Tiết lộ các mẫu đơn xin từ chức đúng chuẩn mà bạn không thể bỏ lỡ

Trong quá trình làm việc, nếu bạn không muốn đảm nhiệm chức vụ hiện tại nữa có thể trình bày đến cấp trên mong muốn đó của mình bằng đơn xin từ chức. Đơn xin từ chức được trình lên đúng chuẩn sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp và không gây mất lòng cấp trên. Vậy đơn xin từ chức là gì? Nội dung, cách viết và những điều lưu ý khi soạn thảo? Bên cạnh đó, Việc Làm 24h sẽ giới thiệu đến các bạn một số mẫu đơn đúng chuẩn giúp bạn tham khảo và soạn thảo thành công. 

Từ chức là gì?

Từ chức là việc người lao động đề nghị được thôi việc hay thôi giữ chức vụ với người sử dụng lao động khi chưa hết nhiệm kỳ, thời gian làm việc hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Đơn xin từ chức là gì?

đơn xin từ chức
Đơn xin từ chức là gì?

Là văn bản được người lao động sử dụng để gửi đến người sử dụng lao động để thông báo rằng thôi việc hay thôi giữ chức vụ hiện tại đang đảm nhiệm. Đơn xin từ chức thể hiện rõ lý do người lao động đang trong thời gian làm việc nhưng muốn thôi giữ chức vụ và cung cấp thời gian cuối cùng người lao động này đảm nhiệm chức vụ hiện tại.

Những trường hợp nào không được gửi đơn xin từ chức

Theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 và các văn bản hướng dẫn liên quan, những trường hợp không được nộp đơn từ chức như sau:

– Đang đảm nhận các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đảm nhận nhiệm vụ cơ mật, trọng yếu, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần phải tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân cán bộ đã thực hiện; nếu cán bộ từ chức sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao.

– Đang trong thời gian chịu sự kiểm tra, thanh tra, điều tra của cơ quan kiểm tra, thanh tra và cơ quan bảo vệ pháp luật.

Thủ tục gửi đơn thực hiện như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị đơn đúng chuẩn.

Bước 2: Trực tiếp nộp đơn cho người đứng đầu công ty, doanh nghiệp nơi đang làm việc.

Bước 3: Đợi cấp trên xem xét đơn và đưa ra quyết định phê duyệt.

Đơn xin từ chức được giải quyết trong bao lâu?

đơn xin từ chức
Đơn xin từ chức được giải quyết trong bao lâu?

Đối với nhân sự đang giữ những chức vụ quan trọng sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của công ty, doanh nghiệp nên người lao động cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Nếu người lao động đã chắc chắn từ chức thì nên tiến hành theo đúng quy trình và đảm bảo hoàn thành nốt các công việc đang dang dở. Thông thường thời gian giải quyết đơn xin từ chức như sau: 

Người người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp phải tiếp nhận đơn xin từ chức và tiến hành trao đổi thêm với nhân sự muốn từ chức trong tối đa 10 ngày. Đồng thời thảo luận với các bộ phận liên quan để tiến hành xử lý trường hợp từ chức của nhân sự đó. Nếu sau quá trình trao đổi mà nhân sự xin từ chức rút đơn về thì coi như không có quyết định từ chức. 

Trong vòng tối đa 15 ngày, công ty, doanh nghiệp hay các cơ quan cần đưa ra văn bản đồng ý phê duyệt hoặc không đồng ý phê duyệt của nhân sự nộp đơn. Chậm nhất 25 ngày kể từ ngày nộp đơn thì công ty, doanh nghiệp cần phải tiến hành giải quyết nguyện vọng từ chức của nhân sự đó. 

Cách viết đơn đúng chuẩn bạn cần biết

đơn xin từ chức
Cách viết đơn xin từ chức như thế nào để đúng chuẩn?

Thực ra không có quy định nghiêm ngặt về hình thức và nội dung của đơn, tuy nhiên khi soạn thảo các bạn cần có những nội dung như dưới đây.

1. Quốc hiệu, tiêu ngữ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – tự do – hạnh phúc

2. Tên đơn xin từ chức

Đơn xin từ chức + với vị trí/chức vụ hiện tại của bạn tại công ty, doanh nghiệp nơi bạn đang làm việc được đặt ngay giữa trang và viết hoa, in đậm, font chữ lớn vừa phải. 

Ví dụ: ĐƠN XIN TỪ CHỨC GIÁM ĐỐC

3. Căn cứ đơn xin từ chức

Căn cứ đơn xin từ chức liên quan đến quyết định từ chức như nội dung, số lượng, điều khoản doanh nghiệp phù hợp với tình huống từ chức thực tế.

Ví dụ: – Căn cứ vào Điều lệ công ty.

– Căn cứ vào Nghị định số …….. về…………………………………………………

– Căn cứ vào Hợp đồng lao động số … /HĐLĐ được ký kết vào ngày … tháng … năm … 

4. Thông tin cơ quan, đơn vị mà bạn gửi đơn xin từ chức 

Người tiếp nhận của bạn là ai, giữ chức danh gì, đó có thể là chủ tịch hội đồng quản trị, ban lãnh đạo, ban giám đốc, người quản lý,… Đầu tiền là “Kính gửi” + Ông/Bà Họ và tên người nhận đơn, kèm với đó chức danh mà họ đang đảm nhận + tên công ty, doanh nghiệp nơi đang làm việc. 

Ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH ABC

5. Thông tin người nộp đơn xin từ chức 

đơn xin từ chức
Có nên tham khảo các mẫu đơn xin từ chức?

Tiếp theo chính là thông tin của bản thân, tuỳ vào yêu cầu mẫu đơn từ chức tại công ty, doanh nghiệp nơi bạn đang làm việc mà bạn có thể soạn thảo các thông tin sau:

  • Họ và tên
  • Ngày tháng năm sinh
  • Số CMND/CCCD + Ngày cấp + Nơi cấp
  • Quê quán
  • Nơi ở hiện tại
  • Chức vụ hiện tại
  • Bộ phận
  • Mã số nhân viên

6. Lý do từ chức 

Hãy đưa ra lý do từ chức rõ ràng và hợp lý để đảm bảo đơn xin thôi việc được xét duyệt thành công mà không làm mất lòng cấp trên. Lý do từ chức có thể là một trong những lý do sau đây:

  • Lý do cá nhân: Gia đình gặp phải vấn đề khó khăn, gia đình chuyển nơi sinh sống,…
  • Lý do sức khỏe: Sức khỏe không đảm bảo tính chất công việc.
  • Lý do năng lực: Chuyên môn chưa tốt, chưa phù hợp với vị trí công việc hiện tại, hiệu suất công việc chưa đảm bảo, chưa sắp xếp được thời gian làm việc,… 
  • Lý do khác: Cần thời gian để học và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn,…

Xem thêm: Tổng hợp lý do xin nghỉ việc thuyết phục, khéo léo khiến cấp trên không thể từ chối

7. Cam kết 

Hãy gửi lời cam kết bàn giao toàn bộ công việc đến nhân viên mới và không tiết lộ bất kỳ bí mật kinh doanh hay thông tin nội bộ Công ty.

Xem thêm: Biên bản bàn giao công việc là gì? Cách bàn giao công việc hiệu quả cho người mới

8. Lời cảm ơn và chữ ký

Cuối đơn, để lại lời cảm ơn đối với cấp trên và công ty, doanh nghiệp nơi bạn đang làm việc đã tạo điều kiện và hỗ trợ bạn trong thời gian làm việc. Điều này thể hiện sự tôn trọng và lịch sự mà bạn dành cho họ. Cuối đơn xin việc là thông tin ngày tháng năm làm đơn, phần ký tên và ghi rõ họ tên.

Xem thêm: Gợi ý các mẫu thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc ấn tượng và tinh tế nhất hiện nay

Cần lưu ý gì khi viết đơn xin từ chức?

đơn xin từ chức
Cần lưu ý gì viết đơn xin từ chức?

Thứ nhất: Hãy cân nhắc quyết định từ chức rồi mới soạn để trình lên cấp trên. Việc từ chức là việc quan trọng và bạn cần chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Ngoài những lý do bất đắc dĩ, hãy chắc chắn rằng quyết định thôi giữ chức vụ không ảnh hưởng đến thu nhập, cuộc sống của bạn hoặc không gây khó khăn khi tìm công việc mới. 

Thứ hai: Nếu bạn đã quyết định từ chức thì cần gửi đơn đến ban lãnh đạo, giám đốc, quản lý,… càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp công ty có thể chủ động sắp xếp công việc và tìm kiếm nhân sự mới hợp lý. Đặc biệt khi bạn đang là một trong những chức vụ quan trọng thì cần phải gửi đơn trước từ 1 – 3 tháng. 

Thứ ba: Trong đơn, hãy đảm bảo không có lỗi sai chính tả, không tẩy xóa, viết tắt và mọi thông tin đề cập trong đơn đều phải thật chính xác. 

Thứ tư: Nội dung đơn cần tránh đề cập đến việc bạn từ chức vì đang tìm kiếm một công việc mới. Có thể định hướng hoạt động của công ty hiện tại vẫn chưa phù hợp nhưng tránh viết về công việc mới.

Thứ năm: Sau khi viết xong, hãy gửi trực tiếp cho ban lãnh đạo, giám đốc, quản lý,…. Tránh tình trạng nhờ người khác gửi hộ hoặc gửi qua email, điều này chỉ khiến cấp trên cho rằng bạn thiếu tôn trọng và nghiêm túc.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết email chuyên nghiệp, chỉn chu cho mọi tình huống

Các mẫu đơn đúng chuẩn mà chắc chắn bạn sẽ cần

đơn xin từ chức
Mẫu đơn xin từ chức như thế nào mới đúng chuẩn?

Mẫu 1: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

ĐƠN XIN TỪ CHỨC

– Căn cứ vào Điều lệ công ty.

– Căn cứ vào Nghị định số …….. về…………………………………………………

– Căn cứ vào Hợp đồng lao động số … /HĐLĐ được ký kết vào ngày … tháng … năm … 

Kính gửi: Giám đốc / Trưởng phòng nhân sự ……………………………………

[Ghi rõ chức vụ người nhận đơn xin từ chức + tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc]

Tôi tên là:……………………………………………………………………………….

Sinh ngày:………………………………………………………………………………

Số CMND/CCCD: ……………………….. Ngày cấp:………………………………

Nơi cấp:…………………………………………………………………………………

Quê quán:……………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………

Hiện đang giữ chức vụ:…………………………….………………………………..

Công tác tại: …………………………………………….…………………………….

[Ghi rõ tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc]

Tôi xin trình với Giám đốc / Trưởng phòng nhân sự ………… nội dung sau:

Vào ngày…..tháng…….năm….., tôi được bổ nhiệm chức vụ………..của [Ghi rõ tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc]. Tôi đã giữ chức cụ này trong vòng [thời gian làm việc tại công ty, doanh nghiệp]. Trong thời gian sắp tới, tôi quyết định theo đuổi chương trình đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ chuyên môn ……… nên không thể đảm nhiệm tốt chức vụ [chức vụ, vị trí làm việc hiện tại] của Công ty. 

Vậy, tôi làm đơn này đề nghị Kính mong Giám đốc / Trưởng phòng nhân sự ……… [Ghi rõ chức vụ người nhận đơn xin từ chức + tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc] xem xét và giải quyết đơn từ chức này của tôi.

Tôi cam kết sẽ bàn giao đúng và đầy đủ tất cả công việc của mình cho người được bổ nhiệm sau tôi. Đồng thời, tôi xin hứa sẽ không tiết lộ bất kỳ bí mật, thông tin, nội bộ Công ty.  

Tôi xin chân thành cảm ơn!

………., ngày..…tháng…..năm…….

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

ĐƠN XIN TỪ CHỨC

Kính gửi:………………………………………………………………………………..

[Ghi rõ chức vụ người nhận đơn xin từ chức + tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc]

Tôi tên:………………………………………………………………………………….

Ngày tháng năm sinh:…………………………………………………………………

Số CMND/CCCD: ……………………….. Ngày cấp:………………………………

Nơi cấp:…………………………………………………………………………………

Quê quán:……………………………………………………………………………..

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………

Địa chỉ tạm trú:………………………………………………………………………..

Hiện tôi đang giữ chức vụ:…………………………………………………………..

Mã số nhân viên (nếu có):……………………………………………………………

Bộ phận: ………………………………………………………………………………

Tại: …………………………………………………………………………………….

[Ghi rõ tên công ty, doanh nghiệp]

Tôi làm đơn này kính mong [Ghi rõ tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc] xem xét cho tôi từ chức [Ghi rõ chức vụ / vị trí làm việc] kể từ ngày …… tháng .…. năm .…. với lý do:

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

[Ghi rõ lý do từ chức chính đáng] 

Tôi xin hứa sẽ bàn giao toàn bộ công việc của mình cho người kế nhiệm tôi khi sẵn sàng. Đồng thời, tôi xin cam kết sẽ không tiết lộ bất kỳ bí mật kinh doanh hay thông tin nội bộ Công ty.

Kính mong [Ghi rõ chức vụ người nhận đơn xin từ chức + tên công ty, doanh nghiệp đang làm việc] xem xét chấp nhận nguyện vọng này của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo và tập thể [tên công ty, doanh nghiệp nơi bạn làm việc] đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm việc vừa qua.

………., ngày..…tháng…..năm…….

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Kết luận

đơn xin từ chức
Đơn xin từ chức cần được soạn thảo khéo léo và đúng quy định

Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu đơn xin từ chức là gì cũng như nội dung, cách viết chi tiết và những lưu ý khi soạn thảo phù hợp với mục đích của bản thân. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo các mẫu đơn mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp trên để điều chỉnh và sử dụng phù hợp. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất của Việc Làm 24h để cập nhật những thông tin bổ ích khác nhé!

Xem thêm: Không thể bỏ qua các mẫu quyết định thôi việc đúng chuẩn nhất hiện nay

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục