Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng 4.0, fintech và các sản phẩm, dịch vụ từ fintech xuất hiện, mang đến những tiện ích công nghệ mới mẻ và trở thành chủ đề hấp dẫn được nhiều người quan tâm. Không những thế, ngành fintech cũng trở thành một trong những ngành học mới và nổi bật, thu hút sự chú ý của các bạn có sở thích và đam mê đến lĩnh vực tài chính, kỹ thuật và công nghệ.
Vậy fintech là gì? Ngành fintech học những gì và học ở đâu? Ngành fintech học xong có những cơ hội việc làm gì? Trong bài viết này, hãy để Việc Làm 24h giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Fintech là gì
Fintech (Financial Technology) là cụm từ kết hợp giữa Financial (tiền tệ, tài chính) và Technology (công nghệ). Fintech dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là công nghệ tài chính, một thuật ngữ không còn quá xa lạ với nhiều người.
Công nghệ tài chính áp dụng những bước tiến trong nền tảng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức tài chính hoặc các ngân hàng, bảo hiểm,… Lĩnh vực công nghệ tài chính cũng bao trùm các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp công nghệ góp phần thay đổi hành vi tiêu của người tiêu dùng. Fintech giúp khách hàng được tiếp cận và trải nghiệm các hoạt động tài chính số thuận tiện và nhanh chóng, với mức chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống.
Công nghệ tài chính ngày càng tác động tích cực đến toàn ngành tài chính khi nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính, đáp ứng nhu cầu của thị trường và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Các lĩnh vực ứng dụng Fintech
Fintech bao trùm các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp thanh toán, tiền số, cho vay số, đầu tư số, bảo hiểm số và tư vấn tài chính số.
- Thanh toán, chuyển tiền, thương mại điện tử qua ngân hàng hoặc các công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử như PayPal, Momo, VNPAY, ZaloPay, ViettelPay,..
- Kết nối cho vay với các ngân hàng hoặc thông qua các nền tảng cho vay như Fiin Credit, TIMA, Telio,…
- Đầu tư online
- Quản lý tài sản và đầu tư
- Ngân hàng số liên kết với các ngân hàng truyền thống như Vietinbank, VP Bank, Techcombank,.. hoặc các ngân hàng số như CAKE, TIMO,..
- Bảo hiểm truyền thống, bảo hiểm của các ngân hàng hoặc các công ty bảo hiểm kỹ thuật số
Ngành fintech học những gì
Đến với ngành fintech – công nghệ tài chính, các bạn sẽ tìm hiểu các môn học chuyên ngành như:
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công nghệ tài chính
- Ứng dụng big data vào công nghệ tài chính
- Ứng dụng phần mềm công nghệ quản lý tài chính
- Ngôn ngữ lập trình thông minh Python
- Ngôn ngữ lập trình máy học Machine learning
- Ứng dụng hiệu năng hóa dữ liệu
- Nghiên cứu ngân hàng số
- Nghiên cứu trí tuệ kinh doanh
- Nghiên cứu kỹ thuật số
Học ngành Fintech ở đâu
Ngành công nghệ tài chính là một ngành còn khá mới trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Các bạn có thể tham khảo chuyên ngành fintech – công nghệ tài chính tại các trường nổi tiếng hiện nay như Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF), ĐH Ngân hàng TPHCM, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế Luật TP.HCM.
Những cơ hội việc làm trong ngành Fintech mà bạn cần biết
Chuyên gia phân tích dữ liệu fintech
Các tập đoàn, công ty bán lẻ, các sàn thương mại điện tử hoặc các dịch vụ phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính đều cần những chuyên gia phân tích dữ liệu. Đặc trưng của Fintech là dựa trên tính linh hoạt của nền tảng công nghệ để cung cấp các dịch vụ tài chính số tiện ích cho khách hàng. Vì thế đòi hỏi cần có các chuyên gia phân tích dữ liệu để tổng hợp, phân tích và sàng lọc những thông tin mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Sau đó kết nối và xử lý thông tin để có những bước tiến nâng cao chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp trong nền tảng số.
Không những thế, các chuyên gia phân tích dữ liệu còn phải phân tích thói quen hành vi chi tiêu của người dùng để giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Từ đó vận hành các dự án nhằm nâng cao chất lượng trải nghiệm các dịch vụ tài chính số của khách hàng tốt hơn.
Chuyên viên quản lý công nghệ fintech
Chuyên viên quản lý công nghệ tài chính sẽ chịu trách nhiệm điều hành các dự án công nghệ, ứng dụng, phần mềm và hệ thống thông tin tại các ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm,… Người quản lý phải xem xét và đánh giá chính xác mục tiêu chiến lược phát triển công nghệ tài chính và triển khai phần mềm phù hợp để đạt được kết quả cao.
Đồng thời, người quản lý còn phải liên tục cập nhật được những bước tiến mới nhất trong thị trường công nghệ tài chính để giúp doanh nghiệp cạnh tranh trong thời buổi chuyển đổi kỹ thuật số hiện nay. Quá trình quản lý sẽ tác động đến tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh công nghệ tài chính, bao gồm mô hình, quy trình nội bộ ở các cấp, cũng như quản lý các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Chuyên viên quản trị rủi ro fintech
Áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực tài chính tạo nên nhiều thách thức trong quá trình vận hành quy trình chuyển đổi kỹ thuật số. Với những bước thay đổi mang tính phức tạp đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chắc chắn các doanh nghiệp trong lĩnh vực fintech cần có sự hỗ trợ từ những chuyên viên quản trị rủi ro.
Công việc của những chuyên viên này sẽ giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro ảnh hưởng đến tính bảo mật, tính sẵn sàng, hiệu suất, tính linh hoạt của hệ thống công nghệ thông tin. Đó có thể là khi hệ thống thực hiện quá chậm hoặc không thực hiện được các yêu cầu; khi không truy cập được dữ liệu, gián đoạn quá trình vận hành,…
Chuyên viên phát triển sản phẩm và dịch vụ fintech
Chuyên viên phát triển fintech sẽ chịu trách nhiệm phát triển các sản phẩm, dịch vụ tại các công ty công nghệ trong nền tảng số hóa. Đặc biệt là đưa ra những giải pháp chuyển đổi kỹ thuật số nhằm đảm bảo hệ thống vận hành của doanh nghiệp được liền mạch.
Công việc của các chuyên viên phát triển sẽ tối ưu hóa tiềm năng kỹ thuật số thông qua việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, phần mềm, mô hình, quy trình làm việc,… tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tài chính hoặc các ngân hàng thương mại. Đồng thời chuyên viên phát triển fintech còn phải tìm cách thúc đẩy năng suất hoạt động công nghệ tài chính doanh nghiệp khi nắm bắt và áp dụng các chiếc lược phát triển kỹ thuật số phù hợp với doanh nghiệp.
Chuyên viên an ninh mạng fintech
Chuyên viên an ninh mạng fintech là cơ hội việc làm hấp dẫn khi hầu như mọi doanh nghiệp đều cần đến và sẵn sàng chi trả mức thu nhập hấp dẫn để bảo toàn thông tin dữ liệu tài chính. Chuyên viên an ninh mạng lĩnh vực fintech sẽ theo sát và loại bỏ những lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng xấu đến dữ liệu tài chính cá nhân của khách hàng và doanh nghiệp.
Vì thế, vị trí này đòi hỏi các bạn phải chịu trách nhiệm theo sát để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn tình trạng truy cập trái phép, thay đổi thông tin và đánh cắp hệ thống dữ liệu tài chính quan trọng. Đồng thời, công việc này còn đòi hỏi sử dụng thành thạo các phần mềm, ứng dụng,…. để xây dựng hàng rào bảo mật tối cao nhằm bảo vệ tính an toàn và quyền riêng tư khi lưu trữ hệ thống dữ liệu tài chính doanh nghiệp.
Lập trình viên fintech
Lập trình viên fintech đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực khoa học dữ liệu của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức. Đây là công việc chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ cho các dịch vụ tài chính của doanh nghiệp. Chi tiết hơn thì lập trình viên fintech sẽ áp dụng công nghệ mới là sử dụng trí tuệ nhân tạo vào lập trình các ứng dụng, phần mềm, giải pháp thanh toán điện tử,… giúp doanh nghiệp phát triển vững chắc trong thời buổi công nghệ số như hiện nay.
Lập trình viên fintech chịu trách nhiệm duy trì hiệu năng truy cập dữ liệu và hạn chế tình trạng gián đoạn vận hành quy trình kinh doanh. Đặc biệt là trên nền tảng công nghệ, lập trình viên fintech sẽ đảm bảo tính linh hoạt của các ứng dụng, phần mềm tài chính cho doanh nghiệp vừa được bảo mật vừa tích hợp nguồn dữ liệu thông minh. Không những thế, vị trí này còn yêu cầu phải chú trọng tối ưu hóa tốc độ truy cập dữ liệu cho các ứng dụng, phần mềm,… để quản lý tài chính thông minh và tối ưu nhất.
Kết luận
Có thể nói, fintech là một trong những bước tiến công nghệ tài chính mới đang tăng trưởng nhanh chóng. Fintech giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa các hoạt động tài chính trong nền kinh tế số hiệu quả hơn bao giờ hết.
Việc Làm 24h hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho các bạn sinh viên đang theo học ngành fintech hoặc những bạn đang muốn học ngành fintech những thông tin chi tiết nhất để hiểu fintech là gì Học ngành fintech ở đâu và học những gì? Đặc biệt là cơ hội việc làm rộng mở sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với đam mê và sự kiên trì theo đuổi đến cùng.
Nắm bắt ngay các cơ hội làm việc hấp dẫn có tại Việc Làm 24h bạn nhé!
Xem thêm: Bật mí top 10 các ngành hot hiện nay với thu nhập hấp dẫn không thể bỏ qua