Có công ty giam lương 5 ngày, có nơi đến tận 20 ngày. Vậy giam lương là gì? Doanh nghiệp giam lương nhân viên có vi phạm quy định của pháp luật không? Người lao động nên làm gì khi bị giam lương? Tham khảo ngay bài viết của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để có câu trả lời.
Nguyên tắc trả lương
Trước khi hiểu được giam lương là gì, bạn nên hiểu rõ nguyên tắc trả lương theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, Điều 94 Luật Lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động (LĐ) phải trả lương đầy đủ, trực tiếp, đúng hạn cho người lao động (NLĐ) theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động (HĐLĐ).
Trong trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp, người sử dụng LĐ có thể trả lương cho người được uỷ quyền hợp pháp.
Nghị định 145/2020/NĐ-CP nhắc đến căn cứ trả lương theo giờ, ngày hoặc tháng cụ thể.
Khoản 4 Điều 97 Bộ Luật LĐ 2019 cũng có nhắc đến: Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên so với ngày đã thống nhất trong HĐLĐ, người sử dụng LĐ phải trả thêm khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân theo lãi suất trần khi huy động tiền gửi kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm trả lương.
Giam lương là gì?
Giam lương là khái niệm chỉ tình trạng doanh nghiệp không trả lương theo đúng hạn cho NLĐ vì lý do nào đó.
Như vậy, về bản chất, giam lương là hiện tượng trả lương chậm hoặc không trả lương. Điều này khác với giảm lương hay giữ lương. Thực tế, pháp luật không có định nghĩa cụ thể giam lương là gì. Như vậy, hoạt động này có thể hiểu là một thỏa thuận dân sự giữa 2 bên và có thể được nêu trong HĐLĐ.
Nếu NLĐ không hài lòng với hình thức trả lương chậm, họ có thể chuyển sang nơi làm việc mới với thỏa thuận phù hợp hơn.
Khi nào doanh nghiệp được phép giam lương nhân viên?
Như vậy, hẳn bạn đã hiểu giam lương là gì. Sau đây là những trường hợp thường gặp khi doanh nghiệp giam lương nhân viên.
Trả chậm lương
Tình trạng giam lương có thể xảy ra do khả năng xoay vòng tài chính không kịp với kỳ trả lương của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần thông báo với NLĐ về thời gian trả lương dự kiến và cần đảm bảo thanh toán lương khi đến hạn.
Giam lương do NLĐ vi phạm HĐLĐ
Trong một số trường hợp NLĐ vi phạm HĐLĐ (ví dụ đơn phương chấm dứt HĐ), NLĐ sẽ phải bồi thường cho công ty theo quy định của pháp luật.
Điều 40 Luật Lao động 2019 quy định như sau: Khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, họ sẽ:
+ Không được nhận chi phí trợ cấp thôi việc.
+ Phải bồi thường ½ tháng tiền lương theo HĐLĐ và khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày nghỉ không báo trước.
+ Hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng LĐ theo Điều 62 bộ luật này.
Trong trường hợp này, nhiều doanh nghiệp giam lương NLĐ để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường của NLĐ. Tuy nhiên, đây là điều không đúng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Điều 17 Luật LĐ 2019 có quy định: Các hành vi người sử dụng LĐ không được phép làm khi giao kết và thực hiện HĐLĐ bao gồm:
+ Giữ bản chính văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ tuỳ thân của NLĐ.
+ Yêu cầu NLĐ thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản hoặc tiền cho việc thực hiện HĐLĐ.
+ Buộc NLĐ thực hiện HĐLĐ để trả nợ cho người sử dụng LĐ.
Việc giam lương nằm trong các biện pháp đảm bảo tiền cho việc thực hiện HĐLĐ, và là hành vi người sử dụng LĐ không được phép thực hiện, trừ khi điều khoản này có trong HĐLĐ và đã được NLĐ đồng ý.
Giam lương để khấu trừ
Điều 129 Luật Lao Động 2019 có quy định:
+ Người sử dụng LĐ chỉ được phép khấu trừ tiền lương của NLĐ để bồi thường các thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, tài sản, thiết bị của người LĐ.
+ Người LĐ có quyền biết lý do bị khấu trừ tiền lương
+ Mức khấu trừ mỗi tháng không được vượt quá 30% tiền lương thực trả cho NLĐ sau khi trích nộp bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được phép khấu trừ theo đúng quy định trên chứ không được giam lương nhân viên, đồng thời cần thông báo cho NLĐ.
Doanh nghiệp giam lương sai quy định bị phạt bao nhiêu?
Việc công ty giam lương (ở đây là không trả hoặc trả không đủ) của NLĐ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Cụ thể như sau: Khoản 2 và Khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định các vi phạm quy định về tiền lương và mức xử phạt với người sử dụng LĐ như sau:
- Phạt tiền với người sử dụng LĐ có một trong các hành vi:
+ Trả lương sai hạn.
+ Không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo HĐLĐ.
+ Không trả hoặc trả không đủ lương làm thêm giờ, lương làm việc vào ban đêm.
+ Không trả hoặc trả không đủ tiền thôi việc cho NLĐ theo quy định.
+ Can thiệp hoặc hạn chế quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ.
+ Ép NLĐ chi tiêu lương vào mua dịch vụ, hàng hoá của người sử dụng LĐ hoặc người khác do chỉ định của người sử dụng LĐ.
+ Khấu trừ tiền lương sai quy định pháp luật
+ Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho NLĐ khi tạm thời chuyển họ sang làm công việc khác so với HĐLĐ hoặc trong thời gian đình công.
+ Không trả hoặc trả không đủ lương cho ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc nghỉ chưa hết số ngày nghỉ năm khi NLĐ thôi việc, mất việc.
+ Không tạm ứng hoặc tạm ứng thiếu tiền lương của NLĐ trong thời gian đình chỉ công việc.
Mức phạt cụ thể như sau:
+ Phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng với vi phạm từ 01 đến 10 NLĐ.
+ Phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 11 đến 50 NLĐ.
+ Phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng với vi phạm từ 51 đến 100 NLĐ.
+ Phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng với vi phạm từ 101 đến 300 NLĐ.
+ Phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.
Bên cạnh đó”
+ Buộc người sử dụng LĐ trả đủ tiền lương với khoản tiền lãi của tiền lương chậm trả, trả thiếu cho NLĐ theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của ngân hàng thương mại Nhà nước công bố ở thời điểm xử phạt.
+ Buộc người sử dụng LĐ trả đủ tiền tương đương mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN cộng thêm khoản lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của ngân hàng thương mại Nhà nước công bố ở thời điểm xử phạt.
Việc cần làm khi bị công ty giam lương là gì?
Sau khi bạn đã hiểu giam lương là gì? Để bảo vệ quyền lợi khi đi làm, Việc Làm 24h sẽ chia sẻ một vài lời khuyên bạn có thể tham khảo để giải quyết vấn đề khi gặp trường hợp bị giam lương
- Luôn đọc kỹ HĐLĐ: Đọc kỹ để xem xét tất cả các điều khoản liên quan đến khấu trừ tiền lương hoặc giam lương hay không.
- Trao đổi với bên tuyển dụng: Bạn nên giao tiếp cởi mở với nhà tuyển dụng, bày tỏ mối quan tâm và lý do người sử dụng LĐ muốn giữ lại tiền lương.
- Tìm lời khuyên pháp lý: Nếu người sử dụng LĐ giữ lại tiền lương (giam lương) mà không có lý do chính đánh, không có trong HĐLĐ, bạn có thể tìm đến tư vấn pháp lý, tham khảo ý kiến từ luật sư hoặc cơ quan quản lý về LĐ để được cung cấp hướng dẫn về pháp lý phù hợp.
- Khiếu nại: Nếu tình hình vẫn chưa được khắc phục, bạn có thể nộp đơn khiếu nại chính thức đến cơ quan lao động có thẩm quyền để họ giúp điều tra vụ việc và có hành động thích hợp giúp thực thi quyền của NLĐ.
Tạm kết
Trên đây, Việc Làm 24h đã chia sẻ tới bạn những thông tin cơ bản về giam lương là gì và doanh nghiệp có được phép giam lương nhân viên hay không. Mặc dù người sử dụng LĐ có thể khấu trừ tiền lương hoặc giam lương nhân viên khi có lý do chính đáng, tuy vậy, họ vẫn phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật và điều khoản đã thoả thuận trong HĐLĐ.
Xem thêm: Entry Level là gì? Bí kíp tìm công việc Entry Level cho người ít kinh nghiệm