Những năm qua, trào lưu Startup ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, làn sóng khởi nghiệp đang lan tỏa mạnh mẽ, tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới mẻ và vẽ nên bức tranh đầy hứa hẹn cho các lĩnh vực công nghệ, fintech, giáo dục, y tế,… Liệu có bao nhiêu công ty Startup đang thành công tại Việt Nam? Bài viết này của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc.
11 công ty Startup khởi nghiệp thành công tại Việt Nam
Bất chấp những trở ngại trên thị trường kinh tế Việt Nam, hoạt động Startup vẫn không ngừng tăng trưởng. Các doanh nghiệp Startup thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ thương mại điện tử, bán lẻ, tài chính cho đến công nghệ sinh học, chăm sóc sức khỏe,… Trong đó, có các công ty Startup vinh dự góp mặt trong các bảng xếp hạng khởi nghiệp danh giá trên thị trường quốc tế.
Dưới đây là 11 công ty Startup thành công nhất tại Việt Nam hiện nay:
1. BE GROUP
BE GROUP là đơn vị sở hữu nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ BE chính thức “chào sân” với ứng dụng gọi xe được ra mắt vào cuối năm 2018. Tham vọng của doanh nghiệp Startup này là giành lại thị phần vận tải công nghệ từ các đối thủ nước ngoài. Từ beBike và beCar, công ty Startup thuần Việt này thừa thắng xông lên và lấn sân sang beExpress, beDilevery và hoạt động tại hơn 40 tỉnh thành trên cả nước.
Đầu năm 2024, Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) “mạnh tay” đầu tư đến gần 740 tỷ đồng vào BE GROUP. Được bổ sung tiềm lực tài chính vững vàng, công ty Startup này liên tục thúc đẩy các chiến lược phát triển mạnh mẽ. BE GROUP đã và đang trở thành một ứng dụng đa dịch vụ chiếm lĩnh hơn 35% thị phần gọi xe công nghệ.
2. Coolmate
Coolmate là doanh nghiệp Startup hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và bán lẻ, được thành lập vào năm 2019 bởi CEO Phạm Chí Nhu. Công ty Startup này vận hành theo mô hình D2C (Direct to Customers) – bán trực tiếp sản phẩm tới khách hàng, không qua trung gian. Tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp mua sắm tiện lợi cho nam giới trên các nền tảng trực tuyến. Coolmate tập trung vào các sản phẩm thời trang nam thiết yếu như áo thun, áo sơ mi, quần lót,… và phụ kiện như mũ, khẩu trang.
Nhờ chiến lược kinh doanh thông minh, Coolmate ghi nhận doanh số tăng trưởng đều đặn và tạo dựng vị thế vững chắc trong thị trường thời trang nam. Coolmate là công ty Startup góp mặt trong bảng xếp hạng Forbes Asia 100 to Watch năm 2023.
3. Dat Bike
Dat Bike là một trong các startup khởi nghiệp thành công tại Việt Nam, góp mặt trong bảng xếp hạng Forbes Asia 100 to Watch năm 2023. Công ty được thành lập vào năm 2019 bởi CEO Nguyễn Bá Cảnh Sơn. Dat Bike tập trung sản xuất các dòng xe máy điện sử dụng linh kiện được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam. Mẫu xe mới nhất của Dat Bike là Weaver++ đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với khả năng di chuyển lên đến 200km sau khi sạc đầy trong 3 giờ. Đây là một bước tiến đột phá trong công nghệ xe điện Việt Nam, mang đến cho người dùng trải nghiệm di chuyển tiện lợi và tiết kiệm.
Dat Bike đang hợp tác với GoTo – tập đoàn công nghệ hàng đầu Đông Nam Á sở hữu thương hiệu GoJek, để sử dụng xe máy điện trong các mảng dịch vụ như giao đồ ăn, vận tải, hậu cần. Chiến lược hợp tác này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho Dat Bike trong việc mở rộng thị trường và đưa sản phẩm đến với đông đảo người dùng hơn.
4. KiotViet
KiotViet là công ty Startup hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng, được thành lập vào năm 2014 bởi CEO Trần Nguyên Hạo. Ban đầu, KiotViet là công ty con của công ty phát triển phần mềm Citigo Software, sau đó, KiotViet đã tách ra và phát triển độc lập thành hệ thống bán hàng dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ.
KiotViet cung cấp hệ thống bán hàng đa dịch vụ giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, bao gồm quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý hàng tồn kho, quản trị nhân viên,… Với hơn 200.000 khách hàng tính đến cuối năm 2022, KiotViet đã và đang khẳng định vị thế là giải pháp bán hàng hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ. KiotViet là 1 trong 3 công ty Startup góp mặt trong bảng xếp hạng Forbes Asia 100 to Watch năm 2023.
5. Momo
Nhắc đến kì lân thành công tại Việt Nam, không thể không nhắc đến Momo. Ra mắt vào năm 2014, Momo đã nhanh chóng trở thành ví điện tử được sử dụng rộng rãi nhất với hơn 31 triệu người dùng.
Sự thành công của công ty Startup công nghệ tài chính này đến từ hệ sinh thái dịch vụ đa dạng, cung cấp đầy đủ các dịch vụ thiết yếu, từ thanh toán hóa đơn, mua sắm, chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, thanh toán QR code đến các dịch vụ tài chính như vay tiêu dùng, đầu tư,… Giao diện ứng dụng đơn giản, dễ thao tác, phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
Momo hợp tác với hơn 200.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc, giúp người dùng dễ dàng thanh toán mọi nơi mọi lúc. Chính những điều này đã khiến MoMo thúc đẩy chuyển đổi số và thay đổi thói quen thanh toán của người Việt.
Xem thêm: MoMo tuyển dụng các vị trí nào, mức lương có cao không?
6. VNG
Trải qua hơn 20 năm phát triển, VNG đã từ một công ty phát hành game nhỏ vươn mình trở thành “kỳ lân” đầu tiên của Việt Nam với giá trị hơn 2 tỷ USD. Công ty Vinagame (sau này được đổi tên thành VNG) được sáng lập bởi Chủ tịch và CEO Lê Hồng Minh vào năm 2003. Với tựa game Võ Lâm Truyền Kỳ, Vinagame đã thành công rực rỡ và thu về doanh thu khủng 17 triệu USD vào năm 2005.
Tiếp nối thành công đó, công ty Startup này tiếp tục phát hành nhiều tựa game khác và mở rộng sang nhiều mảng công nghệ khác như trang thương mại điện tử 123mua.vn (đã bán lại cho FPT), nền tảng nhạc số Zing MP3, mạng xã hội Zing Me, ứng dụng Zalo, ví điện tử ZaloPay,…
Hiện nay, VNG hoạt động với 4 mảng kinh doanh chính là nền tảng kết nối, trò chơi trực tuyến, tài chính – thanh toán và dịch vụ đám mây. VNG còn đầu tư vào các startup khác như nền tảng thương mại Tiki, công ty công nghệ lĩnh vực vận tải hàng hóa EcoTruck, nền tảng cung cấp quà tặng Got It,…
Xem thêm: Kỳ lân công nghệ VNG tuyển dụng các vị trí nào? Yêu cầu tuyển dụng ra sao?
7. Foody/Now (tiền thân của ShopeeFood)
Foody là một trong những cái tên không thể bỏ qua khi nhắc đến công ty Startup thành công trong lĩnh vực Food Delivery tại Việt Nam. Ra mắt vào năm 2012 bởi cựu sáng lập Úc Minh Đặng, Foody đã nhanh chóng trở thành nền tảng cung cấp dịch vụ ẩm thực và review các địa điểm ăn uống được yêu thích nhất.
Năm 2027 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Foody khi startup Việt này bán phần lớn cổ phần cho SEA Limited. Kể từ đây, Foody chính thức trở thành ShopeeFood – thuộc hệ sinh thái SEA Limited – và tiếp tục phát triển lớn mạnh trên thị trường Food Delivery App. Thương vụ “bán mình” này được cho là có mức giá “không tưởng” và thu hút sự chú ý của giới truyền thông.
8. Công ty startup Tiki
Tiki là công ty Startup được thành lập vào năm 2010 bởi CEO Trần Ngọc Thái Sơn, được kỳ vọng trở thành kỳ lân công nghệ của Việt Nam. Từ nền tảng chuyên bán sách, Tiki dần mở rộng sang các ngành khác như đồ điện tử, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm,… Tiki nằm trong Big4 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam trong nhiều năm liền.
Năm 2021, công ty Startup này thành công gọi vốn với con số lên đến 258 triệu USD và được định giá gần mức 1 tỷ USD. Tuy nhiên, Tiki bắt đầu có dấu hiệu “hụt hơi” khi bị các nền tảng khác như Shopee, Lazada và gần đây là Tiktok Shop vượt mặt.
Xem thêm: Tiki tuyển dụng các vị trí nào, mức thu nhập có hấp dẫn không?
9. Công ty startup Juno
Juno là một trong các công ty Startup thành công trong lĩnh vực thời trang tại Việt Nam. Juno được thành lập vào năm 2005 nhưng thương hiệu này mới thực sự in dấu ấn trong lòng người tiêu dùng sau khi lọt vào “mắt xanh” của Seedcom – công ty chuyên đầu tư vào các Startup khởi nghiệp.
Nhờ vào chiến lược phát triển hiệu quả và nguồn đầu tư từ Seedcom, Juno đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới cửa hàng trên toàn quốc. Phủ sóng với gần 70 cửa hàng, Juno cung cấp đa dạng các sản phẩm thời trang nữ, từ giày dép, túi xách đến quần áo.
10. Công ty startup Vietcetera
Vietcetera Media là một trong các Startup khởi nghiệp trong lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số, được thành lập vào năm 2016 bởi hai nhà sáng lập Hảo Trần và Guy Trương. Với nguồn vốn được huy động cao từ những tên tuổi đầu tư hàng đầu như Quỹ đầu từ Genesia Ventures hay North Base Media, Startup, công ty truyền thông này có tốc độ tăng trưởng 50% hàng tháng.
Mục tiêu của Vietcetera là trở thành nền tảng truyền thông cung cấp nội dung chất lượng cao, đa dạng và phù hợp với thị hiếu của thế hệ Gen Z. Vietcetera hướng đến nhóm đối tượng độc giả trẻ tuổi, trí thức Việt Nam, doanh nhân quốc tế,…
11. Công ty startup Clevai Math
Clevai Math được đồng thành lập vào cuối năm 2020 bởi CEO Trần Mạnh Thắng và 2 nhà sáng lập khác. Theo dữ liệu Crunchbase, trong vòng gọi vốn mới, nền tảng cung cấp lớp dạy toán trực tiếp Clevai đã huy động thành công 4 triệu USD.
Khởi đầu, Clevai được biết đến với mô hình lớp học DI-LIVE 2 thầy 1 trò thông qua kênh trực tuyến. Ưu điểm của Clevai là tạo cơ hội để học sinh được học với các giáo viên giỏi, nhưng chi phí thấp hơn nhiều so với hình thức học truyền thống tại các trung tâm.
Đồng thời, công ty Startup này còn tiên phong sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để giúp học sinh thực hành và làm bài tập bổ sung. Dựa vào hệ thống phân tích lịch sử học tập, Clevai cung cấp tài nguyên và lộ trình học tuỳ chỉnh theo từng học sinh, đồng thời phản hồi kịp thời để nâng cao sự tiến bộ.
Kết luận
Top 11 công ty Startup được Vieclam24h.vn giới thiệu trong bài viết trên chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh đầy sôi động và tiềm năng của thị trường khởi nghiệp Việt Nam. Vẫn còn rất nhiều công ty Startup khác đang nỗ lực phát triển và khẳng định mình trong các lĩnh vực khác nhau, hứa hẹn mang đến nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.
Xem thêm: Burn Rate là gì? Bài toán tăng giảm tỷ lệ đốt tiền trong Startup