Trong một doanh nghiệp, cùng là Director nhưng có bao giờ bạn thắc mắc Managing Director là gì, General Director là gì, Deputy Director là gì, Executive Director là gì, Art Director là gì,… Mỗi vị trí sẽ đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng khác nhau và có tầm ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Director là gì? Có những vị trí Director nào phổ biến ? Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một Director chuyên nghiệp, bạn cần phải có những tố chất nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, cùng theo dõi nhé!
Director là gì?
Director là Giám đốc bộ phận hoặc phòng ban, giữ vị trí chủ chốt trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Thông thường các Director là người định hướng, điều hành, giám sát, chỉ đạo đội ngũ nhân sự và các hoạt động đầu não trong doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược.
Những vị trí Director phổ biến hiện nay
General Director, Managing Director là gì?
Chức danh Managing Director được coi là chức danh cao nhất trong doanh nghiệp, có quyền lực cao nhất trong các quyết định chiến lược và quản lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chức danh CEO (Tổng giám đốc) hoặc President (Chủ tịch) có thể được coi là chức danh cao nhất. Cũng có trường hợp chức danh Managing Director và General Director có thể được sử dụng để chỉ cùng một vị trí Giám đốc điều hành doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định hai chức danh này phụ thuộc vào quy mô, cách thức tổ chức và quản lý của từng doanh nghiệp.
Managing Director và General Director đều chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành, quản lý và đưa ra quyết định chiến lược. Đồng thời, họ điều hành và quản lý tài chính, các bộ phận, phòng ban nhằm vận hành tốt hoạt động kinh doanh bao gồm cả các hoạt động sản xuất, bán hàng, tiếp thị và tài chính. Đặc biệt, với tầm nhìn chiến lược, các giám đốc điều hành sẽ tìm kiếm, phân tích, đánh giá và nắm bắt các cơ hội phát triển cho doanh nghiệp như thị trường mới, sản phẩm mới và các hoạt động đầu tư khác.
Vice Director là gì? Deputy Director là gì?
Vice Director có nghĩa là Phó giám đốc, còn Deputy Director có nghĩa là Phó bộ phận, phòng ban trong các doanh nghiệp, tập đoàn. Nhiệm vụ của Vice Director và Deputy Director phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, họ sẽ hợp tác chặt chẽ với Giám đốc hoặc Giám đốc điều hành đưa ra định hướng, lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược phát triển doanh nghiệp. Trong đó, Deputy Director có thể bị bó buộc quyền điều hành trong phạm vi giới hạn hơn so với Vice Director.
Xem thêm: Vice Director là gì? Giải mã vị trí quyền lực trong doanh nghiệp
Associate Director là gì?
Associate Director có nghĩa là Phó Giám đốc, hoạt động dưới quyền của Giám đốc. Tùy vào lĩnh vực hoạt động và quy mô doanh nghiệp mà các Associate Director có thể đảm nhiệm các bộ phận, phòng ban, lĩnh vực công việc khác nhau nhằm vận hành tối ưu. Đồng thời, vị trí này cũng đóng góp xây dựng định hướng hoạt động và những chiến lược để doanh nghiệp phát triển bền vững.
Assistant Director là gì?
Assistant Director có nghĩa là Trợ lý giám đốc, hoạt động dưới quyền của Associate Director. Các trợ lý giám đốc chịu trách nhiệm hỗ trợ và giám sát hoạt động của các phòng ban, bộ phận rồi báo cáo lại cho Associate Director – Phó Giám đốc. Đồng thời, họ còn là người trực tiếp truyền đạt và thực thi các quyết định, kế hoạch của Phó giám đốc đến từng phòng ban và nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hai vị trí Associate Director và Assistant Director thường là một.
Executive Director là gì?
Executive Director là chuyên gia trong một số hoạt động chính của doanh nghiệp, bao gồm quản lý nhân sự, tài chính, kinh doanh hoặc các hoạt động khác được thực hiện một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Independent Director là gì?
Independent Director là Giám đốc bên ngoài hay Giám đốc độc lập thuộc sự quản lý của Hội đồng quản trị (Board of Directors). Các Giám đốc độc lập này không có bất kỳ liên kết tài chính nào với doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp có quy định rõ ràng về việc bổ nhiệm Independent Director vào Hội đồng quản trị. Tuy nhiên thông thường, họ là người độc lập tư tưởng, đưa ra quyết định khách quan và có khả năng chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan.
Creative Director là gì?
Creative Director nghĩa là Giám đốc sáng tạo, đây là người đứng đầu trong việc phát triển và thực hiện các ý tưởng sáng tạo trong một dự án hoặc sản phẩm/dịch vụ. Creative Director là người lãnh đạo và giám sát đội ngũ thiết kế, định hướng các ý tưởng và đưa ra các quyết định liên quan đến phát triển hình ảnh, nội dung và chiến lược sáng tạo. Creative Director thường xuất hiện trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, thiết kế đồ họa, sản xuất phim và các ngành công nghiệp sáng tạo khác.
Xem thêm: Creative Director là gì? Mô tả công việc giám đốc sáng tạo
Art Director là gì?
Art Director có nghĩa là Giám đốc nghệ thuật, là người đứng đầu đội ngũ sáng tạo nghệ thuật. Art Director đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc đưa ra ý tưởng, xác định hình ảnh và phong cách tổng thể trên các mẫu quảng cáo, sản xuất phim, truyền hình, tạp chí, website, bao bì sản phẩm,… Đồng thời Art Director còn phối hợp với các thành viên trong đội ngũ để đảm bảo tất cả các yếu tố về hình ảnh, phong cách và thông điệp được phối hợp hài hòa với nhau, phù hợp với mục tiêu dự án và bắt kịp xu hướng thời đại.
Đâu là tố chất quan trọng để trở thành một Director giỏi?
Vì vị trí Director có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp, việc tuyển dụng và bổ nhiệm Director phù hợp là rất quan trọng. Để trở thành một Director giỏi, đòi hỏi kiến thức, thái độ, kỹ năng và kinh nghiệm.
Kiến thức và kinh nghiệm: Để đảm nhiệm vị trí cấp cao, một director cần có kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực chuyên môn nhất định như nguyên tắc quản lý, chiến lược và quy trình kinh doanh,… có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho doanh nghiệp.
Tầm nhìn chiến lược: Để đề xuất những phương án, chiến lược tối ưu, đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, có ích cho doanh nghiệp. Một Director có tư duy chiến lược sẽ đưa ra dự đoán các xu hướng kinh doanh, các kế hoạch phát triển và cân nhắc tác động của các quyết định đối với toàn bộ doanh nghiệp.
Khả năng lãnh đạo: Sự dẫn dắt và kỹ năng quản lý hiệu quả cùng với sự thấu hiểu, đồng cảm, biết giao nhiệm vụ đúng người sẽ giúp các Director thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên và nhận được sự tôn trọng từ mọi người.
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Ngoài nắm bắt vấn đề nhanh nhạy, Director phân tích và phát hiện ra các điểm bất thường để tránh được những rủi ro không đáng có, nhằm cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Kỹ năng ra quyết định: Các quyết định chiến lược sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của toàn doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các Director quyết đoán nắm bắt cơ hội.
Kỹ năng quản lý thời gian: Với khối lượng công việc chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian giúp director sắp xếp nhiệm vụ hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp tốt: Thành thục trong giao tiếp ngoài việc ăn nói lưu loát, Director phải có khả năng đàm phán, thương lượng, thuyết trình, giải thích rõ ràng, thuyết phục.
Tinh thần trách nhiệm: Director cần có tinh thần trách nhiệm cao và sẵn sàng đương đầu với các thách thức và áp lực từ công việc. Họ cần chịu trách nhiệm với các quyết định của mình và đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu.
Mức lương vị trí Director bao nhiêu?
Mức lương của một vị trí Director có thể dao động từ 15-20 triệu/ tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Vị trí làm việc: Mức lương Director ở các thành phố lớn trung tâm như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… thường cao hơn so với các khu vực khác.
- Ngành nghề: Các Director trong lĩnh vực công nghệ thường được trả lương cao hơn so với những người giữ vị trí tương tự nhưng ở các ngành như bán lẻ hay dịch vụ. Điều này phụ thuộc vào tiềm năng tăng trưởng của ngành.
- Quy mô công ty: Các tập đoàn lớn hoặc các tập đoàn nước ngoài sẽ trả lương Director cao hơn, vì họ cần thu hút và giữ chân những nhà lãnh đạo tài năng để quản lý hoạt động kinh doanh.
- Kinh nghiệm và năng lực của cá nhân: Đối với những Director có nhiều năm kinh nghiệm và thành tích quản lý ấn tượng sẽ được trả lương cao hơn so với những người mới vào nghề. Vì kinh nghiệm và kỹ năng giúp Director có thể dễ dàng kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác giúp tăng hiệu suất công việc.
Kết luận
Hy vọng những thông tin hữu ích mà Vieclam24h.vn chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu Director là gì, cũng như tầm quan trọng của các vị trí Director đối với doanh nghiệp… Đừng quên cập nhật những bài viết mới nhất của Vieclam24h.vn để tìm hiểu nhiều kiến thức quan trọng khác cần thiết cho hành trình sự nghiệp bạn nhé!
Hiện nay, các bạn có thể tạo CV xin việc đúng chuẩn và tải các mẫu CV dễ dàng ngay trên Vieclam24h.vn hoàn toàn miễn phí chỉ trong vài cú nhấp chuột. Đặc biệt, mỗi mẫu CV đều có hướng dẫn cụ thể giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Chỉ trong vài phút, các bạn đã có thể sở hữu một CV nhân viên chuyên nghiệp và đầy ấn tượng.
Xem thêm: Chạy Ads là gì? Bật mí bí thuật chạy Ads thành công trên mọi nền tảng