Cách xin nghỉ việc đột xuất thuyết phục, khéo léo không làm mất lòng sếp

Trong công việc, có những lúc chúng ta phải đối mặt với những tình huống bất ngờ và xin nghỉ việc đột xuất trở thành sự lựa chọn tất yếu. Dù vì lý do gì đi nữa thì xin nghỉ việc đột xuất đòi hỏi bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng để thuyết phục cấp trên. Trong bài viết này, hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu cách xin nghỉ việc đột xuất khéo léo mà bất kỳ vị sếp nào cũng phải gật đầu nhé!

1. Nghỉ việc đột xuất có sao không?

Nghỉ việc đột xuất dù là cố tình hay bất đắc dĩ đều sẽ gây ra một số xáo trộn, không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn bản thân người lao động. Dưới đây là phân tích chi tiết những hậu quả của việc xin nghỉ đột xuất:

1.1. Hậu quả đối với người lao động

Người lao động nghỉ việc đột xuất sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của đồng nghiệp lẫn người quản lý. Mặt khác, điều này cũng sẽ khiến uy tín của bạn bị giảm đi đôi phần. Một khi uy tín giảm sút, công việc sau này của bạn sẽ khó để đạt được những sự thăng tiến nhất định.

Không những thế, việc nghỉ bất ngờ sẽ khiến người lao động khó khăn trong việc nắm bắt tiến độ công việc. Trường hợp trong hợp đồng lao động yêu cầu nhân viên cần thông báo trước khi nghỉ, bạn còn có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề pháp lý hay bị mất các quyền lợi như trợ cấp, bảo hiểm xã hội,…

Xem thêm: Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Viết Tay Lịch Sự và Thuyết Phục Cho Nhân Viên

1.2. Hậu quả đối với doanh nghiệp

Tùy vào vị trí và tầm quan trọng của bạn trong công ty mà doanh nghiệp sẽ có những thiệt hại cụ thể. Nếu bạn nghỉ đột xuất, doanh nghiệp hoặc phải điều động nhân sự thay thế hoặc chấp nhận trễ tiến độ công việc chung. Trường hợp điều động nhân sự thay thế, công ty sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí để tuyển dụng và đào tạo. Nhân viên mới lúc này vẫn còn bỡ ngỡ, cần thời gian thích nghi nên vẫn sẽ ảnh hưởng năng suất công việc trong ngắn hạn.

Nghỉ việc đột xuất ảnh hưởng đến bản thân người lao động lẫn doanh nghiệp.
Nghỉ việc đột xuất ảnh hưởng đến bản thân người lao động lẫn doanh nghiệp.

2. Các quy định của pháp luật về việc nghỉ đột xuất

Pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng về việc nghỉ đột xuất cũng như các quyền lợi liên quan. Cùng tìm hiểu các quy định của pháp luật về việc nghỉ đột xuất sau đây:

2.1. Quy định về thời gian

Khoản 1 Điều 35 Luật Lao động 2019 quy định người lao động (NLĐ) muốn chấm dứt hợp đồng lao động cần báo trước cho doanh nghiệp trong thời hạn như sau:

  • Tối thiểu 45 ngày nếu hợp đồng lao động có thời hạn không xác định.
  • Tối thiểu 30 ngày nếu hợp đồng lao động có thời hạn xác định từ 12 – 36 tháng.
  • Tối thiểu 03 ngày nếu hợp đồng lao động có thời hạn xác định dưới 12 tháng.
  • Với một số ngành nghề đặc thù, thời hạn báo trước sẽ căn cứ vào quy định Chính phủ.

Tuy nhiên, đối với trường hợp NLĐ nghỉ phép đột xuất, căn cứ Điều 112 Luật Lao động 2019 quy định NLĐ được nghỉ phép có lương trong các trường hợp cụ thể. Những trường hợp này bao gồm nghỉ phép có kế hoạch và nghỉ phép đột xuất với lý do chính đáng.

Xem thêm: Tổng hợp 8 mẫu đơn xin từ chức đúng tiêu chuẩn

2.2. Quy định về bồi thường

Theo quy định kể trên, nếu NLĐ nghỉ việc đột xuất mà không có sự thông báo đến DN đồng nghĩa với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Mặc dù vẫn nhận được tiền lương cho những ngày công đã làm việc nhưng NLĐ sẽ phải:

  • Bồi thường nửa tháng lương cho người sử dụng lao động kèm khoản tiền ứng với tiền lương những ngày nghỉ không báo trước.
  • Trường hợp có ký kết hợp đồng đào tạo nghề với người sử dụng lao động, NLĐ cần hoàn trả chi phí đào tạo.
  • NLĐ không nhận được khoản trợ cấp thôi việc căn cứ theo quy định pháp luật.

2.3. Các trường hợp được nghỉ việc đột xuất

Nhằm đáp ứng quyền lợi của NLĐ khi có sự cố đột ngột xảy ra, Điều 35 Luật Lao động 2019 đã quy định một số trường hợp cụ thể mà NLĐ được quyền nghỉ đột xuất không báo trước hay chỉ cần thông báo một khoảng thời gian ngắn trước đó. Những trường hợp này bao gồm:

  • NLĐ bị quấy rối, bạo lực hay ngược đãi ở nơi làm việc.
  • NLĐ không được trả lương đầy đủ hay đúng hạn.
  • Môi trường làm việc nguy hiểm, không đảm bảo an toàn lao động.
  • Người sử dụng lao động đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng điều khoản trong hợp đồng lao động.

Theo đó, điều khoản này được đưa ra để đảm bảo quyền lợi NLĐ trước những tình huống cấp bách hay vi phạm đến từ người sử dụng lao động mà không cần chịu hậu quả pháp lý.

3. Cách xin nghỉ việc đột xuất chính đáng

Cách xin nghỉ việc đột xuất khéo léo mà bất kỳ vị sếp nào cũng gật đầu.
Cách xin nghỉ việc đột xuất khéo léo mà bất kỳ vị sếp nào cũng gật đầu.

3.1. Nắm rõ quy luật tại công ty

Công ty thường quy định rõ ràng ngày nghỉ phép theo tháng, theo năm; do đó, bạn nên nắm kỹ những quy định này để cân nhắc sử dụng ngày phép hợp lý. Nếu có lý do đột xuất phù hợp với điều kiện và quy trình sử dụng ngày phép thì bạn không cần quá lo lắng khi cắt phép. Quan trọng nhất là bạn phải tôn trọng kỷ luật công ty và nội quy làm việc, đồng thời thực hiện việc xin nghỉ phép đầy đủ, đúng quy định.

3.2. Viết đơn xin nghỉ việc

Để bày tỏ tôn trọng dành cho ban lãnh đạo công ty, bạn nên dành chút thời gian, viết đơn xin nghỉ việc. Đây cũng là cách thể hiện tinh thần trách nhiệm với doanh nghiệp và mong muốn có người phù hợp thay thế vị trí. Trong thư đừng quên gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty và hy vọng tập thể sẽ ngày càng phát triển.

3.3. Thông báo trực tiếp cho cấp trên

Bạn không thể bỏ qua bước thông báo trực tiếp đến cấp trên khi muốn nghỉ việc đột xuất. Điều này cần được thực hiện càng sớm càng tốt và kèm theo danh sách công việc tồn đọng sau khi bạn nghĩ. Điều này sẽ giúp cho cấp trên có nhiều thời gian để lên phương án dự phòng và đảm bảo được tiến độ công việc.

3.4. Thực hiện bàn giao đầy đủ

Tất nhiên, dù bạn có nghỉ đột xuất trong thời gian ngắn hay dài thì cũng cần bàn giao công việc đầy đủ. Có như thế, tiến độ công việc mới không bị ảnh hưởng và bạn cũng không phải “bỡ ngỡ” với lượng công việc chất đống sau khi đi làm lại.

3.5. Sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp đến khi tìm người thay thế

Việc bạn đột ngột xin nghỉ sẽ khiến công ty không thể nào kiếm được người thay thế ngay lập tức, nhất là khi bạn giữ vị trí quan trọng. Do đó, hãy cố gắng ở lại hỗ trợ đồng nghiệp cho đến khi có người khác đảm nhận vị trí này. Điều này sẽ cho thấy bạn là một người chuyên nghiệp, có trách nhiệm nhưng vì bất đắc dĩ nên mới phải nghỉ việc đột xuất.

4. Những lý do xin nghỉ việc đột xuất chính đáng

Bạn đã biết cách xin nghỉ việc đột xuất chuyên nghiệp chưa?.
Bạn đã biết cách xin nghỉ việc đột xuất chuyên nghiệp chưa?.

4.1. Gặp vấn đề sức khỏe

Khi bạn bị ốm hoặc cảm thấy suy nhược cơ thể, việc xin nghỉ phép 1 ngày là rất hợp lý để phục hồi sức khỏe và ngăn chặn việc lây bệnh cho những người xung quanh. Đặc biệt là không ảnh hưởng đến năng suất làm việc của đồng nghiệp hoặc bộ phận. Điều này cũng giúp bạn hồi phục nhanh chóng và quay lại công việc.

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể xin nghỉ 1 ngày để khám bệnh theo lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khoẻ. Có thể nói, lý do xin nghỉ vì sức khỏe thường được thông cảm và sẵn sàng chấp nhận bởi cấp trên.

4.2. Gia đình có sự kiện quan trọng

Có nhiều tình huống bất ngờ trong gia đình chẳng hạn như người thân mất, lễ kết hôn,… cần sự có mặt của bạn hoặc bạn cần đứng ra xử lý. Cấp trên chắc chắn sẽ hiểu và thông cảm cho bạn, bởi nếu bạn làm việc trong tâm trạng lo âu, thấp thỏm và lơ đãng thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

4.3. Chăm sóc con nhỏ bị ốm

Nếu như bạn có con nhỏ thì đây là cách xin nghỉ việc đột xuất 1 ngày rất chính đáng. Việc chăm sóc trẻ nhỏ bị ốm cần rất nhiều thời gian, do đó, đây là lý do rất dễ được cấp trên thông cảm.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng các lý do khác như bị stress sau một đợt tăng ca liên tục, có vị khách quan trọng đến thăm, không tìm được người trông con nhỏ hoặc giải quyết sự cố quan trọng nào đó,… tuy nhiên những lý do xin nghỉ mà bạn đưa ra phải thực sự hợp lý. Hãy chú ý đến các hoạt động trên mạng xã hội, nếu bạn xin nghỉ do ngộ độc thực phẩm nhưng lại đăng post chill tại một quán cà phê nào đó thì không hay chút nào.

Xem thêm: Tổng hợp lý do xin nghỉ việc thuyết phục, khéo léo khiến cấp trên không thể từ chối

5. Gợi ý cách viết mail xin nghỉ việc đột xuất chuyên nghiệp

Cho dù bạn xin nghỉ việc đột xuất dài ngày hay 1 ngày thì vẫn phải viết đơn xin nghỉ theo quy định công ty để thể hiện sự tôn trọng đối với cấp trên. Cách xin nghỉ việc đột xuất không thể bỏ qua mail xin nghỉ việc với những nội dung quan trọng sau:

  • Đặt đề nghị xin nghỉ việc đột xuất ngay tiêu đề.
  • Kính gửi: Giám đốc công ty hoặc phòng nhân sự
  • Họ và tên:….
  • Lý do xin nghỉ
  • Số ngày xin nghỉ phép: nếu nghỉ dài ngày thì từ ngày nào đến ngày nào.
  • Các công việc hiện tại mà bạn đang đảm nhận và người sẽ thay thế khi bạn xin nghỉ phép (nếu có).
  • Đề xuất một vài kế hoạch dự phòng trong trường hợp phát sinh bất ngờ để kịp thời giải quyết.
  • Kết thư và lời chào tạm biệt, gửi lời cảm ơn đến sếp và đồng nghiệp đã hỗ trợ bạn trong thời gian nghỉ việc.

6. Gợi ý mẫu đơn xin nghỉ việc đột xuất đúng chuẩn

Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc đột xuất đúng chuẩn: tại đây.

Mẫu đơn xin nghỉ việc đột xuất đúng chuẩn.
Mẫu đơn xin nghỉ việc đột xuất đúng chuẩn.

Hy vọng những thông tin hữu ích mà Nghề nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu cách xin nghỉ việc đột xuất cũng như cách xin nghỉ việc đột xuất 1 ngày mà vẫn được hưởng lương. Cách xin nghỉ việc đột xuất cần được thực hiện tỉ mỉ, thuyết phục, bởi chỉ cần một sơ suất cũng có khiến bạn làm “phật lòng” cấp trên. Điều quan trọng là cần có lý do chính đáng và xin nghỉ kịp thời, khéo léo.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Không chỉ là nền tảng kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng uy tín, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h còn là trang web hỗ trợ ứng viên tạo CV chuyên nghiệp miễn phí. Chỉ mất khoảng 3 phút, bạn đã có thể tạo CV xin việc trên trang web Vieclam24h.vn. Với giao diện trực quan, đơn giản, trang web Vieclam24h.vn cho phép người dùng tạo CV dễ dàng qua điện thoại, máy tính, máy tính bảng,…

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục