Được biết đến như một chức vụ cấp cao, đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng cũng như làm việc trực tiếp với Tổng Giám đốc Điều hành (CEO), COO đã trở thành một “mắt xích” không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Vậy chính xác COO là gì? COO đảm nhiệm những công việc nào? COO là chức danh gì? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết về COO qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về COO
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì?
COO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Operating Officer”, tạm dịch: Giám đốc Điều hành. Đây chính là một chức vụ quản lý cấp cao trong doanh nghiệp hoặc tổ chức. Về bản chất, COO là thành viên thuộc ban lãnh đạo, có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm: sản xuất, bán hàng, tiếp thị, tài chính và hành chính.
Vai trò của COO là gì trong doanh nghiệp?
Khi đã hiểu rõ COO là gì, bạn cần nắm rõ vai trò của COO trong doanh nghiệp.
Quản lý chiến lược hoạt động
COO đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và thực thi chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Người giữ chức vụ này phải thường xuyên tương tác với CEO cũng như những thành viên khác trong ban điều hành. Mục tiêu của COO là đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện đúng cách, thống nhất với nhau và đạt hiệu quả cao
Quản lý sản xuất và cung ứng
COO có nhiệm vụ quản lý hoạt động sản xuất cũng như cung ứng của doanh nghiệp. Họ cần đảm bảo rằng sản phẩm/dịch vụ được sản xuất, cung cấp đầy đủ, đáp ứng về mặt chất lượng và thời gian hoàn thành. Ngoài ra, COO còn có trách nhiệm tìm kiếm những phương thức tối ưu hoá quá trình sản xuất và cung ứng để tăng năng suất, giảm chi phí hiệu quả.
Tối ưu hóa hoạt động
COO cần tối ưu hoá các hoạt động của doanh nghiệp để chinh phục thành quả cao nhất. Một số nhiệm vụ cần thiết để tối ưu hoá hoạt động là:
- Đưa ra các quyết định chiến lược để tăng năng suất.
- Phát triển kế hoạch tăng lợi nhuận, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian.
- Đảm bảo mọi hoạt động trong doanh nghiệp được thực hiện đúng cách, đúng tiến độ.
Quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự cũng là một vai trò quan trọng của COO. Họ có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, phân bổ và quản lý nhân viên. Khi thực hiện công việc này, COO phải đảm bảo rằng mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có đủ kỹ năng và được đào tạo tốt nhất để thực hiện công việc của mình. COO cũng có trách nhiệm đảm bảo chính sách, quy trình liên quan đến nhân sự được thực hiện đúng cách và tuân thủ các quy định pháp luật.
Điều hành hoạt động
Giữ vị trí cấp cao, COO cũng đảm nhiệm vai trò điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Họ cần đảm bảo tiến độ cũng như phương pháp thực hiện mọi hoạt động diễn ra hiệu quả, đúng quy trình. Sự góp sức của COO chính là “chiếc chìa khoá” để doanh nghiệp phát triển đúng hướng, không trái với quy định và chính sách pháp luật.
Quản lý rủi ro
COO phải đảm bảo rằng doanh nghiệp không gặp phải những rủi ro hoặc vấn đề tiêu cực nào. Nhiệm vụ của họ là đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu rủi ro đó. COO cũng giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật, quy trình an toàn và bảo vệ môi trường.
Tương tác với khách hàng
Tương tác, kết nối và xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng là nhiệm vụ tất yếu của một COO. Họ cần đảm bảo sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, COO cũng có vai trò thấu hiểu thị hiếu thị trường, phân tích mong muốn cũng như nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng.
Tố chất cần có để trở thành COO là gì?
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là một yếu tố cần thiết để trở thành COO. Một COO cần phải có khả năng đưa ra quyết định và định hướng cho toàn bộ công ty, cụ thể là: khả năng thúc đẩy và hướng dẫn đội ngũ nhân viên, tạo ra động lực và giúp nhân viên có một mục tiêu chung để hướng đến.
Kỹ năng quản lý
COO cần có kỹ năng quản lý vì họ phải đảm bảo toàn bộ hoạt động của công ty được thực hiện một cách hiệu quả, hỗ trợ công ty chinh phục các mục tiêu kinh doanh. Kỹ năng quản lý bao gồm: khả năng phân bổ, quản lý tài nguyên, quản lý rủi ro, giải quyết vấn đề và đảm bảo sự tuân thủ các quy trình, quy định của công ty.
Tư duy chiến lược
Khả năng suy nghĩ có chiến lược, logic và đưa ra các giải pháp phù hợp giúp COO có thể đưa ra hướng phát triển cho công ty. Tư duy chiến lược được thể hiện qua khả năng phân tích và đánh giá tình hình thị trường, đưa ra chiến lược phù hợp với mục tiêu kinh doanh, tạo ra kế hoạch thực hiện, giám sát các hoạt động để đảm bảo rằng công ty đang đi đúng.
Tinh thần trách nhiệm
COO phải sở hữu một tinh thần đanh thép, có trách nhiệm cao. Kỹ năng này giúp toàn bộ hoạt động của công ty đang được thực hiện đúng theo các quy định và luật pháp.
Kỹ năng giao tiếp
COO cần phải có khả năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt thông tin, ý tưởng một cách rõ ràng, hiệu quả đến đội ngũ nhân viên, các đối tác và khách hàng của công ty. Kỹ năng giao tiếp được thể hiện qua việc lắng nghe và hiểu ý kiến của người khác, đưa ra phản hồi, tạo ra môi trường làm việc tích cực.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề cũng là kỹ năng không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành COO. Kỹ năng này được biểu hiện trên các phương diện như khả năng phân tích, đánh giá tình hình, đưa ra giải pháp tối ưu và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. COO cũng cần phải có khả năng đàm phán và thuyết phục để đạt được sự đồng thuận cũng như hỗ trợ từ các bên liên quan.
Kỹ năng đổi mới và tư duy sáng tạo
COO cần có khả năng đổi mới và tư duy sáng tạo để đưa công ty phát triển, cạnh tranh trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt. Kỹ năng này bao gồm: khả năng tìm kiếm cơ hội mới, đưa ra các giải pháp đột phá và khởi động các dự án mới.
Mức lương trung bình của COO
Mức lương trung bình của COO phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, một số yếu tố khác như địa điểm làm việc, kinh nghiệm cũng quyết định thu nhập của COO. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu và thống kê, mức lương trung bình của COO có thể dao động từ khoảng 150.000 đến 400.000 USD mỗi năm.
Ngoài mức lương cơ bản, các COO còn có thể được hưởng các khoản phụ cấp, tiền thưởng và cổ phần tùy thuộc vào thỏa thuận giữa họ và công ty.
Mối quan hệ giữa CEO và COO là gì?
Mối quan hệ giữa CEO (Chief Executive Officer) và COO là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Tùy vào quy mô và lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động, vai trò và trách nhiệm của CEO cũng như COO sẽ khác nhau. Nhưng chung quy lại, cả hai đều hướng đến mục tiêu là đưa tổ chức chinh phục thành công, mang lại giá trị cho khách hàng, nhân viên và cổ đông.
Nếu CEO có trách nhiệm chung trong việc quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, bao gồm: chiến lược, tài chính, Marketing và nhân sự,…, COO sẽ tập trung vào việc quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, bao gồm: sản xuất, vận hành và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Xem thêm: CEO là gì? Con đường phát triển sự nghiệp để trở thành CEO tương lai
Mối quan hệ giữa CEO và COO phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm chung như sau:
- Sự đồng thuận về chiến lược và mục tiêu: CEO và COO cần phải đồng thuận về chiến lược tổng thể, mục tiêu của công ty. Việc này nhằm đảm bảo rằng các hoạt động hàng ngày của công ty được thực hiện theo hướng đi đúng đắn để đạt được mục tiêu dài hạn.
- Sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau: CEO và COO cần tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau để đạt được thành công cho công ty,
- Phân chia trách nhiệm rõ ràng: CEO và COO cần phân chia trách nhiệm rõ ràng để đảm bảo các hoạt động hàng ngày của công ty được quản lý hiệu quả, đồng bộ hóa. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tránh những xung đột trong quá trình quản lý, đảm bảo toàn bộ hoạt động được thực hiện đúng cách.
Tóm lại, COO là một chức vụ quản lý cấp cao trong công ty, có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra quyết định chiến lược để phát triển. Qua bài viết trên, Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ COO là gì cũng như tầm quan trọng của chức vụ này trong doanh nghiệp. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để đón đọc những bài viết hay và cơ hội nghề nghiệp hữu ích khác bạn nhé!
Xem thêm: Rải CV nhiều nơi mà chưa xin được việc là do chưa biết đến bí kíp này!