Chuyên viên pháp lý là gì? Khám phá chi tiết công việc và mức lương  

Trong bối cảnh kinh tế phát triển hiện nay, việc tuân thủ các quy định pháp luật trở thành yếu tố không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Chuyên viên pháp lý là vị trí quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và đảm bảo tính hợp pháp đối với mọi hoạt động của tổ chức. Chuyên viên pháp lý là gì? Công việc của chuyên viên pháp chế cụ thể ra sao? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chuyên viên pháp lý là gì?

Chuyên viên pháp lý hay chuyên viên pháp chế là những người chuyên phụ trách các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp đều diễn ra hợp pháp, tuân thủ đúng quy định pháp luật, từ hợp đồng, giao dịch, đến xử lý tranh chấp và tư vấn pháp lý. 

Chuyên viên pháp lý dự án là gì?

Chuyên viên pháp lý dự án là người chịu trách nhiệm đảm bảo các dự án của doanh nghiệp được triển khai đúng quy định pháp lý. Họ thường tham gia soạn thảo hợp đồng, kiểm tra tính pháp lý các điều khoản và điều kiện, đảm bảo dự án tuân thủ cơ sở pháp luật.

Chuyên viên pháp lý chứng từ là gì?

Chuyên viên pháp lý chứng từ là người phụ trách xem xét, phê duyệt các tài liệu pháp lý như hợp đồng, thỏa thuận, các văn bản pháp lý và các chứng từ khác. Họ đảm bảo tính pháp lý và chính xác của các tài liệu này để tránh các tranh chấp và vấn đề phát sinh.

Mô tả công việc của chuyên viên pháp chế

chuyên viên pháp lý
Công việc của chuyên viên pháp chế cụ thể ra sao?

1. Soạn thảo và kiểm tra tính đúng đắn của hợp đồng

Chuyên viên có nhiệm vụ soạn thảo và kiểm tra các hợp đồng để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.

  • Soạn thảo văn bản, tài liệu pháp lý và các hợp đồng mua bán, hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ,…
  • Kiểm tra và xác thực tính hợp pháp của các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng.
  • Kiểm tra, bổ sung và chỉnh sửa nội dung văn bản, tài liệu và hợp đồng.
  • Đảm bảo hợp đồng được ký kết đúng quy trình và lưu trữ hợp lệ.

2. Tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật

Ngoài việc soạn thảo hợp đồng, chuyên viên còn có nhiệm vụ tư vấn cho ban lãnh đạo và các bộ phận khác trong doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến pháp luật. 

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý như điều luật, nghị định,… liên quan đến lĩnh vực, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đưa ra các giải pháp pháp lý.
  • Cung cấp thông tin và hướng dẫn về các quy định pháp luật mới.

3. Giám sát quá trình tuân thủ quy định trong nội bộ

Chuyên viên là người giám sát và đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp lý trong tổ chức. 

  • Kiểm tra và đánh giá các quy trình nội bộ, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
  • Đào tạo và hướng dẫn nhân viên về các quy định pháp luật liên quan.
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ, đảm bảo rằng mọi hoạt động đều tuân thủ đúng quy định.

4. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc khiếu nại pháp lý, chuyên viên sẽ đại diện doanh nghiệp tham gia vào quá trình giải quyết. 

  • Tham gia vào các cuộc thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện doanh nghiệp giải quyết các vấn đề kiện tụng trước tòa án và các cơ quan pháp luật.
  • Nghiên cứu, phân tích và đưa ra các giải pháp pháp lý hợp lý.
  • Xử lý các khiếu nại của khách hàng và đối tác.

5. Một số nhiệm vụ khác

Ngoài các nhiệm vụ chính, chuyên viên còn chịu trách nhiệm:

  • Nghiên cứu và phân tích các quy định pháp luật mới. 
  • Thường xuyên kiểm tra, rà soát và cập nhật các điều lệ, chủ trương của doanh nghiệp đáp ứng quy định pháp luật hiện hành. 
  • Phối hợp cùng các bộ phận khác xây dựng quy định và chính sách nội bộ doanh nghiệp. 

Làm thế nào để trở thành chuyên viên pháp lý?

chuyên viên pháp lý
Chuyên viên cần sở hữu những kỹ năng nào?

Về trình độ, học vấn

Để trở thành chuyên viên, bạn cần phải có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật. Ngoài ra, các chứng chỉ chuyên môn và các khóa học liên quan cũng là điểm cộng. 

Về chuyên môn công việc

Chuyên viên pháp lý cần có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực pháp lý như pháp luật doanh nghiệp, lao động, dân sự, hành chính,…

  • Kỹ năng soạn thảo và kiểm tra, rà soát nội dung các văn bản, tài liệu, hợp đồng theo đúng quy định pháp luật.
  • Hiểu biết quy trình tố tụng và giải quyết tranh chấp.
  • Kỹ năng xây dựng các văn bản chế độ, quy định phạm vi công việc cho nhân sự.
  • Kỹ năng tư vấn pháp luật. 
  • Kỹ năng bảo mật thông tin. 

Các kỹ năng khác

  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Chuyên viên phải đối mặt với các tình huống pháp lý phức tạp, do đó, kỹ năng này giúp họ nhận ra các khía cạnh pháp lý quan trọng và đánh giá tác động của chúng. 
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng giúp chuyên viên giao tiếp, tư vấn, thuyết phục và giải thích các quy định pháp luật mới hoặc chính sách nội bộ cho nhân viên và ban lãnh đạo. Chuyên viên còn phải làm việc với các cơ quan chính phủ, đối tác kinh doanh, khách hàng, do đó, kỹ năng này giúp họ xây dựng và duy trì mối quan hệ, tạo nền tảng cho sự hợp tác lâu dài.
  • Kỹ năng đàm phán: Trong nhiều trường hợp, chuyên viên phải tham gia vào quá trình đàm phán và thương lượng các hợp đồng, thỏa thuận. Kỹ năng đàm phán này giúp họ thể lắng nghe ý kiến của đối tác và đạt được các thỏa thuận có lợi nhất.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Chuyên viên thường phải xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc, kỹ năng quản lý thời gian giúp họ sắp xếp công việc hiệu quả, đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ đúng yêu cầu. 
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Công việc thường liên quan đến nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau. Do đó, Kỹ năng làm việc nhóm này giúp họ phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác để xử lý các vấn đề phức tạp nhanh chóng.

Mức lương chuyên viên pháp lý

chuyên viên pháp lý
Mức lương có cao không, lộ trình thăng tiến thế nào?

Mức lương của chuyên viên pháp lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ học vấn, quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Chuyên viên pháp lý tại Việt Nam có mức lương từ 15-25 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ở các công ty hoặc tập đoàn quốc tế, mức lương có thể từ 20-40 triệu đồng/tháng. 

Lộ trình thăng tiến

  • Thực tập sinh pháp lý (sinh viên năm 3, 4 chuyên ngành luật): Hỗ trợ các luật sư và chuyên viên pháp lý soạn thảo tài liệu, nghiên cứu pháp luật. Tham gia các dự án nhỏ và học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp có kinh nghiệm.
  • Nhân viên pháp lý (1 năm kinh nghiệm): Xử lý các công việc pháp lý cơ bản dưới sự giám sát của các chuyên viên pháp lý. Tham gia vào các buổi họp, thương lượng và xử lý các thủ tục cơ bản.
  • Chuyên viên pháp lý (2-3 năm kinh nghiệm): Thực hiện các nhiệm vụ pháp lý phức tạp hơn như soạn thảo hợp đồng, tư vấn pháp lý cho các bộ phận khác trong công ty. Giải quyết tranh chấp, thương lượng và đại diện cho công ty trong các vấn đề pháp lý.
  • Trưởng nhóm pháp lý (3-5 năm kinh nghiệm): Quản lý nhóm pháp lý, phân công công việc và đảm bảo tiến độ dự án. Đồng thời, tư vấn và hỗ trợ các chuyên viên pháp lý khác trong nhóm.
  • Trưởng phòng pháp lý (7-10 năm kinh nghiệm): Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động pháp lý của công ty. Đưa ra các quyết định chiến lược về pháp lý, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của công ty. Đồng thời, đại diện công ty trong các vụ kiện tụng và tranh chấp lớn.
  • Cố vấn pháp lý cao cấp (hơn 10 năm kinh nghiệm): Tư vấn cho ban lãnh đạo công ty về các vấn đề pháp lý chiến lược và đưa ra các định hướng pháp lý dài hạn.

Tuyển chuyên viên pháp lý ở đâu?

Chuyên viêncó thể làm việc trong nhiều lĩnh vực và môi trường khác nhau như:

  • Công ty luật và văn phòng luật: Chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Họ có thể tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các vấn đề pháp lý từ hợp đồng thương mại, tranh chấp dân sự, cho đến các vụ kiện tụng phức tạp.
  • Doanh nghiệp và tập đoàn: Các công ty và tập đoàn lớn thường có bộ phận pháp lý riêng để xử lý các vấn đề pháp lý nội bộ như hợp đồng kinh doanh, bảo vệ sở hữu trí tuệ hoặc giải quyết tranh chấp lao động. 
  • Tổ chức tài chính và ngân hàng: Lĩnh vực tài chính và ngân hàng luôn cần đến chuyên viên để tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan.
  • Công ty công nghệ và truyền thông: Hiện nay, các công ty công nghệ và truyền thông cần chuyên viên để xử lý các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin, quyền riêng tư, sở hữu trí tuệ,… 
  • Cơ quan nhà nước hoặc tổ chức công chuyền: Các cơ quan nhà nước như tòa án, viện kiểm sát, cơ quan hành chính cũng tuyển chuyên viên để xây dựng, thẩm định và thực thi các chính sách.

Kết luận

Chuyên viên pháp lý đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ quyền lợi và đảm bảo tính hợp pháp cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nếu bạn đang theo học chuyên ngành luật và mong muốn tìm kiếm một công việc ổn định, chuyên viên pháp lý chính là lựa chọn tuyệt vời. Chúc bạn thành công. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Đồng thời, để tăng cường khả năng thành công, ứng viên cần chú trọng đến việc xây dựng một CV chất lượng, hấp dẫn nhà tuyển dụng. Đừng quên rằng Vieclam24h.vn cũng cung cấp công cụ tạo CV online với nhiều mẫu template đa dạng, giúp ứng viên dễ dàng tạo ra CV chuyên nghiệp và nhanh chóng, giúp họ kết nối hiệu quả với doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Xem thêm: Sinh viên học luật ra làm gì? 7 gợi ý công việc cực HOT bạn nên tham khảo

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục