
Hít thở sâu, chậm rãi giúp chúng ta làm dịu tâm trạng, giảm căng thẳng và đạt được trạng thái thư giãn. Hãy thử thực hiện các bước sau:
- Đặt một tay lên ngực và tay còn lại lên bụng.
- Thở vào qua mũi, đồng thời cảm nhận độ rộng mở của bụng. Hãy cố gắng hít thật sâu và chậm, kéo dài từ 3 – 5 giây.
- Giữ hơi trong 1 – 2 giây, sau đó thở ra chậm và nhẹ nhàng qua miệng hoặc mũi. Khi thở ra, tập trung vào cảm giác của không khí thoát ra khỏi cơ thể.
Lặp lại quá trình này trong khoảng 5 – 10 phút, tập trung vào hơi thở và cảm nhận sự thư giãn dần dần lan tỏa trong cơ thể.
2. Thiền
Thiền là phương pháp tập trung và thư giãn tâm trí được truyền từ hàng ngàn năm qua. Thiền có nhiều phương pháp và kỹ thuật thuộc nhiều trường phái khác nhau, nhưng về cơ bản, bản chất của thiền là giữ cho tâm trí không nghĩ gì cả. Qua thiền, chúng ta tạo ra trạng thái tĩnh lặng, thức tỉnh cho tâm trí mà không bị cuốn theo những phiền não, suy nghĩ mông lung. Không những thế, thiền còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giải quyết chứng rối loạn giấc ngủ, tăng cường khả năng tập trung và nhận thức của mỗi người.
Thực hiện thiền không đòi hỏi nhiều thứ phức tạp như nhiều người hay lầm tưởng, bạn có thể ngồi trên một chiếc ghế hoặc trên thảm, với tư thế thoải mái và tập trung vào hơi thở, nhịp tim hoặc điều gì đó bạn chọn làm điểm tập trung. Quan trọng nhất là thực hành đều đặn và kiên nhẫn, bởi vì kỹ năng thiền và tâm thức an yên của chúng ta sẽ phát triển theo thời gian.
Xem thêm: Meditation là gì? Giũ sạch muộn phiền, căng thẳng khi thiền định đúng cách
3. Giao tiếp xã hội
Do nhịp sống hối hả và khép kín, giao tiếp xã hội có thể là thách thức của nhiều dân văn phòng bận rộn hiện nay. Các bạn có thể dành vài phút trong giờ nghỉ trưa, sau giờ làm việc hoặc vào cuối tuần để gọi điện, nhắn tin thăm hỏi, tán gẫu, trò chuyện,… với vài người bạn thân, những người thân yêu trong gia đình hoặc tham gia các diễn đàn trực tuyến để trò chuyện, tương tác với cộng đồng. Thay vì cố gắng liên hệ với nhiều người một lúc, hãy tập trung vào người mà bạn cảm thấy thoải mái.
4. Kỹ thuật kéo căng cơ PMR trong relaxation là gì?
PMR – Progressive Muscle Relaxation là kỹ thuật thư giãn sâu cho cơ thể được phát triển bởi nhà tâm lý học Edmund Jacobson vào những năm 1920. Phương pháp PMR chỉ ra rằng trạng thái căng thẳng tinh thần liên kết chặt chẽ với trạng thái căng thẳng cơ bắp trên cơ thể. Cho đến nay, PMR đã chứng minh được hiệu quả trong việc giảm căng thẳng và tạo ra sự thư giãn toàn diện trong cơ thể.
Kỹ thuật PMR chú trọng thực hiện siết chặt từng nhóm cơ, sau đó thả lỏng hoàn hoàn. Quá trình thực hiện PMR diễn ra trong 10 – 20 phút, bắt đầu từ chi dưới rồi kết thúc ở cơ bụng, ngực, mặt. Bằng cách tập trung vào từng nhóm cơ, chúng ta có thể nhận ra được sự căng thẳng trong cơ thể và học cách giải phóng nó.
Cách thực hiện Progressive Muscle Relaxation là gì?
- Tập trung hít vào, siết một nhóm cơ như cơ đùi trên trong vòng 5 – 10 giây.
- Thở ra, thả lỏng nhanh nhóm cơ đó.
- Dành 10 – 20 giây thư giãn, sau đó chuyển sang nhóm cơ như cơ vòng ba.
- Trong lúc giải phóng sự căng thẳng, cố tập trung vào những thay đổi khi nhóm cơ thư giãn.
- Thực hiện lần lượt từng nhóm cơ.
Phương pháp PMR còn có thể cải thiện giấc ngủ, giảm đau các cơ và cải thiện tâm trí hiệu quả. Các bạn có thể tìm các video hướng dẫn PMR trực tuyến để thực hiện quy trình đúng cách.
5. Dành cho bản thân 5 – 10 phút sống chậm
Nếu không quen với áp lực thời gian, gấp gáp và vội vàng là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta trở nên căng thẳng. Hãy dành 5 – 10 phút cho riêng mình được thả lỏng có thể tạo ra những bước khởi đầu tuyệt vời. Các bạn có thể thức dậy sớm 10 phút để đi dạo xung quanh, tận hưởng cảnh quan thiên nhiên yên bình, ngắm nhìn mặt trời mọc, hít thở không khí trong lành,… Hoặc tự thưởng cho bản thân bằng cách nhâm nhi từng ngụm cà phê, thưởng thức bữa ăn sáng,… Cách này giúp bạn nạp năng lượng và chuẩn bị tinh thần trước những thử thách sắp đến.
Xem thêm: Cách thực hành lòng biết ơn mỗi ngày nâng cấp chất lượng cuộc sống
6. Vận động
Vận động đều đặn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần. Khi chúng ta vận động, cơ thể tạo ra endorphins “hoá giải” những ức chế tinh thần và sản sinh năng lượng tích cực. Vận động giúp lưu thông máu, tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp, cải thiện chất lượng giấc ngủ và đặc biệt là duy trì cân nặng ổn định.
Nếu dân văn phòng không có nhiều thời gian để vận động, các bạn có thể chọn đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, có thể là trước khi đi làm, trong giờ nghỉ trưa hoặc sau giờ làm việc. Hoặc dành ít nhất 15 – 20 phút mỗi ngày để tập thể dục như chạy bộ, nhảy dây, tập yoga hoặc tập các bài cardio, aerobic, squat, lunge,… tại nhà. Nếu có nhiều thời gian hơn, các bạn có thể tham gia các lớp tập thể dục, phòng tập gym,… gần văn phòng để di chuyển thuận tiện. Ngoài ra, hãy tận dụng thời gian giải lao để đi dạo xung quanh văn phòng hoặc thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng kéo căng cơ bắp để xua đuổi những bộn bề lo toan hiệu quả.
7. Nghe nhạc, xem phim để relaxation là gì?
Nghe nhạc và xem phim là những hoạt động giải trí tuyệt vời để thư giãn và giảm căng thẳng hiệu quả. Nghe nhạc có thể giúp bạn tạo ra không gian riêng để thư giãn và lắng đọng tâm trí. Tùy thuộc vào sở thích cá nhân, bạn có thể chọn nghe nhạc nhẹ nhàng và thư thái như nhạc jazz, nhạc cổ điển hoặc nhạc New Age. Hoặc nếu bạn muốn nâng cao năng lượng và tinh thần, nhạc pop, nhạc rock hoặc nhạc EDM cũng là lựa chọn tốt. Bạn có thể hát theo những bài hát yêu thích để hoà vào nhịp điệu và giải tỏa căng thẳng.
Nếu bạn thích xem phim, hãy chọn một bộ phim như phim hài, phim hoạt hình, phim tình cảm hoặc thậm chí những bộ phim hành động. Trong thời gian xem phim, bạn có thể rời xa những áp lực thường trực trong công việc và tận hưởng những câu chuyện hấp dẫn, sinh động trên màn ảnh. Hãy tắt điện thoại di động và tận hưởng thời gian riêng của bạn.
Xem thêm: Healing là gì? Bật mí TOP 5 bộ phim healing xoa dịu tâm hồn đáng xem
8. Chơi đùa cùng thú cưng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc và chơi đùa với thú cưng kích thích các chất oxytocin và serotonin trong cơ thể, giúp giảm áp lực tim, gia tăng niềm hạnh phúc, thư thái trong cuộc sống. Thú cưng không chỉ là những người bạn đồng hành trung thành mà còn mang lại niềm vui và sự sảng khoái cho chúng ta. Các bạn có thể thực hiện ném bóng, chạy đua, đi dạo,… ngoài trời hoặc trong nhà với những người bạn bốn chân đáng yêu.
9. Cười thoải mái
Những tràng cười sảng khoái, thoải mái giúp giảm cortisol – hormone gây stress, căng thẳng. Đồng thời, não bộ bạn sẽ tự động phản hồi cảm giác hạnh phúc đến từ nụ cười bằng cách sản sinh các endorphin, dopamine, serotonin và oxytocin – những hormone giảm căng thẳng, tạo ra cảm giác hạnh phúc và niềm vui gắn kết với người khác. Ngoài ra, khi cười, bạn hít thở sâu hơn, cung cấp lượng oxy dồi dào cho cơ thể, nhờ đó tăng cường tuần hoàn máu.
10. Thực hiện self-care để relaxation là gì?
Hãy tìm hiểu và thực hiện các hoạt động chăm sóc bản thân mà bạn thích. Đó có thể là việc đi spa, tắm nước nóng, chăm sóc móng và da hoặc thư giãn bằng các phương pháp mát-xa, xông hơi, sử dụng tinh dầu, nến thơm. Đừng quên cân đối chế độ dinh dưỡng trong ăn uống, vận động đều đặn và ngủ đủ giấc để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe tinh thần.
Xem thêm: 15 món đồ chơi xả stress hiệu quả cho dân văn phòng
Kết luận
Trên hành trình tìm kiếm thành công, dân văn phòng bận rộn thường đặt công việc lên hàng đầu, dễ dàng bỏ qua việc thư giãn và chăm sóc bản thân. Đừng quên rằng sức khỏe thể chất và tinh thần là cơ sở vững chắc để mang bạn đến thành công và hạnh phúc trọn vẹn. Relaxation không chỉ là tạm thời thoát khỏi áp lực công việc, mà là trạng thái tâm hồn và cơ thể hoàn toàn thư thái. Mong rằng bài viết trên của Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu rõ Relaxation là gì và dành một chút thời gian để chọn cho mình cách thư giãn phù hợp nhé!
Xem thêm: Thiền Vipassana là gì? Hướng dẫn thiền tại nhà cho người mới bắt đầu