Làm thế nào để tạo bảng đánh giá nhân viên chính xác, công bằng?

Quản lý nguồn nhân lực là một phần quan trọng để đảm bảo sự phát triển và thành công bền vững của mọi doanh nghiệp. Trong hành trình này, bảng đánh giá nhân viên là một công cụ vô cùng hiệu quả để đo lường hiệu suất, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xác định hướng đi cho mỗi thành viên trong tổ chức. Bảng đánh giá năng lực nhân viên không chỉ là bộ số liệu khô khan, mà là cơ hội để ghi nhận những đóng góp và nỗ lực của mỗi cá nhân, từ đó xây dựng một môi trường làm việc kích thích và đầy động lực. Trong bài viết này, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá sâu hơn về bảng đánh giá tiêu chí nhân viên.

Bảng đánh giá nhân viên là gì?

bảng đánh giá nhân viên
Bảng đánh giá nhân viên là gì, có ý nghĩa như thế nào?

Đây là quá trình ghi chép, đo lường và đánh giá hiệu suất, năng lực làm việc, khả năng đóng góp và phát triển của mỗi nhân viên đối với doanh nghiệp. Bảng đánh giá thường bao gồm các tiêu chí, tiêu chuẩn và chỉ số đã được xác định trước, được sử dụng để đánh giá các khía cạnh khác nhau của công việc và thái độ làm việc của nhân viên về kỹ năng, hiệu quả công việc, kỷ luật, thái độ, sự tiến bộ,… 

Quá trình đánh giá này thường được thực hiện định kỳ bởi quản lý để đưa ra cái nhìn tổng quan về năng lực của nhân viên và khả năng đóng góp vào mục tiêu và thành công của tổ chức. Nhờ đó, đưa ra định hướng phát triển cho từng người cũng như chế độ khen thưởng hoặc xử phạt phù hợp. 

Tầm quan trọng của bảng đánh giá nhân viên

Bảng đánh giá nhân viên có vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lý nhân sự và định hướng phát triển của doanh nghiệp. 

Đo lường hiệu suất làm việc: Bảng đánh giá cho phép đo lường hiệu suất làm việc dựa trên các tiêu chí và mục tiêu đã đề ra. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được ai đạt được mục tiêu và ai cần cải thiện, từ đó quản lý hiệu quả hơn.

Xác định khả năng đóng góp: Bằng cách xác định rõ ràng đóng góp của từng nhân viên, bảng đánh giá nhân viên giúp doanh nghiệp công nhận và khen thưởng những nỗ lực tích cực của nhân viên trong công việc. Điều này có thể thúc đẩy tinh thần cống hiến, động viên nhân viên làm việc chăm chỉ để đạt được các mục tiêu to lớn hơn trong tương lai.

Tạo cơ hội phát triển: Bảng đánh giá tạo cơ hội để nhà quản lý nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên. Điều này giúp doanh nghiệp xác định hướng phát triển của cá nhân, đề xuất các chương trình bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ và huấn luyện cần thiết.

Hỗ trợ ra quyết định: Kết quả thể hiện trên bảng đánh giá có thể hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra quyết định về lộ trình thăng tiến của nhân viên cũng như điều chỉnh lương, thưởng và các quyết định liên quan khác. Điều này giúp xây dựng môi trường làm việc công bằng, minh bạch hơn. 

Kiến tạo môi trường làm việc tích cực: Bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn và yêu cầu rõ ràng, bảng đánh giá giúp doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Tăng tính gắn kết của đội ngũ: Quá trình đánh giá nhân viên thường đòi hỏi các cuộc trò chuyện giữa người quản lý và nhân viên. Điều này thúc đẩy hoạt động giao tiếp hai chiều, tăng tinh thần gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp.

Duy trì tỷ lệ nhân viên trung thành: Bảng đánh giá giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tốt, cung cấp các cơ hội phát triển, đảm bảo sự công bằng và minh bạch rõ ràng. Đặc biệt là quá trình thực hiện bảng đánh giá này giúp doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo, quản lý đối với nhân viên, qua đó giúp duy trì và cải thiện tỷ lệ nhân viên trung thành hiệu quả.

Làm thế nào đánh giá nhân viên hiệu quả?

bảng đánh giá nhân viên
Thiết lập bảng đánh giá nhân viên bằng cách nào?

Để đánh giá nhân viên hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân theo quy trình cụ thể để đảm bảo tính công bằng, minh bạch và đúng mục tiêu. Dưới đây là một số bước quan trọng để thực hiện đánh giá nhân viên hiệu quả:

1. Xác định mục tiêu đánh giá: Xác định mục tiêu chính của quá trình đánh giá, bao gồm mục đích và kết quả mong muốn. Điều này giúp nhà quản lý tập trung vào những khía cạnh quan trọng của hiệu suất.

2. Lựa chọn tiêu chí đánh giá: Xác định các tiêu chí đánh giá cần thiết như thái độ, hiệu suất công việc, kỹ năng chuyên môn, sáng kiến ​​và đóng góp,…

3. Lựa chọn phương thức đánh giá: Xác định phương thức đánh giá phù hợp như nhân viên tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá nhau, đánh giá bởi cấp trên hoặc mô hình 360 độ.

4. Thiết lập các mức đánh giá: Định rõ các mức đánh giá cho từng tiêu chí, ví dụ: “Vượt xa mong đợi”, “Đáp ứng mong đợi”, “Cần cải thiện”,… 

5. Thiết lập thang điểm đánh giá: Thang điểm này có thể dựa trên số điểm, mức độ đạt được, phần trăm hoặc các biểu đồ hiển thị mức độ đánh giá.

6. Thu thập thông tin đánh giá: Thu thập thông tin từ nhiều nguồn như nhân viên tự đánh giá, phản hồi từ cấp trên, đồng nghiệp,… Điều này giúp xây dựng đánh giá nhân viên toàn diện.

7. Thảo luận và phản Hồi: Doanh nghiệp tổ chức cuộc họp hoặc buổi thảo luận để giải đáp các ý kiến, thắc mắc về kết quả đánh giá. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ hơn về mức độ hiệu suất của họ và cách cải thiện mặt thiếu sót.

8. Xây dựng kế hoạch phát triển: Dựa trên kết quả đánh giá, nhà quản lý xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể để nhân viên cải thiện những khía cạnh còn yếu kém và phát huy những điểm mạnh hiện có.

9. Tạo báo cáo, ghi nhận kết quả và lưu trữ để tham chiếu kết quả đánh giá nhân viên trong tương lai.

10. Theo dõi và điều chỉnh: Theo dõi sự phát triển của nhân viên dựa trên kế hoạch đã đề xuất, nhà quản lý sẽ là người điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng nhân viên tiến bộ và đạt được mục tiêu đề ra.

Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng, quá trình đánh giá nhân viên cần phải thực hiện dựa trên dữ liệu và thông tin cụ thể, có sự tham gia của cả nhà quản lý và nhân viên.

Xem thêm: Cầm quyền và trao quyền: Đâu mới là nước đi đúng đắn trong ván cờ quản lý nhân sự?

Bảng đánh giá nhân viên gồm có những yếu tố nào?

bảng đánh giá nhân viên
Đánh giá nhân viên gồm những yếu tố nào?

1. Thái độ làm việc

  • Tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp, đối tác và khách hàng.
  • Nhiệt tình trong công việc: Tinh thần hoạt bát, năng nổ, sẵn sàng tiếp nhận công việc và tích cực đối mặt với khó khăn.
  • Tính trung thực: Đây là phẩm chất vô cùng quan trọng, giúp nhân viên phân biệt và đưa ra các quyết định đúng – sai rõ ràng mà không trốn tránh trách nhiệm, hay nói dối, lươn lẹo
  • Chuyên cần: Không đi trễ, về sớm, kỷ luật trong công việc.
  • Tinh thần lạc quan: Thái độ thân thiện và tinh thần làm việc tích cực, xây dựng văn hoá làm việc vui vẻ. Không than phiền, tiêu cực về công việc, kéo tinh thần đội nhóm đi xuống. Biết cách tự quản lý công việc, tạo động lực và thúc đẩy bản thân đạt được kết quả tốt nhất.
  • Độ tin cậy, cẩn trọng, chỉn chu, làm việc ít sai sót và giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy ra trong công việc.
  • Tinh thần cầu tiến trong công việc: Nhân viên thể hiện sự chăm chỉ, siêng năng, nỗ lực hết mình để đạt được hiệu quả mong muốn trong công việc và chịu thay đổi để tốt hơn.

2. Năng lực làm việc

  • Mục tiêu phát triển: Doanh nghiệp có thể dựa vào mục tiêu của nhân viên thông qua KPI để đưa ra chiến lược phát triển cho từng nhân viên và doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.
  • Mức độ hoàn thành công việc: Kết quả công việc thể hiện rõ năng lực của nhân viên, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để đánh giá mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc, xác định năng lực thực sự của nhân viên. 
  • Mục tiêu hành chính: Doanh nghiệp xem xét mức độ làm việc và kết quả để có cơ sở đề bạt, khen thưởng hoặc kỷ luật nhân viên hợp lý.

3. Kỹ năng trong công việc

Doanh nghiệp có thể dựa vào các kỹ năng được thể hiện trong công việc để đánh giá nhân viên như kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian,…

4. Tiềm năng phát triển

Khả năng phát triển của nhân viên gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp. Tiêu chí đánh giá nhân viên này liên quan đến khả năng tự học hỏi, phát triển kỹ năng và năng lực; sẵn sàng tiếp nhận, lắng nghe ý kiến đóng góp và nỗ lực cải thiện bản thân; đưa ra các ý tưởng sáng tạo và tham gia vào các dự án quan trọng của doanh nghiệp,…

Công cụ hỗ trợ xây dựng bảng đánh giá năng lực nhân viên

Hiện nay, có nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng bảng đánh giá để quá trình đánh giá hiệu quả và dễ dàng hơn. Một số phần mềm tiêu biểu giúp doanh nghiệp thực hiện bảng đánh giá hiệu quả như Fast HRM online, Geckoboard, Zoho, Bitrix24, SimpleKPI, Testcenter,…

Gợi ý một số form đánh giá nhân viên hiệu quả dành cho doanh nghiệp

bảng đánh giá nhân viên
Nhiều người quan tâm form đánh giá nhân viên đúng chuẩn

1. Mẫu đánh giá hàng tháng

Bảng đánh giá hàng tháng giúp doanh nghiệp theo dõi sự phát triển và hiệu suất của nhân viên liên tục từng tháng, tạo cơ hội cho việc cung cấp góp ý mang tính xây dựng và hỗ trợ quá trình quản lý hiệu suất hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo và tải các mẫu bảng đánh giá hàng tháng dưới đây:

Bảng đánh giá nhân viên hàng tháng (1)

Bảng đánh giá nhân viên hàng tháng (2)

2. Mẫu đánh giá năng lực nhân viên

Bảng đánh giá năng lực nhân viên nên được điều chỉnh phù hợp với từng vị trí, chức danh và nhiệm vụ cụ thể. Quá trình đánh giá năng lực nhân viên cần được thực hiện công bằng, minh bạch và mang tính xây dựng để hỗ trợ sự phát triển không chỉ của cá nhân nhân viên mà còn của doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo và tải một số mẫu bảng đánh giá năng lực nhân viên theo từng vị trí dưới đây:

3. Mẫu bảng tiêu chí đánh giá nhân viên

Các bạn có thể tải mẫu bảng đánh giá bằng Excel 1, mẫu bảng đánh giá bằng Excel 2 hoặc mẫu bảng đánh giá bằng Excel 3 phù hợp để thực hiện đánh giá.

Kết luận

Hãy nhớ rằng, một bảng đánh giá hiệu quả không chỉ đo lường hiệu suất công việc mà còn thúc đẩy và định hướng lộ trình phát triển của mỗi cá nhân trong tương lai. Đó là cơ hội để tạo ra những dấu ấn tích cực trong sự nghiệp của mỗi cá nhân nói riêng và thành công của cả tổ chức nói chung. Hy vọng rằng bài viết trên của Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bảng đánh giá năng lực nhân viên. Hãy áp dụng những kiến thức hữu ích này và xây dựng môi trường làm việc thúc đẩy sự phát triển cho đội ngũ của bạn nhé!

Xem thêm: Chuyên viên khách hàng cá nhân là gì, yêu cầu công việc như thế nào?

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục