Có thể nói bác sĩ nội trú là niềm mơ ước của hầu hết các sinh viên y khoa vì đây là con đường ngắn nhất để đạt “combo” bằng bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I và chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên lại không hề dễ đi một chút nào. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu những thông tin cần biết về bác sĩ nội trú qua bài viết dưới đây.
Bác sĩ nội trú là gì?
Đây là chương trình đào tạo dành các sinh viên y khoa đã hoàn thành chương trình đại học hệ chính quy và mong muốn học cao hơn. Đời người bác sĩ chỉ có duy nhất 1 lần được tham gia thi bác sĩ nội trú chưa kể điều kiện thi khắt khe, thêm nữa chỉ tiêu ở mỗi chuyên ngành thường khá ít và để đỗ vào muôn vàn khó khăn. Các giáo sư, tiến sĩ hàng đầu của ngành Y nước ta đều xuất phát từ vị trí này. Do đó, đây là khát khao của rất nhiều tân bác sĩ.
Bác sĩ nội trú có những chuyên ngành nào?
Các chuyên ngành phổ biến của chương trình đào tạo bao gồm:
Chuyên ngành hệ nội
– Huyết học – truyền máu.
– Hồi sức cấp cứu.
– Nhi khoa.
– Nội khoa.
– Tim mạch.
– Lao và bệnh phổi.
– Thần kinh.
– Truyền nhiễm.
– Da liễu.
– Tâm thần.
– Y học cổ truyền.
– Dị ứng và miễn dịch lâm sàng.
– Y học hạt nhân.
– Phục hồi chức năng.
Xem thêm: Học tâm lý học ra làm gì? Cơ hội công việc nào cho sinh viên ngành tâm lý học?
Chuyên ngành hệ ngoại
– Ngoại khoa.
– Răng hàm mặt.
– Phụ sản.
– Tai mũi họng.
– Ung thư.
– Gây mê hồi sức.
– Chẩn đoán hình ảnh.
– Nhãn khoa.
– Phẫu thuật tạo hình.
Chuyên ngành hệ y học cơ sở và dự phòng
– Vi sinh.
– Sinh lý học.
– Hóa học.
– Ký sinh trùng.
– Mô phôi.
– Giải phẫu bệnh.
– Y học dự phòng.
Điều kiện thi bác sĩ nội trú là gì?
Để đăng ký theo học cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Đã tốt nghiệp đại học chính quy và có bằng chuyên ngành phù hợp.
– Tuổi dưới 27 và có sức khỏe tốt.
– Điểm trung bình của các môn khoa học cơ bản, ngoại ngữ, y học cơ sở, môn chuyên ngành phải trên 7 điểm và không phải thi lại bất kỳ môn nào.
– Phẩm chất đạo đức tốt, trong những năm học trước đó chưa từng bị kỷ luật, cảnh cáo hoặc buộc nghỉ học.
Hình thức thi bác sĩ nội trú
Thi gồm 4 môn là:
– Môn thứ 1 và 2: môn thi chuyên ngành.
– Môn thứ 3: môn thi cơ sở.
– Môn thứ 4: ngoại ngữ, chọn 1 trong các tiếng Anh, Pháp và Trung.
Tài liệu ôn thi là không có giới hạn, không có định hướng và phải học từ đầu đến cuối, không những phải đọc giáo trình, sách tham khảo trong nước mà còn đọc sách tham khảo của nước ngoài. Có thể nói thời gian ôn thi vô cùng vất vả, cần sự kiên trì cũng như nỗ lực rất lớn.
Nên học bác sĩ nội trú trường nào?
Nước ta có nhiều trường đào tạo top đầu như:
– Đại học Y Hà Nội.
– Học viện Quân y.
– Đại học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội.
– Đại học Y dược Huế.
– Đại học Y dược TP.HCM.
– Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
– Khoa Y – Đại học Quốc gia TP.HCM.
– Đại học Y dược Cần Thơ.
– Đại học Phan Châu Trinh.
Học phí của chương trình đào tạo là bao nhiêu?
Tùy vào chuyên ngành và trường đăng ký mà học phí sẽ khác nhau. Ví dụ về một số học phí của một số trường như:
– Đại học Y Hà Nội: 37 triệu đồng/năm.
– Đại học Y dược TP.HCM: 21,45 triệu đồng/năm.
– Đại học Y dược Cần Thơ: 23,8 triệu đồng/năm.
Trong thời gian đào tạo, mức lương khoảng 2.287.000đ/tháng. Tuy nhiên, một số bệnh viện đầu ngành có thể có mức hỗ trợ tốt hơn.
Bác sĩ nội trú học mấy năm?
Ở nước ta, chương trình đào tạo bác sĩ có thời gian là 3 năm nếu là sinh viên và 2 năm đối với hệ cao học. Trước đây, phải ở lại bệnh viện trong suốt thời gian học nhưng hiện nay, một số trường đã cho phép bác sĩ được ở ngoài bệnh viện.
Sau thời gian học, cần phải trải qua bài đánh giá năng lực cực kỳ khắt khe mới nhận được chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo. Do đó, nhiều tân bác sĩ cho rằng đỗ vào chỉ là mới tấm vé đầu tiên, những năm sau mới cực kỳ quan trọng và có nhiều kỳ thi, nếu không vượt qua có nghĩa là sau 2-3 năm không phải là bác sĩ nội trú.
Tham gia thi là con đường vất vả, khó khăn nhưng bù lại sẽ là “trái ngọt” khi có được kiến thức chuyên sâu cũng như chuyên môn giỏi và tương lai sáng ngời. Qua bài viết trên của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về bác sĩ nội trú. Để tìm việc ngành y tế, hãy truy cập Việc Làm 24h ngay nhé!
Xem thêm: Học điều dưỡng ra làm gì? Xem điểm chuẩn ngành điều dưỡng mới nhất