Cách chuẩn bị tốt cho câu hỏi: “Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?”

Ý đồ của nhà tuyển dụng

Mục đích sau cùng của các nhà quản lý là suy xét xem bạn có phù hợp với công việc và văn hóa công ty hay không. Thông qua những câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu, họ có thể đánh giá tiềm năng của bạn, sự tự tin và nhanh nhạy giải quyết vấn đề.

Xác định điểm mạnh của bạn

Có nhiều cách để người phỏng vấn nắm được các kỹ năng cứng của bạn thông qua các bài kiểm tra, phỏng vấn, công việc bạn đã làm trước đây nhưng rất khó để họ nắm được  kỹ năng mềm. Vì vậy, bạn cần tìm cách thể hiện kỹ năng đang có thông qua câu chuyện cụ thể chân thực nhưng thu hút.

Những yếu tố bạn có thể xem xét là điểm mạnh của mình như giao tiếp tốt, khả năng quản lý thời gian, giải quyết xung đột, khả năng chịu được dưới áp lực. Tùy thuộc vào công việc, bạn cũng có thể chọn đưa các kỹ năng chuyên môn vào thế mạnh của mình như khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm biên tập.

cach-chuan-bi-cau-tra-loi-cho-cau-hoi-diem-manh-va-diem-yeu-cua-ban-la-gi-hinh1
Bạn cần tìm cách kể cho họ nghe dựa trên một câu chuyện chân thực nhưng thu hút.

Xác định điểm yếu

Việc xác định điểm mạnh dễ dàng hơn rất nhiều so với việc liệt kê điểm yếu, bạn cần thực sự công tâm với bản thân để thực sự nhận ra những điểm còn thiếu sót của mình.
Một số ví dụ về những điểm yếu nghề nghiệp phổ biến mà bạn có thể tham khảo như không kiểm soát được các tình huống bất ngờ, chần chừ, nóng tính, không chịu được áp lực…

Một lần nữa, bạn có thể chọn làm nổi bật một số kỹ năng cứng cũng là điểm yếu đối với bạn, ví dụ như không giỏi toán, không thành thạo một loại phần mềm cụ thể hoặc gặp khó khăn về chính tả – nhưng chỉ khi nó không cần thiết cho vai trò.

Kể một câu chuyện

Khi đã có danh sách điểm mạnh và điểm yếu, bạn hãy kiểm tra mình có thể liệt kê tất cả trong buổi phỏng vấn hay không? Nếu quá nhiều, hãy chọn ra những yếu tố quan trọng nhất để trình bày với nhà tuyển dụng.

Từ những điểm đã vạch ra, bạn hãy bắt đầu tạo ra câu chuyện liên quan đến trải nghiệm của bạn. Hãy cố gắng kết hợp các điểm mạnh của bạn với mô tả công việc. Trình bày càng nhiều kỹ năng bổ trợ cho vị trí đang ứng tuyển sẽ càng tạo lợi thế cho bạn.

cach-chuan-bi-cau-tra-loi-cho-cau-hoi-diem-manh-va-diem-yeu-cua-ban-la-gi
Từ những điểm đã vạch ra, bạn hãy bắt đầu tạo ra câu chuyện liên quan đến trải nghiệm của bạn.

Khi trả lời câu hỏi về điểm yếu, bạn cần thực sự thận trọng vì thật thà khai báo mọi điểm yếu sẽ khiến bạn tạo ấn tượng tiêu cực với nhà tuyển dụng và ảnh hưởng đến công việc sau này. Cách tốt nhất là bạn hãy trình bày về những bài học bạn có được và đã cố gắng cải thiện nhược điểm đó như thế nào.

Tương tự, hãy ghi nhớ mô tả công việc khi bạn chia sẻ điểm yếu của mình. Nếu bạn đang ứng tuyển vào một công việc chỉnh sửa bản sao, thì có lẽ bạn không nên nói rằng điểm yếu của bạn là chính tả.

Nghiên cứu văn hóa công ty

Ngoài ra, nghiên cứu về văn hóa của công ty có thể gợi ý bạn nên làm nổi bật quyết điểm mạnh và điểm yếu nào. Nếu công ty bạn đang ứng tuyển sở hữu đội ngũ nhân viên năng động, tất nhiên bạn cần chứng minh mình có thể thực hiện nhiều dự án cùng một lúc hoặc linh hoạt với các nhiệm vụ mới.

Một điều bạn cần quan tâm nữa là nếu bạn nhận thấy rằng văn hóa công ty không phù hợp với bạn thì hãy nghiêm túc xem xét lại, không nên ép mình vào khuôn khổ không phù hợp.

Hy vọng những gợi ý trên đây có thể giúp bạn chuẩn bị và tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng với câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu của mình!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục