Career Path là gì? Tự xây dựng lộ trình sự nghiệp phù hợp với đam mê

Mỗi người mang trong mình những khả năng, niềm đam mê và ước mơ độc nhất, do đó, việc tìm ra lộ trình sự nghiệp phù hợp là điều quan trọng, dẫn dắt bạn từng bước mở ra cánh cửa hướng đến tương lai. Trong bài viết này, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá Career Path là gì và cách xác định con đường sự nghiệp riêng với một số công việc.

Career Path là gì?

career path là gì
Career Path là gì? Theo chiều dọc và chiều ngang, cách phát triển Career Path là gì?

Career Path, hay còn được gọi là con đường sự nghiệp, là chuỗi các công việc giúp mỗi người đạt được những mục tiêu nghề nghiệp. Mỗi người sẽ theo đuổi những lộ trình sự nghiệp riêng thông qua những vai trò khác nhau. Con đường sự nghiệp không chỉ là một lộ trình thăng tiến đơn giản từ vị trí công việc này đến vị trí khác, mà còn bao gồm quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.

Các kiểu Career Path bạn cần biết

Career Path không nhất thiết phải theo một hướng thẳng đứng, thay vào đó, nó có thể thay đổi linh hoạt và rẽ ngang tùy theo mục tiêu, đam mê và cơ hội nghề nghiệp của mỗi người. Cách phân biệt các kiểu Career Path là gì? 

Career Path theo chiều dọc (Vertical Career Path)

Con đường sự nghiệp theo chiều dọc tập trung vào việc thăng tiến từ vị trí thấp đến các vị trí cao hơn trong cùng một lĩnh vực. Chẳng hạn, một người có thể bắt đầu với vị trí thực tập và sau đó thăng tiến dần lên quản lý.

Career Path theo chiều ngang (Lateral Career Path)

Con đường sự nghiệp theo chiều ngang là việc di chuyển sang các vị trí khác nhau về mặt chuyên môn. Thay vì tập trung vào việc thăng tiến, người đi theo lộ trình nghề nghiệp này thường tập trung vào việc mở rộng kiến thức và kỹ năng theo nhiều hướng khác nhau.

Xem thêm: 3 điều cần thiết giúp phát triển sự nghiệp cá nhân bền vững

Tầm quan trọng của Career Path là gì?

career path là gì
Ý nghĩa của Career Path là gì? 

Xây dựng kế hoạch rõ ràng cho con đường sự nghiệp mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển cá nhân và thành công trong công việc. 

Đối với cá nhân Career Path là gì?

Con đường sự nghiệp giúp bạn xác định những mục tiêu cụ thể trong công việc. Điều này giúp bạn biết được mình đang hướng đến mục tiêu nào và phải làm gì để đạt được những mục tiêu đó. Khi bạn xây dựng con đường sự nghiệp rõ ràng, bạn có thể nhận ra và tận dụng những cơ hội thích hợp để phát triển bản thân. Đồng thời, biết được những công việc nào phù hợp với năng lực và mục tiêu của mình.

Bên cạnh đó, con đường sự nghiệp giúp bạn tập trung vào việc phát triển kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để tiến xa hơn. Điều này giúp bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Đồng thời, nó cũng mang lại sự linh hoạt khi bạn có thể thử nghiệm và chuyển hướng sang các vị trí khác theo mong muốn.

Đặc biệt, khi bạn phải đối mặt với những khó khăn và thất bại, con đường sự nghiệp sẽ là nguồn động lực tích cực. Bạn biết rằng mọi thất bại là một bài học và không làm mất hướng bạn đến với mục tiêu lớn hơn.

Đối với doanh nghiệp Career Path là gì?

Con đường sự nghiệp rõ ràng và hấp dẫn tạo động lực lớn đối với đội ngũ nhân sự, nhờ đó, nhân viên có xu hướng làm việc tích cực, hướng đến mục tiêu chung của công ty. Qua đó, xây dựng lộ trình sự nghiệp rõ ràng là một điểm cộng lớn giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài.

Khi nhân viên phát triển và tiến xa trong con đường sự nghiệp, họ thường nâng cao năng lực, kỹ năng và kiến thức. Điều này tác động đến hiệu suất làm việc và đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa, con đường sự nghiệp giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân sự tiềm năng vào các vị trí quản lý, lãnh đạo.

Làm sao xác định Career Path của bản thân?

career path là gì
Các bước xây dựng hiệu quả Career Path là gì? 

1. Đánh giá bản thân

Hãy tự đánh giá bản thân bằng một số câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp cá nhân để thu hẹp phạm vi mục tiêu:

Mục tiêu, đam mê và sở thích:

  • Bạn thực sự đam mê điều gì trong công việc?
  • Sở thích của bạn là gì? 
  • Điều gì thúc đẩy bạn làm việc mỗi ngày?
  • Bạn muốn đạt được gì trong sự nghiệp?
  • Lựa chọn nghề nghiệp có phản ánh đúng mục tiêu và đam mê của bạn không?

Kỹ năng và năng lực:

  • Bạn có những kỹ năng gì cảm thấy tự tin mình giỏi?
  • Bạn cần phải phát triển những kỹ năng nào để tiến xa hơn trong sự nghiệp?

Giá trị cá nhân:

  • Những giá trị quan trọng nhất mà bạn coi trọng là gì?
  • Bạn mong muốn làm việc trong môi trường nào?

Kinh nghiệm và thành tựu:

  • Những kinh nghiệm công việc nào mà bạn cảm thấy tự hào và đã học hỏi nhiều từ đó?
  • Bạn đã đạt được những thành tựu gì trong sự nghiệp?

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống:

  • Bạn muốn đạt được sự cân bằng như thế nào trong công việc và cuộc sống cá nhân?
  • Công việc tương lai hỗ trợ sự cân bằng này như thế nào?

Điểm yếu và những thách thức:

  • Những thách thức lớn nhất mà bạn đang đối mặt trong sự nghiệp là gì?
  • Bạn có những điểm yếu gì cần cải thiện để phát triển?

Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về bản thân và có thể tìm ra mục tiêu nghề nghiệp phù hợp.

2. Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn

Lập kế hoạch sự nghiệp ngắn hạn và dài hạn giúp bạn thiết lập những cột mốc quan trọng trên con đường nghề nghiệp. Hãy xác định những gì bạn muốn đạt được trong vòng 1 – 3 năm tới. Điều này có thể là thăng tiến lên vị trí mới, phát triển một kỹ năng cụ thể hoặc tham gia vào các dự án quan trọng.

Sau đó, hãy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được trong 5 – 10 năm tới. Mục tiêu này có thể liên quan đến vị trí công việc cao hơn, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực hoặc thậm chí là sáng lập doanh nghiệp riêng.

3. Khám phá kiểu tính cách cá nhân

Bước này giúp bạn hiểu rõ mức độ phản ứng trước các sự kiện diễn ra, đưa ra quyết định rõ ràng và bình tĩnh đối diện trước những khó khăn, thử thách trong công việc. Các bạn có thể đánh giá thông qua các bài kiểm tra như Myers-Briggs (MBTI), DISC,… 

4. Đánh giá các trải nghiệm 

Nhìn lại và đánh giá các trải nghiệm trong quá khứ mang đến một cơ hội quý báu để bạn hiểu rõ hơn về chính bản thân. Thông qua đó, bạn có cơ hội nhận thức về những gì bạn đã đạt được và trang bị những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong tương lai.

5. Đối chiếu mô tả công việc với trình độ bản thân

career path là gì
Các bước quan trọng khi xây dựng Career Path là gì? 

Tìm hiểu các yêu cầu của vị trí công việc mà bạn quan tâm như kỹ năng, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm,… Kiểm tra xem liệu năng lực hiện tại của bạn có đáp ứng được các yêu cầu của vị trí công việc hay không. Điều này giúp bạn nhận ra những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân trước vị trí mong muốn.

Hãy liệt kê tất cả các kỹ năng mà bạn đang sở hữu, bao gồm kỹ năng chuyên môn (viết code, kế toán, quản lý dự án,…) hoặc kỹ năng mềm (giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm,…). Sau đó, đánh giá mức độ thành thạo của mỗi kỹ năng mà bạn đã liệt kê. Đồng thời, bạn có thể lập kế hoạch cải thiện và mở rộng bộ kỹ năng của mình để đạt được những mục tiêu quan trọng. 

6. Liệt kê sở thích cá nhân

Sở thích là những hoạt động mà mỗi người tận hưởng để đem lại sự cân bằng và niềm vui. Không chỉ thế, sở thích còn là cách thể hiện bản thân đối với thế giới xung quanh và giúp phát triển ý tưởng độc đáo về định hướng lộ trình sự nghiệp.

7. Xác định giá trị cốt lõi trong công việc

Xác định điều mà bạn coi trọng trong hành trình sự nghiệp giúp đưa ra những nguyên tắc và tôn chỉ quan trọng khi chọn nghề nghiệp, công ty, đồng nghiệp,… Những điều này giúp bạn gia tăng cơ hội lựa chọn công việc, nghề nghiệp, công ty để triển khai con đường sự nghiệp đúng hướng. 

8. Mức thu nhập mong muốn

Bước xác định mức thu nhập mong muốn cần được cân nhắc kỹ lưỡng, kết hợp giữa khả năng tài chính cá nhân, giá trị cá nhân tạo ra trong công việc và môi trường làm việc. Hãy liên kết mức thu nhập với trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của bạn. Nếu bạn muốn tăng thu nhập, hãy xác định những điều mà bạn có thể thực hiện để đạt được mục tiêu này.

Gợi ý Career Path cho công việc Marketing, Data Analyst, Business Analyst,…

career path là gì
Thành công khi xây dựng Career Path là gì? 

1. Marketing Career Path là gì? 

Marketing Intern (Từ 0 – 6 tháng): Công việc ở vị trí này thường phù hợp với sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những người chưa có nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực Marketing. 

Marketing Executive (Từ 1 – 2 năm): Xây dựng cách thức tiếp cận khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để cải thiện sản phẩm, hỗ trợ thực hiện các hoạt động trong kế hoạch Marketing phát triển thương hiệu. 

Marketing Manager (Từ 3 – 6 năm): Lập kế hoạch Marketing, đảm bảo tiến độ và quản lý ngân sách được giao. Chịu trách nhiệm tất cả các kênh truyền thông và báo cáo công việc trực tiếp với giám đốc. 

Marketing Director (Từ 7 – 8 năm): Tuỳ vào quy mô doanh nghiệp, vai trò của vị trí này có thể thay đổi để phù hợp hơn. Công việc chính của Marketing Director là hoạch định chiến lược, kế hoạch dài hạn cho thương hiệu. 

VP of Marketing (Từ 9 – 10 năm): Vị trí này thường chỉ có tại những doanh nghiệp quy mô lớn. VP of Marketing là những chuyên gia trong lĩnh vực, hiểu được cách thức vận hành và duy trì mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

Chief Marketing Officer (Trên 10 năm): Quản trị hoạt động Marketing cho toàn bộ doanh nghiệp. Vị trí đầu tàu trực tiếp tham gia đóng góp nhằm xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh của cả hệ thống. 

2. Data Analyst Career Path là gì?

Data Scientist: Đa số các Data Scientist đều có xuất phát điểm từ Data Analyst với nền tảng Toán học và Thống kê, cũng như các programming skills như Python, R, pySpark,… 

Analysis Specialist: Khi đã có vài năm kinh nghiệm ở vị trí Data Analyst, bạn sẽ trở thành Analysis Specialist. Vị trí này không đòi hỏi bạn học thêm quá nhiều kỹ năng chuyên môn về data mà chỉ cần tìm hiểu lĩnh vực yêu thích như Marketing Analyst, HR Analyst, Finance Analyst, Operation Analyst,.. 

Business Strategy: Vị trí này có nhiệm vụ lập chiến lược kinh doanh và chiến lược sản phẩm, thường làm việc chung với các clients và tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau nên sẽ phù hợp với các bạn genZ.

Management: Khi đã làm ở vị trí Data Analyst gần 10 năm, bạn đã có đầy đủ kiến thức về data, cách sử dụng tools phù hợp, khả năng giải quyết vấn đề hay dựa vào con số để lên plan hoàn chỉnh. Các bạn có thể dựa vào lộ trình management như sau: intern – fresher – junior – senior – leader – manager – director

Director of Analytics (Giám đốc phân tích) hoặc Chief Data Officer – CDO (Giám đốc dữ liệu): Để theo đuổi con đường này, ngoài kỹ năng dữ liệu, các bạn nên tập trung phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý. 

3. Business Analyst Career Path là gì? 

Fresher Business Analyst: Bạn sẽ được training để làm dự án, tài liệu, hệ thống, các công cụ sử dụng,… và tích lũy thêm kiến thức nền tảng về Business Analyst.

Junior Business Analyst: Sau một thời gian làm việc, bạn có thể viết tài liệu thành thạo hơn, tuy nhiên vẫn nhận được sự hỗ trợ từ các Senior Business Analyst ở các dự án lớn và phức tạp. Bạn cần phải học hỏi thêm để độc lập đưa ra giải pháp trong dự án.

Business Analyst: Bạn sẽ chủ động quản lý task (nhiệm vụ), không có người cầm tay chỉ việc nữa. Đây là giai đoạn chứng minh năng lực qua các task đòi hỏi chuyên môn cao.

Senior Business Analyst: Có đầy đủ kinh nghiệm thực chiến để lên kế hoạch và đưa ra các giải pháp phù hợp cho đối tượng khách hàng. Các Senior Business Analyst sẽ giải quyết nhiều bài toán hóc búa hơn, làm việc với nhiều bên ở level cao hơn với 3 nhóm chính sau: 

  • Nhóm Delivering Path: Vận hành, tìm hiểu và làm việc chuyên sâu về dự án, nguồn lực như thời gian, con người và chi phí. Các bạn có thể theo đuổi các vị trí như Product Manager, Project Manager, Program Manager, Chief Information Officer – CIO…
  • Nhóm Managing Path: Quản lý Business Analyst như Business Analyst Team Lead, Business Analyst Practice Lead, Business Analyst Program Lead, Business Analyst Manager và Business Relationship Manager.
  • Nhóm Planning Path: Xây dựng các chiến thuật và chiến lược cho doanh nghiệp như Business Architect, Enterprise Architect, IT Business Partner, Management Consultant,…

Để đạt đến được các level này thì các Business Analyst phải trải qua con đường sự nghiệp tương đối dài với nhiều ngã rẽ. Cùng với đó, công việc sẽ càng áp lực nhưng đổi lại mức thu nhập và đãi ngộ vô cùng ”khủng”.

Kết luận

Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ Career Path là gì và các bước xác định bản kế hoạch cuộc đời của riêng mình. Nhưng hãy nhớ rằng lộ trình sự nghiệp không phải là một con đường bằng phẳng, đôi khi phải gặp quanh co, khúc khuỷu với những khó khăn, thử thách. Nhưng cũng chính những khoảnh khắc đó giúp chúng ta phát triển và trưởng thành hơn. Điều quan trọng là giữ vững niềm tin và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Thiết kế cuộc đời: Bạn là kiến trúc sư tự xây cuộc sống đáng mơ ước

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục