Backend là gì? Những điều cần biết để trở thành Backend Developer

Backend là gì và làm thế nào để trở thành một Backend Developer giỏi, tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của Việc Làm 24h. Đọc ngay để không bỏ lỡ những kiến thức, thông tin hữu ích giúp bạn ngày càng thành công trong công việc và lĩnh vực này nhé.

Backend là gì?

Khi truy cập vào một website, những gì bạn nhìn thấy và trải nghiệm như hình ảnh, âm thanh, chữ viết được hiển thị chính là phần frontend. Backend là lớp truy cập dữ liệu gồm những phần không nhìn thấy như máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Sự tương tác giữa ba phần này rất quan trọng giúp website hoạt động mượt mà, cung cấp cho người dùng thông tin cần thiết trong thời gian nhanh nhất.

Backend là gì
Backend Developer ngành nghề mang lại thu nhập cao

Backend là gì trong thế giới máy tính, nhiều người ví phần Backend như động cơ hay trái tim giúp website vận hành. Nếu Backend tốt thì website sẽ vận hành một cách trơn tru, thuận lợi và khiến người dùng cảm thấy hài lòng. Ngược lại nếu Backend hay gặp trục trặc thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chung, Backend Developer là người đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập website.

Backend là gì
Backend chính là trái tim của website

Backend Developer là gì?

Đây là người có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động của backend, theo dõi và xử lý mọi phát sinh trong hoạt động của website. Code backend sẽ do lập trình viên backend viết, các mã này có nhiệm vụ hỗ trợ giao tiếp giữa trình duyệt và cơ sở dữ liệu qua các hoạt động như đọc dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, cập nhật hay xóa dữ liệu khỏi cơ sở dữ liệu.

Backend Developer cũng là người chịu trách nhiệm tối ưu hóa tốc độ và hiệu quả hoạt động của ứng dụng. Nói tóm lại Backend Developer chính là người tạo nên trái tim của website, trái tim có khoẻ mạnh không là nhờ vào kỹ năng của Backend Developer.

Lập trình viên Backend sẽ đảm nhận nhiều công việc khác nhau, trong đó bao gồm 5 nhiệm vụ chính dưới đây:

1. Lập trình hoạt động của website trên máy chủ

Nhiệm vụ quan trọng mà Backend Developer đảm nhận đó chính là tiến hành lập trình hoạt động của website trên máy chủ, cụ thể như sau:

  • Xác thực thông tin người dùng: Nhiệm vụ này nhằm đảm bảo chi tiết tài khoản của người dùng là chính xác và phân quyền những nội dung họ được xem khi đăng nhập.
  • Kiểm soát trình tự thực hiện của web: Nhằm đảm bảo trình tự hoạt động của website ổn định, không có sai sót nào xảy ra.
  • Tối ưu hóa hoạt động: Đảm bảo hoạt động website nhanh chóng và hiệu quả để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

2. Thông báo tự động

Backend Developer có nhiệm vụ viết code, thiết kế thông báo tự động cho các hoạt động hay chức năng lặp lại trên website. Thông báo tự động giúp người dùng cập nhật được tính năng mới hay dịch vụ mà họ quan tâm một cách nhanh chóng. Đồng thời giúp họ không bỏ lỡ bất cứ thông tin quan trọng nào, đảm bảo công việc diễn ra tốt nhất.

3. Xác nhận dữ liệu & bảo vệ hệ thống

Tất cả dữ liệu của một website sẽ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu. Nếu trình duyệt muốn hiển thị một trang web mà người dùng cần thì những dữ liệu cần thiết sẽ được lấy ra từ cơ sở dữ liệu. Khi người dùng nhập thông tin, đề xuất cập nhật cơ sở dữ liệu sẽ được thực hiện.

Nhiệm vụ của các Backend Developer là tạo ra các mã code và quy trình nhằm xác thực thông tin dữ liệu nhập vào trước khi thực hiện điều chỉnh từ phía máy chủ. Đây được xem là nhiệm vụ nhằm bảo vệ hệ thống, đảm bảo các thông tin hợp lệ trước khi trở thành một phần của sở dữ liệu.

4. Truy cập cơ sở dữ liệu

Lập trình Backend có trách nhiệm đảm bảo cho việc truy cập cơ sở dữ liệu được an toàn và tối ưu nhất, giúp website được hoạt động hiệu quả và ổn định. Đồng thời ngăn chặn những sự truy cập nhằm mục đích xấu, đảm bảo thông tin dữ liệu website không xảy ra rủi ro nào.

5. API

API là viết tắt của Application Programming Interface – giao diện lập trình ứng dụng. Đây là phương thức kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng. Tạo ra API và làm việc với nó là nhiệm vụ quan trọng của một lập trình viên backend. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự kiên nhẫn bởi việc chia tách coding của một hệ thống khá phức tạp.

Tóm lại, công việc của một Backend Developer là đảm bảo cho website, ứng dụng hoạt động và vận hành một cách trơn tru, hiệu quả. Công việc này khá phức tạp và quan trọng khi xây dựng một website. Chính vì thế mà việc làm backend đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn và mức lương cũng hấp dẫn hơn.

Backend là gì
Backend Developer đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau

Sự khác nhau giữa Frontend Developer và Backend Developer

Cả hai thuật ngữ Frontend và Backend đều rất phổ biến, được sử dụng nhiều trong phát triển web. Mỗi phần đóng một vai trò khác nhau đối với website.

Bảng so sánh Frontend Developer và Backend Developer:

Frontend DeveloperBackend Developer
Các kỹ năngCác ngôn ngữ mà Frontend Developer cần thông thạo là HTML, CSS, JavaScript.Các ngôn ngữ mà Backend Developer cần thông thạo, quan trọng nhất gồm Cơ sở dữ liệu, Máy chủ, API.
Nhiệm vụFrontend Developer thiết kế giao diện của trang web bằng cách lấy thông tin đầu vào của người dùng và sửa đổi nó thông qua thử nghiệm để có phương án tốt nhất.Backend Developer lại phát triển một ứng dụng hỗ trợ cho front-end. Nhà phát triển Backend cũng phải cung cấp hỗ trợ, bảo mật và quản lý nội dung cho website.
Dịch vụ độc lậpDịch vụ phát triển Frontend không thể được cung cấp độc lập.Khác với Frontend thì dịch vụ phát triển backend có thể được cung cấp như một dịch vụ độc lập dưới dạng BaaS (Back-end as a service).
Mục tiêuFrontend Developer đặt ra mục tiêu đảm bảo trang web có thể truy cập được cho tất cả người dùng và vẫn đáp ứng ở mọi chế độ xem trên cả thiết bị di động, laptop và máy tính để bàn.Backend Developer cần phải tạo ứng dụng xung quanh front-end và hỗ trợ nó. Hơn nữa, họ cần đảm bảo rằng trang web mở ra và hoạt động bình thường, không có lỗi, vận hành trơn tru.
Các công cụ phổ biến2 công cụ phổ biến của Frontend Developer đó là jQuery, HTML5.2 công cụ phổ biến mà Backend Developer cần có gồm MySQL, PHP.
Mức lươngMức lương cho vị trí Frontend Developer thường thấp hơn so với Backend Developer.Mức lương cho vị trí Backend Developer cao hơn so với Frontend Developer.
Backend là gì
Frontend Developer và Backend Developer có nhiều điểm khác nhau

Những điều cần biết để trở thành Backend Developer

Sau khi đã hiểu rõ về Backend là gì và nhiệm vụ của của Backend Developer thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách để trở thành Backend Developer chuyên nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các ngành nghề trong lĩnh vực này, đặc biệt là Backend Developer trở thành lựa chọn của đông đảo cả bạn trẻ.

Việc làm Backend Developer mang lại thu nhập rất hấp dẫn cho người lao động, cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của các công việc khác hiện nay. Tuy nhiên đây là công việc đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thậm chí là bạn phải trở thành một chuyên gia. Vì vậy việc nỗ lực không ngừng để nâng cao năng lực bản thân giúp bạn trở thành một Backend Developer giỏi và thành công.

Thông thạo kiến thức về ngôn ngữ lập trình và web framework đi kèm

Bạn cần nắm vững kiến thức về những ngôn ngữ lập trình như Java, Python, Ruby, PHP, Rust. Các loại ngôn ngữ này có cấu trúc đơn giản nhưng hiệu suất làm việc lớn. Thông thạo những ngôn ngữ này sẽ giúp bạn đơn giản hóa quá trình làm việc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có kiến thức về các công cụ như MySQL, Oracle, và SQL Server. Đây là những công cụ phục vụ người dùng trong phần frontend.

Một lập trình viên Backend giỏi sẽ có nhiều kinh nghiệm về các framework. Bạn cần trau dồi kiến thức về các framework PHP như Zend, Symfony, và CakePHP; một số phần mềm quản lý dạng phiên bản như: SVN, CVS, hoặc Git.

Việc thông thạo về các ngôn ngữ lập trình và web Framework là điều cần thiết tiên quyết đầu tiên để trở thành một Backend Developer chuyên nghiệp. Đây cũng là yêu cầu khi tuyển dụng của các doanh nghiệp đối với vị trí này.

Backend là gì
Backend Developer cần thành thạo ngôn ngữ lập trình

Kiến thức về cơ sở dữ liệu

Backend Developer chuyên nghiệp là người có khả năng quản trị cơ sở dữ liệu theo hệ thống một cách nhanh chóng và quy củ. Để làm được điều này, bạn cần nắm rõ cách tổ chức của cơ sở dữ liệu, cấu trúc của cơ sở dữ liệu và các hệ thống database SQL như MySQL và Microsoft SQL Server; Hệ thống database NoSQL như Redis và MongoDB.

Khi bạn là chuyên gia trong việc quản trị cơ sở dữ liệu bạn sẽ làm việc để biến nó trở thành một hệ thống hoàn chỉnh và nâng cao. Một Backend Developer giỏi khi kiến thức tốt về cơ sở dữ liệu và không ngừng học hỏi, cập nhật những công nghệ mới, thông tin mới.

API

Nếu bạn đã biết được backend là gì thì bạn cũng cần nắm được vai trò to lớn của API đối với Backend. Kiến thức về API rất là phần rất quan trọng đối với các Backend. Chính vì thế Backend Developer cần nắm rõ và thành thạo trong việc sử dụng API. Kiến thức về các sáng tạo và sử dụng các dịch vụ REST, dịch vụ SOAP cũng rất cần thiết.

Máy chủ web

Ngoài ra, một Backend Developer cần hiểu rõ về máy chủ web ở cả phần cứng và phần mềm, những hạn chế và cách lập trình nhằm tối ưu những hạn chế đó. Bạn cũng cần phải trau dồi kiến thức về phần mềm quản lý server như Apache hay Nginx.

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, để trở thành Backend Developer, bạn cần rèn luyện các kỹ năng mềm như:

  • Kỹ năng làm việc nhóm: Frontend và backend luôn có liên quan với nhau, vì vậy trau dồi kỹ năng làm việc nhóm giúp bạn làm việc hiệu quả, đưa ra được những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng website đẹp mắt và mượt mà. Kỹ năng làm việc nhóm đòi hỏi sự lắng nghe và trao đổi, năng lượng tích cực để hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.
  • Kỹ năng phân tích: Phân tích và hiểu rõ nhu cầu người dùng giúp bạn có thể đảm bảo website vận hành hiệu quả và thuận lợi, mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng. Một Backend Developer có khả năng phân tích tốt giúp công việc của họ có nhiều sự tiến triển và mang lại thành công cao hơn.
  • Kỹ năng ngoại ngữ: Hiện nay ngôn ngữ lập trình liên tục có nhiều sự thay đổi nên Backend Developer cần phải thông thạo về ngôn ngữ tiếng Anh để dễ dàng hơn trong việc nhận diện thông tin và cập nhật nó.
  • Backend Developer là công việc mang lại nhiều cơ hội phát triển cũng như mức thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn thật sự yêu thích Backend hãy nỗ lực kiên trì tích lũy kiến thức chuyên môn và các kỹ năng làm việc cần thiết để được đầu quân cho các tập đoàn công nghệ lớn. Hiện tại, các công ty công nghệ thông tin đăng tuyển vị trí Backend Developer rất nhiều, chứng tỏ đây là một trong những ngành nghề đầy tiềm năng và chắc chắn trong tương lai sẽ đem lại nhiều sự phát triển vượt bậc.

Kết luận

Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ về Backend là gì, công việc của Backend Developer, làm thế nào để trở thành Backend Developer chuyên nghiệp với mức thu nhập cao. Chúc bạn sớm tìm được việc làm backend mong muốn, đạt được nhiều thành tựu cùng bước tiến cho vị trí công việc này. Chỉ cần bạn nỗ lực cố gắng chắc chắn thành công sẽ nằm trong tầm tay bạn.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục