Allowance là một trong những khoản thu nhập người lao động (NLĐ) được hưởng bên cạnh mức tiền lương cơ bản. Vậy allowance là gì? Có những loại allowance nào? Tham khảo ngay bài viết của Vieclam24h.vn để hiểu hơn về các loại allowance.
Allowance là gì?
Allowance là từ tiếng Anh có nghĩa: phụ cấp – tức khoản tiền người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả cho NLĐ để bù đắp cho một khó khăn nào đó họ phải vượt qua trong quá trình làm việc.
Mức phụ cấp này thường được nêu rõ cùng với mức lương ngay trong hợp đồng lao động (HĐLĐ). Khoản phụ cấp cần tuân theo nhiều yếu tố như: đặc thù công việc, điều khoản của HĐLĐ. Các khoản phụ cấp phổ biến gồm: độc hại, trách nhiệm, khu vực, xăng xe, trang phục, ăn trưa, điện thoại… Hiệu quả công việc không ảnh hưởng tới các khoản phụ cấp này.
Khác biệt giữa thưởng và allowance là gì?
Một số khái niệm khác thường dễ nhầm lẫn với allowance là bonus hay commission. Để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa bonus, commission và allowance là gì bạn có thể xem bảng sau:
Allowance | Bonus | Commission | |
---|---|---|---|
Định nghĩa | Tiền trợ cấp để bù đắp cho khó khăn trong công việc của NLĐ. | Tiền thưởng thêm vào lương khi nhân viên đạt kết quả tốt hoặc công ty kinh doanh tốt. | Tiền hoa hồng (thường theo %) dành cho sale hoặc bộ phận tác động tới doanh thu. |
Điều kiện nhận | Nhận cố định hàng tháng không phụ thuộc vào hiệu quả công việc. | Nhận khi có hiệu quả công việc cá nhân tốt hoặc kết quả kinh doanh của công ty/phòng ban thuận lợi. | Nhận dựa theo hiệu quả kinh doanh chung của công ty/phòng ban. |
Các loại allowance phổ biến
Sau khi đã hiểu Allowance là gì, Vieclam24h.vn sẽ giới thiệu tới bạn một số loại allowance phổ biến.
Phụ cấp độc hại
Theo Khoản 2, Điều 11, Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH:
- NLĐ được hưởng phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm nếu làm việc trong môi trường công việc hoặc ngành nghề nguy hiểm, nặng nhọc theo quy định Bộ Lao động Thương binh xã hội đã ban hành hoặc phải trực tiếp tiếp xúc cùng các nguồn có khả năng gây ra bệnh truyền nhiễm.
- NSDLĐ có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên điều kiện làm việc
- Tiến hành so sánh các ngành nghề có mức độ tương đương trong hoàn cảnh lao động bình thường để xác định mức phụ cấp phù hợp
- Với ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, có sự độc hại, nguy hiểm, NLĐ được hưởng phụ cấp từ 5% đến 10%.
- Với ngành nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, NLĐ được hưởng phụ cấp từ 7% đến 15%.
- NLĐ nhận phụ cấp cùng với kỳ trả lương tháng theo Luật LĐ 2012.
- Nếu làm việc dưới 4 giờ mỗi ngày, tính phụ cấp bằng ½ ngày; nếu làm việc từ 4 giờ trở lên, tính bằng 1 ngày.
Phụ cấp trách nhiệm
NLĐ sẽ được nhận phụ cấp trách nhiệm khi đảm nhận chức trách cao hoặc vị trí quản lý quan trọng như: trưởng ca, trưởng bộ phận, quản đốc, trưởng nhóm, phó nhóm… hoặc vị trí có trách nhiệm nhiều như: thủ quỹ, kiểm ngân…
Mức phụ cấp trách nhiệm không quá 10% lương theo chức danh hoặc theo công việc trong thang lương/ bảng lương.
Phụ cấp trách nhiệm cũng được tính và trả trong cùng kỳ thanh toán lương mỗi tháng. NLĐ chỉ được nhận phụ cấp trách nhiệm khi làm việc từ 1 tháng trở lên.
Phụ cấp trách nhiệm không có tính chất tiền lương. NLĐ nhận khoản trợ cấp này sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Xem thêm: Phụ cấp trách nhiệm là gì? Quy định về phụ cấp trách nhiệm mới nhất
Phụ cấp công vụ
Đây là khoản trợ cấp ngoài lương với cán bộ công chức hoặc người hưởng lương/phụ cấp quân hàm từ ngân sách của Nhà nước và làm việc trong các cơ quan của Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội tại trung ương/tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, xã, phường và lực lượng vũ trang.
Trợ cấp công vụ bằng 25% lương hiện hưởng công thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung hoặc phụ cấp quân hàm.
Theo quy định, phụ cấp công vụ phải đóng BHXH và tính thuế TNCN.
Phụ cấp thu hút
Đây là loại allowance nhằm thu hút NLĐ tới làm việc tại những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định Pháp luật.
Phụ cấp thu hút thấp hơn 35% mức lương chức danh hoặc công việc theo thang lương. Mức phụ cấp này được trả vào kỳ lương hàng tháng.
Phụ cấp lưu động
Phụ cấp lưu động được trả cho NLĐ thực hiện các công việc thường xuyên thay đổi môi trường hoặc địa điểm làm việc và nơi ở. Ví dụ như: công việc trong ngành đường sắt, tu sửa đường bộ, khảo sát xây dựng…
Phụ cấp lưu động không quá 10% mức lương công việc hoặc chức danh dựa theo bảng lương. NLĐ được nhận phụ cấp lưu động căn cứ trên số ngày làm việc và nhận vào kỳ lương mỗi tháng.
Phụ cấp chức danh
Đây là phụ cấp dành cho những cán bộ giữ chức vụ quan trọng như trưởng phòng. Phụ cấp này để chi trả cho những yêu cầu cao về năng lực và trách nhiệm của những vị trí này.
Phụ cấp chức danh ở mức dưới 15% lương chuyên môn hoặc nghiệp vụ cao nhất theo bảng lương và nhận vào kỳ lương hàng tháng. NLĐ làm việc dưới 1 tháng sẽ không được nhận phụ cấp trách nhiệm.
Phụ cấp khu vực
NLĐ làm việc tại các khu vực thuộc Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp được quy định theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.
Mức phụ cấp này sẽ do các bên thỏa thuận hoặc do NSDLĐ quyết định và trả định kỳ vào kỳ nhận lương mỗi tháng. NLĐ làm việc dưới 1 tháng sẽ không được nhận phụ cấp.
Ngoài ra, còn có các loại phụ cấp như: nhà ở, xăng xe, điện thoại, ăn trưa, thâm niên, kiêm nhiệm… Loại phụ cấp tùy theo đặc thù hoạt động của mỗi đơn vị. Cụ thể:
- Phụ cấp nhà ở tính vào thu nhập chịu thuế, thực tế phụ cấp không quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại đơn vị.
- Phụ cấp xăng xe có thể trả theo mức cố định hàng tháng hoặc theo quy chế tài chính của công ty.
- Phụ cấp điện thoại không có quy định về hạn mức mà do NSDLĐ thỏa thuận với NLĐ, có thể chi theo mức cố định hàng tháng.
- Phụ cấp ăn giữa ca/ăn trưa không quá 730.000 đồng/người mỗi tháng. Nếu mức phụ cấp vượt quá 730.000 đồng, phần cao hơn sẽ chịu thuế TNCN của người được nhận.
Xem thêm: Phụ cấp khu vực là gì? Cách tính và quy định mới nhất về phụ cấp khu vực
Allowance nào phải tính đóng BHXH?
Như vậy, bạn đã hiểu Allowance là gì cũng như một số loại Allowance phổ biến. Theo quy định, một số loại Allowance sẽ phải tính đóng bảo hiểm và chịu thuế TNCN. Cụ thể:
- Các phụ cấp tính đóng BHXH:
+ Phụ cấp chức danh
+ Phụ cấp trách nhiệm
+ Phụ cấp độc hại
+ Phụ cấp thâm niên
+ Phụ cấp khu vực
+ Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp không tính đóng BHXH:
+ Phụ cấp ăn giữa ca
+ Phụ cấp xăng xe, nhà ở, đi lại, điện thoại, nuôi con nhỏ, giữ trẻ…
Lời kết
Trên đây, Vieclam24h.vn đã giới thiệu tới bạn Allowance là gì cũng như các loại Allowance phổ biến. Mong rằng, bài viết phần nào giúp bạn có thêm thông tin để bảo vệ quyền lợi về lương, thưởng của mình khi tham gia lao động.
Đừng quên theo dõi Blog Vieclam24h.vn mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.
Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Bất công là gì? Bạn nên cư xử như thế nào khi bị đối xử bất công trong công việc?