Thuật ngữ Chairman thường được nhắc đến như người đứng đầu một tổ chức, doanh nghiệp. Đây là những người không chỉ nắm quyền lực trong tay mà còn có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của tổ chức. Chairman là gì? Chairman xuất sắc và quyền lực cần có những phẩm chất gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
1. Chairman là gì?
Chairman, hay Chủ tịch, là người đứng đầu hoặc chủ trì hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định về chiến lược, quản lý và hoạt động tài chính của tổ chức. Vai trò của Chủ tịch khác nhau tùy theo từng tổ chức, bao gồm việc chủ trì các cuộc họp hội đồng quản trị, thiết lập chương trình nghị sự và bổ nhiệm các giám đốc điều hành cấp cao.
Có nhiều loại Chủ tịch khác nhau, bao gồm:
- Chủ tịch điều hành: Đồng thời là Giám đốc điều hành của công ty, họ vừa có vai trò quản lý vừa tham gia điều hành doanh nghiệp.
- Chủ tịch không điều hành: Không tham gia vào hoạt động hàng ngày của công ty nhưng đóng góp chuyên môn hoặc kiến thức thị trường cho hội đồng quản trị.
- Chủ tịch độc lập: Không có liên kết với công ty dưới bất kỳ hình thức nào và được chọn vì khả năng đưa ra hướng dẫn và giám sát khách quan.
2. Vai trò và trách nhiệm của Chairman là gì?
Một lãnh đạo cấp cao như Chairman đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản lý các hoạt động của tổ chức, công ty hoặc tập đoàn. Cụ thể như:
- Giám sát, lãnh đạo và dẫn dắt, tạo điều kiện tốt nhất để các thành viên Hội đồng quản trị làm việc và hoạt động hiệu quả.
- Đảm bảo sự minh bạch trong các cuộc họp, mọi quyết định được đưa ra và thống nhất trên cơ sở vững chắc, hỗ trợ các cổ đông thảo luận về các đề xuất như chiến lược, quản trị rủi ro, báo cáo,…
- Đưa ra các quyết định và kế hoạch thông qua bàn bạc và thống nhất với các cổ đông.
- Đánh giá đúng đắn các hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo rằng các mục tiêu và kế hoạch được thực hiện hiệu quả.
- Đại diện cho tổ chức tham dự các sự kiện, cuộc họp cấp cao.
- Đàm phán và giao tiếp hiệu quả với các thành viên hiệp hội, chủ trì các cuộc họp cổ đông.
- Đưa ra chiến lược và tầm nhìn quan trọng cho tương lai.
Tùy vào loại hình kinh doanh và quy mô hoạt động của tổ chức, Chairman có thể phải giải quyết nhiều vấn đề hơn. Với vai trò là người dẫn dắt của cả tổ chức hoặc tập đoàn, sự thành bại của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Chairman, người phải chịu trách nhiệm cao nhất.
3. Những yếu tố cần có của một Chairman là gì?
Khi đã nắm vai trò Chairman là gì, có thể thấy muốn nắm giữ vị trí quan trọng này, bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu:
Hiểu về tổ chức
Nếu chairman không hiểu rõ về tổ chức, bao gồm văn hóa doanh nghiệp, cơ cấu nhân sự và quy trình vận hành, khó có thể lãnh đạo thành công. Chairman xuất sắc cần có cái nhìn toàn diện về mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược và các hoạt động của tổ chức. Đồng thời, họ cần lập kế hoạch dự phòng cho các tình huống không mong muốn.
Chủ trì các cuộc họp
Dẫn dắt và chủ trì các cuộc họp lớn là một kỹ năng quan trọng đối với một chairman. Các quyết định của Hội đồng quản trị có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của tổ chức, vì vậy, chairman phải có khả năng điều hành cuộc họp, trình bày ý tưởng rõ ràng và thuyết phục, đồng thời tạo sự đồng thuận giữa các thành viên. Chairman cần tập trung vào chủ đề chính và kiểm soát diễn biến của cuộc họp.
Có sức ảnh hưởng đến người khác
Chairman có trách nhiệm thúc đẩy các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc phát huy tối đa khả năng vì sự phát triển của tổ chức, xây dựng uy tín và sự tôn trọng. Điều này đòi hỏi chairman phải có khả năng lãnh đạo, biết lắng nghe, hiểu và hỗ trợ các thành viên đạt được mục tiêu chung. Họ cũng cần xử lý các vấn đề phức tạp, giải quyết mâu thuẫn và tạo ra sự đồng thuận trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Kiểm soát cảm xúc
Vị trí của chairman đi kèm với nhiều thử thách và áp lực. Họ chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và toàn bộ doanh nghiệp. Do đó, chairman cần kiểm soát cảm xúc để đảm bảo sự ổn định và chuyên nghiệp của tổ chức. Giữ bình tĩnh và có cá tính mạnh mẽ giúp họ điều phối tổ chức hiệu quả.
Xem thêm: Kiểm soát cảm xúc: Làm gì để không nổi điên nơi công sở?
Giao tiếp, đàm phán tốt
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với chairman, người thường xuyên phải liên lạc với các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, khách hàng, đối tác, cổ đông,… Giao tiếp hiệu quả giúp họ phản ứng nhanh chóng với các thay đổi hoặc thách thức trong môi trường kinh doanh, dễ dàng giải thích và thuyết phục khách hàng, đối tác về các quyết định của tổ chức.
Xem thêm: Phương pháp rèn luyện kỹ năng đàm phán từ A-Z hiệu quả tăng tính thuyết phục
Săn đón nhân tài cho doanh nghiệp
Đội ngũ nhân sự là tài sản quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Một công ty có nguồn nhân lực mạnh và đa kỹ năng sẽ có cơ hội phát triển và tồn tại bền vững. Do đó, chairman cần thu hút các nhân tài về cho tổ chức, đảm bảo quy trình tuyển dụng hiệu quả. Điều này bao gồm đưa ra các chính sách phù hợp để thu hút và giữ chân nhân tài, tạo môi trường làm việc khuyến khích sự phát triển của nhân viên.
Tầm nhìn
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhu cầu của khách hàng liên tục thay đổi và sự cạnh tranh khốc liệt trong môi trường kinh doanh, chairman cần có tầm nhìn để dự đoán các xu hướng mới và phát triển chiến lược phù hợp. Tầm nhìn giúp chairman đưa ra những quyết định quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp, đánh giá lợi ích và rủi ro của các quyết định, đảm bảo phù hợp với mục tiêu dài hạn của tổ chức.
4. Sự khác nhau giữa CEO và Chairman là gì?
Cả Chairman và CEO đều là những vị trí quan trọng trong một tổ chức, đóng vai trò quyết định trong việc đưa ra các chiến lược và quyết định. Cả hai đều tập trung vào việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và tạo ra giá trị cho cổ đông. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa Chairman và CEO:
So sánh | Chairman | CEO |
---|---|---|
Cấp bậc | Giữ vị trí cao nhất trong Hội đồng quản trị. | Giữ vị trí cao nhất trong cơ cấu hoạt động của công ty. |
Khái niệm | Lãnh đạo từ bên ngoài hoạt động của công ty, đưa ra các quyết định chính sách cấp cao. | Lãnh đạo từ bên trong cơ cấu hoạt động của công ty, điều hành các hoạt động. |
Hoạt động | Thường không tham gia vào các hoạt động hàng ngày. | Thường tham gia vào các hoạt động hàng ngày. |
Vai trò | Quản lý trực tiếp các thành viên Hội đồng quản trị. | Quản lý trực tiếp các giám đốc cấp cao của công ty. |
Ủy quyền | Ủy quyền cho các thành viên Hội đồng quản trị. | Ủy quyền cho các giám đốc chức năng. |
Xem thêm: CEO là gì? Con đường phát triển sự nghiệp để trở thành CEO tương lai
5. Sự khác biệt giữa President và Chairman là gì?
Phân biệt | Chairman | President |
Cấp bậc | Đứng đầu Hội đồng quản trị (BOD) trong tổ chức – các thành viên đều ngang hàng. | Có thể đứng đầu Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc trong tổ chức – có tính phân cấp. |
Chức năng chính | Chủ trì các cuộc họp, điều phối hoạt động của Hội đồng quản trị. Đại diện cho tổ chức trong các cuộc họp, gặp gỡ các bên liên quan và sự kiện bên ngoài. | Quản lý hoạt động của tổ chức và đưa ra các chiến lược. |
Cách thức bầu chọn | Được bầu bởi các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoặc cổ đông. | Được bầu bởi Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. |
Lĩnh vực | Tổ chức kinh doanh, tập đoàn, công ty. | Tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ, hiệp hội hoặc các ban hội đồng quản trị. |
6. Những câu hỏi thường gặp về Chairman
Ai là người trả lương cho Chairman?
Chairman là chức danh được bầu để đại diện cho các cổ đông của công ty. Vì vậy, Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ nhận lương từ công ty thông qua Ban hội đồng. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và các quy định liên quan, lương của Chairman xác định theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: lương cố định, tiền thưởng hoặc chi trả theo dự án.
Chairman và CEO ai quyền lực hơn?
Về lý thuyết, Chairman có nhiều quyền hạn hơn CEO. CEO là người lãnh đạo chính của công ty và phải báo cáo với hội đồng quản trị do Chairman điều hành. Bên cạnh đó, CEO còn chịu trách nhiệm triển khai các chiến lược đã được hội đồng quản trị phê duyệt.
Ngoài ra, thành viên hội đồng quản trị sẽ xem xét thành tích của CEO khi đề bạt vào hội đồng.
Khi nào CEO có thể thay thế Chairman?
Tùy thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp, CEO và Chairman làm việc cùng nhau. Chairman xuất hiện trong các tập đoàn lớn, chuyên trách tìm ra hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp.
Trái lại, trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, CEO đồng thời giữ vai trò Chủ tịch. Điều này có nghĩa là CEO không chỉ đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp mà còn chịu trách nhiệm giám sát hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ. Đây là một điểm sáng trong công tác quản lý và vận hành tổ chức, vì khi CEO đảm nhận vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị, họ có thể giảm bớt áp lực so với việc phải làm thuê và luôn duy trì tâm thế người làm chủ.
Làm thế nào để CEO trở thành Chairman?
Để CEO trở thành Chairman, phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Bầu chọn và ủy quyền: CEO được bầu vào vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị (Chairman) thông qua quy trình bầu chọn của Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông của tổ chức. Quá trình này đòi hỏi sự đồng thuận của đa số các thành viên trong Hội đồng quản trị.
- Thành tích và khả năng lãnh đạo: CEO cần phải có thành tích rõ ràng và khả năng lãnh đạo xuất sắc. Thành tích này bao gồm việc đưa ra chiến lược hiệu quả, đạt được các mục tiêu kinh doanh quan trọng và tăng trưởng bền vững cho công ty.
- Sự tin cậy và tôn trọng: CEO cần được các thành viên trong Hội đồng quản trị và cổ đông tin tưởng và tôn trọng.
- Quản lý quy trình bầu cử: Quy trình bầu CEO lên làm Chủ tịch hội đồng quản trị phụ thuộc vào quy định của từng tổ chức, được quyết định thông qua các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc các buổi họp cổ đông.
- Thỏa thuận hợp đồng và quy định: Khi trở thành Chairman, CEO sẽ phải thỏa thuận về điều khoản công việc mới, bao gồm các trách nhiệm, quyền hạn và các điều khoản khác với Hội đồng quản trị và/hoặc cổ đông.
Tạm kết
Với sự phát triển và thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh, vai trò của Chairman sẽ tiếp tục được đánh giá cao và yêu cầu những năng lực lãnh đạo, khả năng quản lý chiến lược và khả năng đàm phán xuất sắc.
Hy vọng với những chia sẻ về Chairman là gì đã giúp bạn hiểu hơn và có cái nhìn tổng quan về vai trò của Chairman trong môi trường kinh doanh hiện đại. Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!
Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: COO là gì, có khác CEO không, làm sao để trở thành COO thực thụ?