Lưu ý ngay 5 điều tuyệt đối đừng làm khi nghỉ việc ở công ty cũ!

Nghỉ việc chưa bao giờ là một điều dễ chịu. Thật khó diễn tả được cảm xúc khi sắp phải chào tạm biệt những người đồng nghiệp và cấp trên của mình sau một khoảng thời gian gắn bó và đồng hành cùng nhau trong công việc, dù có đôi lúc xích mích trong công việc cùng nhau. Tuy nhiên, dù nguyên nhân và động cơ nhảy việc của bạn là gì đi chăng nữa, trước khi bước chân ra khỏi văn phòng vào ngày cuối cùng làm việc, bạn vẫn là một nhân sự của công ty. Chính vì thế, đừng vì cảm xúc cá nhân trong lòng khiến bạn vô tình để lại ấn tượng không tốt. Dù có ức chế đến cỡ nào đi chăng nữa, tuyệt đối đừng làm khi nghỉ việc ở công ty cũ nhé! Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc làm 24h tìm hiểu ngay.

1. Đừng trốn tránh

Trung bình, một người thường nhảy việc từ 10 cho đến 15 công việc xuyên suốt sự nghiệp đi làm của mình. Kỳ thực mà nói, ai rồi cũng cần đổi việc. Tất cả cũng vì muốn tốt hơn cho bản thân mình và con đường sự nghiệp ở phía trước. Vậy nên, không có gì có thể khiến bạn xấu hổ khi phải đối diện với những người đồng nghiệp còn lại.

đừng làm khi nghỉ việc
Đừng trốn tránh đồng nghiệp vì quyết định đổi việc.

Thay vào đó, hãy dạn dĩ rảo khắp văn phòng, chào hỏi mọi người một cách nồng nhiệt và trò chuyện với mọi người một cách thật cởi mở. Hãy cho mọi người thấy được sự tư tin trong quyết định của mình.

Xem thêm: Có nên nghỉ việc để tìm việc mới: 8 dấu hiệu cho thấy đã đúng thời điểm

2. Đừng vội cắt đứt mối quan hệ với đồng nghiệp cũ

Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã từng nghe đến lời khuyên này ít nhất 1 lần trong đời, và nó hoàn toàn không hề sai. Sẽ thật không khôn ngoan nếu như chỉ vì rời công ty cũ mà lại cắt đứt liên lạc với họ, vô hình trung tạo khiến họ nhìn bạn như 1 người “qua cầu rút ván”.

Dù có chuyện gì đi chăng nữa, hãy cố gắng giữ liên lạc, hoặc ít nhất là giữ giao hảo với những người đồng nghiệp cũ. Không ai biết được, họ lại trở thành những người đồng nghiệp mới tại chỗ làm mới của bạn trong một tương lai không xa.  Thậm chí, ngay cả khi quyết định nhảy việc của bạn là 1 bước ngoặt sang 1 lĩnh vực mới, những người đồng nghiệp cũ có thể trở thành những nguồn “tham khảo” đáng tin cậy, góp phần giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc mới.

Xem thêm: Cách đối phó với những đồng nghiệp hay đùn đẩy công việc tại văn phòng

3. Đừng quên nói lời cảm ơn

Bên cạnh những cuộc nói chuyện đùa vui, chào tạm biệt với những người đồng nghiệp, cũng đừng quên nhắn gửi đến cấp trên một lời cảm ơn chân thành.Có thể đôi lúc, cấp trên đã có những quyết định, hay có những xung đột với bạn và những người cấp dưới. Tuy nhiên, họ vẫn có 1 vị trí cao hơn, đồng nghĩa với việc họ cũng xứng đáng sự tôn trọng từ nhân sự, vì thế đừng làm khi nghỉ việc đó là đừng quên nói lời cảm ơn.

đừng làm khi nghỉ việc
Gửi lời cảm ơn và lời chúc chân thành đến cấp trên và đồng nghiệp.

Chính vì thế, trước khi rời khỏi văn phòng, hãy chủ động xếp 1 cuộc gặp riêng tư giữa bạn và cấp trên nhằm bày tỏ những chia sẻ, quan điểm của mình về quá trình làm việc. Đừng quên kết lại buổi nói chuyện bằng một lời cảm ơn chân thành cùng 1 lời chúc tốt đẹp gửi đến cấp trên và tổ chức. Suy cho cùng, đó không chỉ là hành động lịch sự mà còn là biểu hiện của một tinh thần làm việc chuyên nghiệp.

4. Đừng nói xấu về công ty: Đừng làm khi nghỉ việc vì đây cũng là điều đại kỵ khi đi phỏng vấn ở một môi trường mới

đừng làm khi nghỉ việc
Việc đem chuyện không tốt của công ty cũ ra để làm “động lực nhảy việc” vô hình trung sẽ khiến ứng viên mất điểm hoàn toàn trong mắt nhà tuyển dụng

Chẳng có công ty nào là hoàn hảo và cũng chẳng có nơi đâu là nơi có thể đáp ứng 1 cách trọn vẹn những tiêu chuẩn về 1 nơi làm việc lý tưởng cho mỗi người. Sẽ có những bất đồng, quan điểm trái chiều trong lối suy nghĩ của nhau, dẫn đến những xích mích & rạn nứt trong mối quan hệ công việc. Song, bạn cũng đừng lấy những điều đó làm cớ để “hạ bệ” công ty ở ngoài xã hội, hoặc tuồn ra những thông tin nội bộ từ tổ chức mình đã từng làm việc. Đặc biệt, đây cũng là điều đại kỵ khi đi phỏng vấn ở một môi trường mới.

Việc đem chuyện không tốt của công ty cũ ra để làm “động lực nhảy việc” vô hình trung sẽ khiến ứng viên mất điểm hoàn toàn trong mắt nhà tuyển dụng về mọi mặt. Vậy nên, điều gì đã qua, tốt nhất hãy cho qua và xem như 1 bài học để chúng ta lớn lên và tiếp tục bước đi 1 cách dạn dĩ, trưởng thành hơn trên hành trình sự nghiệp.

Xem thêm: Bỏ túi ngay các cách đáp trả khéo léo, văn minh khi bị nói xấu nơi công sở

5. Đừng nghỉ đột ngột khi chưa hoàn tất bàn giao công việc

Điều cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó là đừng bao giờ nghỉ ngang khi chưa hoàn tất bàn giao công việc lại với cấp trên và nhân sự có liên quan. Đừng để việc rời đi của 1 người lại gây ảnh hưởng của nhiều người ở lại.

đừng làm khi nghỉ việc
Hãy cố gắng dốc lòng trong những ngày cuối cùng để công việc được xử lý 1 cách triệt để và có trách nhiệm nhất.

Công việc vẫn cần được tiếp tục cho đến khi có nhân sự mới vào thay thế vị trí của bạn. Vậy nên, cho tới thời điểm đó, hãy cố gắng dốc lòng trong những ngày cuối cùng để công việc được xử lý 1 cách triệt để và có trách nhiệm nhất. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực bản thân hay truy cập ngay vào Việc Làm 24h ngay nhé!

Xem thêm: Nên học nghề gì khi không học Đại học? Top 8 nghề nghiệp lương cao hiện nay

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục