Ngành kiến trúc học ra làm gì? Đâu là cơ hội cho các kiến trúc sư tương lai?

Kiến trúc là một lĩnh vực đa dạng và thú vị, được nhiều bạn trẻ quan tâm và ấp ủ dự định gắn bó với ngành này. Những câu hỏi về ngành học này như ngành kiến trúc là gì, ngành kiến trúc thi môn gì, sau khi ra trường sẽ làm những công việc gì,… đang là mối quan tâm hàng đầu của các sĩ tử khi mùa tuyển sinh cận kề. Nhằm giúp các bạn chuẩn bị tinh thần tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!

ngành kiến trúc
Nhiều bạn trẻ quan tâm ngành kiến trúc trong mùa tuyển sinh sắp tới

Ngành kiến trúc là gì?

Ngành kiến trúc là ngành học thiên về năng khiếu kỹ thuật và nghệ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế. Ngành này tập trung vào việc sáng tạo và hiện thực hoá các dự án kiến trúc để tạo ra các tòa nhà, khu đô thị, công trình và môi trường sống tốt đẹp. Ngành đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực thiết kế, xây dựng, kỹ thuật, văn hóa và xã hội, để tạo ra các công trình thẩm mỹ, thiết thực, an toàn và đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.

Tiếng Anh chuyên ngành là gì?

Trong tiếng Anh, ngành kiến trúc là Architecture. Người làm trong ngành kiến trúc chính là kiến trúc sư, trong tiếng anh là Architect.

Hiện nay, có nhiều chuyên ngành trong lĩnh vực kiến trúc, bao gồm:

  • Ngành kiến trúc công trình – Architectural Works: Thiết kế và xây dựng các công trình như nhà ở, công ty, bệnh viện, trường học, cầu đường,…
  • Ngành kiến trúc cảnh quan – Landscape Architecture: Thiết kế và xây dựng các loại công trình thân thiện với môi trường và tối ưu hóa sử dụng cảnh quan vào mục đích giải trí, giáo dục hoặc kinh doanh như công viên, khu du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên, trung tâm mỹ thuật, trung tâm giải trí,…
  • Ngành kiến trúc đô thị – Urban Architecture: Thiết kế và xây dựng các công trình đô thị bao gồm khu dân cư và khu công nghiệp nhằm mang đến môi trường sống thuận lợi, an toàn và thẩm mỹ cho người dân trong thành phố như tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại và các công trình công cộng khác.
  • Ngành thiết kế nội thất – Interior Design: Thiết kế, sắp xếp và trang trí để tạo nên môi trường sống thoải mái, đẹp mắt và tận dụng tối đa diện tích cũng như tối ưu hóa sử dụng các trang thiết bị cho người dùng.
  • Ngành thiết kế và xây dựng môi trường – Environmental Design: Tạo nên không gian xanh và các công trình tái tạo môi trường để cải thiện môi trường sống lành mạnh cho con người.

Ngành kiến trúc thi môn gì? 

ngành kiến trúc
Ngành kiến trúc thi môn gì?

Các tổ hợp môn xét tuyển ngành kiến trúc bao gồm:

  • V00 (Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật)
  • V01 (Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật)
  • V02 (Toán, Anh, Vẽ mỹ thuật)
  • H01 (Toán, Văn, Vẽ)
  • A00 (Toán, Lý, Hóa)

Một số tổ hợp môn khác ít được sử dụng hơn như sau:

  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • A03 (Toán, Lý, Sử)
  • A07 (Toán, Sử, Địa)
  • A09 (Toán, Địa, GDCD)
  • D01 (Toán, Văn, Anh)
  • V03 (Toán, Hóa, Vẽ mỹ thuật)
  • V10 (Toán, Tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật)
  • H02 (Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu)
  • H03 (Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu)
  • H04 (Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu)
  • H06 (Văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật)
  • H07 (Toán, Hình họa, Trang trí)
  • H08 (Văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật)

Các trường đại học đào tạo

Khu vực miền Bắc

  1. Đại học Kiến trúc Hà Nội
  2. Đại học Xây dựng
  3. Viện Đại học Mở Hà Nội
  4. Đại học Bách Khoa
  5. Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
  6. Đại học Phương Đông
  7. Đại học Nguyễn Trãi
  8. Đại học Hòa Bình
  9. Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  10. Đại học Mở Hà Nội

Khu vực miền Trung

  1. Đại học Bách khoa Đà Nẵng
  2. Đại học Duy Tân – Đà Nẵng
  3. Đại học Khoa học – Đại học Huế
  4. Đại học Vinh
  5. Đại học Kiến trúc Cơ sở Đà Lạt
  6. Đại học Khoa học Huế
  7. Đại học Yersin Đà Lạt
  8. Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
  9. Đại học Xây dựng Miền Trung

Khu vực miền Nam

  1. Đại học Kiến trúc TPHCM
  2. Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM
  3. Đại học Công nghệ TP HCM
  4. Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  5. Đại học Văn Lang
  6. Đại học Tôn Đức Thắng
  7. Đại học Mỹ thuật TPHCM
  8. Đại học Nguyễn Tất Thành
  9. Đại học Kiến trúc Cơ sở Cần Thơ
  10. Đại học Nam Cần Thơ

Học ngành kiến trúc ra làm gì?

ngành kiến trúc
Học ngành kiến trúc ra làm gì là nỗi băn khoăn của nhiều bạn trẻ

Sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc sẽ đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau bao gồm lĩnh vực thiết kế kiến trúc, quản lý dự án và giám sát thi công:

Kiến trúc sư

  • Kiến trúc sư quy hoạch: Quy hoạch vùng: Thiết kế và quy hoạch xây dựng hệ thống phân bố dân cư, khu công nghiệp,…; Quy hoạch đô thị: Sắp đặt và tổ chức hệ thống không gian đô thị; Thiết kế đô thị và cảnh quan; Thiết kế và sắp xếp nội thất, tạo hình dáng mới cho không gian đô thị.
  • Kiến trúc sư công trình: Lên ý tưởng và thiết kế sơ đồ công trình, lựa chọn vật liệu và hình khối cho công trình,…
  • Kiến trúc sư nội thất: Thiết kế và bố trí vật dụng cho công trình dựa theo nhu cầu và sở thích của chủ nhà. 
  • Kiến trúc sư cảnh quan: Thiết kế và quản lý các khu vực công cộng thành phố và nông thôn, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn hoặc các công trình công cộng như viện bảo tàng, công viên, khu giải trí.

Thiết kế kiến trúc: Sáng tạo và thiết kế dự án xây dựng.

Nghiên cứu kiến trúc: Thực hiện các dự án nghiên cứu về kiến trúc và xây dựng.

Quản lý dự án: Quản lý và điều hành quá trình xây dựng của một dự án.

Kiểm toán kiến trúc: Kiểm tra và đánh giá các dự án xây dựng.

Chất lượng kiến trúc: Đảm bảo chất lượng của các dự án xây dựng.

Bảo tồn kiến trúc: Bảo tồn và phục hồi các công trình kiến trúc quan trọng.

Quản lý tài nguyên: Quản lý và sử dụng các tài nguyên cho các dự án xây dựng.

Giảng viên kiến trúc tại các trường đào tạo chuyên ngành kiến trúc.

Các bạn có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và quản lý dự án hoặc các đơn vị nhà nước. Bên cạnh đó, nếu có tinh thần kinh doanh các bạn có thể thành lập công ty tư vấn, thiết kế và thi công công trình cho riêng mình.

Cơ hội công việc như thế nào?

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành kiến trúc tương đối cao với mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội việc làm ổn định, điều này hoàn toàn xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra trong công việc. Nếu bạn có khả năng đột phá, sáng tạo và phong cách riêng trong công việc thì chắc rằng tiền đồ sẽ vô cùng rộng mở. Tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và vị trí làm việc mà mức lương của các kiến trúc sư dao động từ 15-30 triệu đồng/tháng hoặc lên đến hàng trăm triệu đồng nếu bạn đảm nhiệm các vị trí quan trọng khác trong ngành này. 

Các phẩm chất cần có để thành công với ngành

ngành kiến trúc
Các phẩm chất giúp bạn thành công với ngành kiến trúc?

Ngoài đam mê và tinh thần nhiệt huyết, ngành kiến trúc đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật và nghệ thuật. Để thành công với ngành này, bạn phải có những phẩm chất cần thiết sau:

  • Ham học hỏi, kiên trì tìm tòi và nghiên cứu với nghề.
  • Khả năng tư duy logic. 
  • Khả năng sáng tạo.
  • Nắm vững kiến thức về các chất liệu xây dựng, an toàn và môi trường.
  • Tài năng vẽ để thể hiện ý tưởng rõ ràng.
  • Kỹ năng tính toán cẩn thận.
  • Chăm chỉ, kỹ lưỡng và tỉ mỉ đến từng chi tiết.
  • Liên tục cập nhật xu hướng kiến trúc.
  • Đạo đức với nghề và nói không với sao chép, đạo nhái.

Kết luận

Bài viết trên của Việc Làm 24h đã giúp các bạn hiểu ngành kiến trúc là gì, thi môn gì và học ngành kiến trúc ra trường làm gì. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn đam mê kiến trúc đưa ra quyết định khối ngành phù hợp với nguyện vọng của mình và đáp ứng được nhu cầu tìm việc sau khi ra trường. Ngoài ra, các bạn có thể theo dõi các chủ đề bài viết khác của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để tham khảo các khối ngành khác trong mùa tuyển sinh sắp tới nhé!

Xem thêm: Nghệ thuật viết CV: Bật mí cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV nổi bật hơn

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục