Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và giành lấy thị phần là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của doanh nghiệp chính là CCO. Vậy CCO là gì? CCO là chức danh gì? Vai trò, công việc và những yêu cầu cần có của vị trí CCO? Tất cả sẽ được Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp trong bài viết dưới đây.
CCO là gì? CCO là viết tắt của từ gì?
COO là từ viết tắt của Chief Operating Officer, có nghĩa là giám đốc kinh doanh. Đây là một trong những vị trí lãnh đạo cấp cao nhất trong một doanh nghiệp (C-level), được coi là vị trí quan trọng chỉ đứng sau CEO (Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành).
CCO là chức vụ gì?
CCO là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành và định hướng các hoạt động kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp.
Chức vụ này đòi hỏi CCO phải có kinh nghiệm và chuyên môn kinh doanh sâu rộng, khả năng lãnh đạo, khả năng phân tích và dự đoán thị trường để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
Vai trò của Chief Commercial Officer là gì?
Hầu hết các doanh nghiệp hoặc tập đoàn lớn đều cần giám đốc kinh doanh để dẫn dắt hoạt động kinh doanh và mang về doanh số, lợi nhuận bán hàng.
Lãnh đạo và quản lý các hoạt động kinh doanh: CCO là người xây dựng chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động hiệu quả. Họ có trách nhiệm dẫn dắt bộ phận kinh doanh, bao gồm Marketing, bán hàng, phát triển thị trường và dịch vụ khách hàng đi đúng hướng. Đồng thời, đảm bảo các hoạt động kinh doanh đạt được mục tiêu đề ra và tuân thủ các quy định của doanh nghiệp.
Phát triển thị trường và tăng doanh thu: Việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội và mở rộng thị phần doanh nghiệp là trách nhiệm của các COO. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kênh phân phối, thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số.
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Dựa vào tư duy, kinh nghiệm, chuyên môn và trực giác nhạy bén, CCO luôn quan tâm khách hàng để dẫn dắt đội ngũ nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tham gia cố vấn có CEO: CCO thường phối hợp với CEO và ban giám đốc để xác định định hướng phát triển và xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể cho doanh nghiệp. CCO đóng vai trò cố vấn cho CEO khi đưa ra chiến lược kinh doanh, Marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng.
Mô tả công việc của CCO
1. Lãnh đạo bộ phận kinh doanh
Giám đốc kinh doanh có trách nhiệm xác định mục tiêu và định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời, phác thảo chiến lược để đạt được mục tiêu đó. Các chiến lược được xây dựng phải phù hợp với mục tiêu lợi nhuận và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, CCO cần tính toán các yếu tố thị trường, đối thủ cạnh tranh và năng lực của đội ngũ nhân viên.
Là người dẫn đầu nhóm kinh doanh, PR, Marketing, quan hệ khách hàng,… CCO cần truyền tải tầm nhìn, chiến lược thực thi rõ ràng đến đội ngũ để đảm bảo chức năng các bộ phận, phòng ban. Giám đốc kinh doanh là người phê duyệt hoặc trực tiếp thực thi các hoạt động kinh doanh.
2. Thiết lập kế hoạch kinh doanh
Giám đốc kinh doanh có trách nhiệm nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu khách hàng, xu hướng thị trường và mức độ cạnh tranh. Thông qua việc dự đoán thị trường, CCO xác định mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp như tăng doanh thu, mở rộng thị phần hoặc ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới.
Để đạt được mục tiêu kinh doanh, CCO cần lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, bao gồm mục tiêu cụ thể, thời gian, nguồn lực cần thiết và ngân sách thực hiện,…. Ngoài ra, giám đốc kinh doanh còn quản lý, theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thông qua đó để điều chỉnh và cập nhật kịp thời để kế hoạch kinh doanh đạt được mục tiêu đề ra và đáp ứng sự thay đổi của thị trường.
3. Thiết lập chiến lược sản phẩm, dịch vụ
Giám đốc kinh doanh đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh. Các sản phẩm/dịch vụ phải tạo ra giá trị và đóng góp vào doanh số, lợi nhuận doanh nghiệp.
Các CCO phải đảm bảo sản phẩm/dịch vụ phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp muốn phát triển ở thị trường mới, CCO cần nghiên cứu xu hướng thị trường để hiểu rõ nhu cầu khách hàng và tiến hành phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp. Trường hợp định hướng của doanh nghiệp là muốn tăng doanh thu, CCO cần phát triển sản phẩm/dịch vụ có tiềm năng thu hút nhiều khách hàng và có khả năng cạnh tranh.
4. Xây dựng và duy trì mối quan hệ kinh doanh
Giám đốc kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng và đảm bảo khách hàng là trung tâm của mọi quyết định. Chính vì thế mà CCO cần triển khai các hoạt động xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ kinh doanh, tạo ra mạng lưới liên kết đa dạng giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp,…
5. Xây dựng chiến lược bán hàng
Với mục tiêu tạo ra sản phẩm/dịch vụ tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu và mang lại doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp, các giám đốc kinh doanh sẽ là người xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả.
6. Xây dựng chiến lược Marketing
COO còn có trách nhiệm định hướng chiến lược Marketing để thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng. Do đó, giám đốc kinh doanh thường phối hợp với các bộ phận liên quan để xây dựng chiến lược Marketing tổng thể cho doanh nghiệp. Các chiến lược này phải được phát triển đúng đắn và phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
7. Quản lý và phát triển nhân sự
Ngoài các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, COO còn tham gia vào công tác tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự cho bộ phận kinh doanh. Giám đốc kinh doanh cần nắm rõ nhu cầu nhân sự để đưa ra đánh giá ứng viên cũng như cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho mỗi vị trí. Họ là nhân tố quan trọng để xây dựng môi trường làm việc và quản trị nguồn nhân lực hiệu quả.
8. Phát triển hình ảnh thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu là cách mà khách hàng nhận thức về sản phẩm/dịch vụ. CCO là người đầu tàu trong việc vạch ra các chiến lược phát triển hình ảnh thương hiệu dài hạn trong mắt khách hàng. Các chiến lược càng phù hợp với tầm nhìn và đi đúng theo lộ trình được đề ra, doanh nghiệp càng dễ dàng đạt được các mục tiêu kinh doanh trong tương lai.
Yêu cần cần có để trở thành CCO là gì?
Nhìn chung, vị trí này yêu cầu vô cùng khắt khe, cụ thể như sau:
Trình độ học vấn: Giám đốc kinh doanh phải có trình độ học vấn cao, sở hữu các bằng cử nhân, thạc sĩ trong các lĩnh vực Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Marketing, MBA,…
Kinh nghiệm làm việc: Để trở thành giám đốc kinh doanh, bạn cần có từ 10 – 15 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý, lãnh đạo để hiểu rõ các khía cạnh trong lĩnh vực kinh doanh như sản phẩm, khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh,…
Kỹ năng:
- Tư duy chiến lược cho phép giám đốc kinh doanh đưa ra các giải pháp sáng tạo và giải quyết các thách thức trên thị trường kinh doanh phức tạp.
- Kỹ năng lãnh đạo để đưa ra các quyết định chiến lược, đồng thời, xây dựng môi trường làm việc tích cực và tạo động lực để thúc đẩy hiệu suất làm việc.
- Kỹ năng giao tiếp giúp CCO đàm phán, thuyết phục, liên lạc, tương tác và xây dựng mối quan hệ hiệu quả với các khách hàng, đối tác, nhà cung cấp cũng như các bộ phận/phòng ban khác.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp giám đốc kinh doanh đưa ra quyết định khi phải đối mặt trước nhiều thách thức trong quá trình điều hành và phát triển doanh nghiệp.
- Kỹ năng tổ chức để quản lý các hoạt động, sản phẩm/dịch vụ, công việc và nguồn lực nhân sự, tài chính,… được phân bổ và thực hiện hiệu quả, chất lượng.
- Kỹ năng quản lý thời gian giúp giám đốc kinh doanh hoàn tất nhiều nhiệm vụ phức tạp và đảm bảo hiệu suất công việc.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc giúp CCO bình tĩnh xử lý vô số tình huống áp lực và khó khăn trong công việc. Đây cũng là kỹ năng giúp CCO hành động đúng đắn và chuẩn mực trước mặt khách hàng, đối tác, nhân viên.
Lộ trình trở thành CCO
Nhân viên kinh doanh >> Chuyên viên kinh doanh (sau 2 năm) >> Trưởng phòng kinh doanh (sau 3 – 5 năm và có những thành tích đáng kể trong công việc) >> Giám đốc kinh doanh (sau 10 – 15 năm tùy vào năng lực, kỹ năng và thành tích).
Kết luận
CCO như thuyền trưởng của một con tàu, chịu trách nhiệm điều khiển con tàu đi đúng hướng và đến đích an toàn. CCO là người kiến tạo tương lai của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý các hoạt động kinh doanh, đảm bảo doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ công việc, vai trò và những yêu cầu cần có khi trở thành CCO là gì. Chúc bạn thành công.
Việc làm gợi ý
ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Tất tần tật các chức vụ trong công ty từ cao đến thấp bạn cần biết