Ngành luật kinh tế là một trong những ngành học dẫn đầu trong mỗi mùa tuyển sinh, được nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh quan tâm. Ngành này mang đến cơ hội việc làm rộng mở, dễ xin được việc làm và nhận được mức lương cao cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Để có hành trang phát triển sự nghiệp tương lai vững chắc, đòi hỏi các bạn trẻ phải tìm hiểu kỹ những thông tin về ngành luật kinh tế. Trước khi quyết định theo đuổi ngành luật kinh tế, hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu học luật kinh tế ra làm gì? Cơ hội phát triển sự nghiệp của ngành luật kinh tế ra sao? Cách tra cứu điểm chuẩn trường Đại học Kinh tế Luật qua bài viết dưới đây nhé!
Ngành luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế theo tiếng Anh là Economic Law, đây là ngành học kết hợp giữa luật học và các kiến thức tổng hợp trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Luật kinh tế là một ngành luật thuộc hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận. Mục đích của luật kinh tế ra đời nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phát triển, tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Cụ thể hơn, luật kinh tế sẽ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình kinh doanh, thương mại.
Ngành luật kinh tế học những gì?
Sinh viên theo học ngành luật kinh tế sẽ tham gia vào việc phân tích các trường hợp, vụ việc liên quan để đưa ra những nhận định chuyên môn về vấn đề luật pháp cũng như quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp việc tác hay đầu tư kinh tế thương mại. Đặc biệt, chuyên ngành luật thương mại quốc tế trong ngành luật kinh tế sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài.
Qua đó, sinh viên tốt nghiệp tại các trường đào tạo ngành luật kinh tế sẽ được trang bị nền tảng kiến thức như:
- Kiến thức cơ bản về thể chế pháp luật và luật kinh tế.
- Vai trò của pháp luật trong hoạt động kinh tế thương mại của các tập đoàn, doanh nghiệp.
- Tranh tụng trong kinh doanh và hoạt động kinh doanh, giải quyết tranh chấp thương mại thông qua quá trình phân xử.
- Tổ chức công việc, tra cứu, cập nhật và phân loại các văn bản quy phạm pháp luật.
- Nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm mục đích phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế.
- Am hiểu luật pháp Việt Nam để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách tốt nhất.
Các kỹ năng khác
Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên theo đuổi ngành kinh tế luật sẽ được trang bị các kỹ năng cần thiết như:
- Kỹ năng nghiên cứu.
- Kỹ năng phân tích pháp lý và phân tích rủi ro pháp lý.
- Kỹ năng đàm phán và thương lượng.
- Kỹ năng giải quyết các tình huống kinh doanh.
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng;…
Ngành luật kinh tế học ở đâu?
Một số trường đại học và học viện đào tạo ngành luật kinh tế nổi tiếng hiện nay trên cả nước như:
- Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TPHCM
- Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Luật TPHCM
- Học viện Ngân hàng
- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học HUTECH – Đại học công nghệ TPHCM
- Đại học Mở TPHCM
- Đại học Luật – Đại học Huế
- Đại học Vinh
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
Tham khảo điểm chuẩn Đại học Kinh tế Luật cập nhật mới nhất
Điểm chuẩn Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TPHCM
Trường Đại học Kinh tế Luật là một trong những trường đào tạo ngành luật kinh tế được quan nhất qua các mùa tuyển sinh. Dưới đây, Việc Làm 24h sẽ cập nhật điểm chuẩn Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TPHCM (UEL) mới nhất để các bạn tham khảo.
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp môn | Điểm chuẩn |
7380107_501 | Luật kinh tế (Luật kinh doanh) | A00; A01; D01; D07 | 26.85 |
7380107_501C | Luật kinh tế (Luật kinh doanh) Chất lượng cao | A00; A01; D01; D07 | 26.5 |
7380107_502 | Luật kinh tế (Luật thương mại quốc tế) | A00; A01; D01; D07 | 26.75 |
7380107_502C | Luật kinh tế (Luật thương mại quốc tế) Chất lượng cao | A00; A01; D01; D07 | 26.65 |
Chú ý: Điểm chuẩn Đại học Kinh tế Luật là tổng điểm các môn xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có). Các bạn học sinh cần lưu ý mã ngành, tên ngành, điểm chuẩn các tổ hợp môn để làm hồ sơ chính xác nhất.
Mã ngành và tổ hợp môn xét tuyển vào trường Đại học Kinh tế Luật
Mã ngành: 7380107
Tổ hợp môn xét tuyển:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
Phương thức xét tuyển trường Đại học Kinh tế Luật năm 2022
Trường Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TPHCM tuyển sinh ngành luật kinh tế năm 2022 theo 5 phương thức
- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng: 5% tổng chỉ tiêu
- Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM: 20% tổng chỉ tiêu
- Xét tuyển dựa trên kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT 2022: 30% – 60% tổng chỉ tiêu
- Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 do trường Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức: 40% – 60% tổng chỉ tiêu
- Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế, kết hợp với kết quả học THPT đối với học sinh Việt Nam cũng như học sinh có quốc tịch nước ngoài: 10% tổng chỉ tiêu
Thời gian hoàn thành chương trình đào tạo ngành kinh tế luật
Thời gian sinh viên hoàn thành chuyên ngành luật kinh tế trong 4 năm. Trong thời gian này, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về luật, luật kinh tế, hành nghề luật sư, luật doanh nghiệp; khả năng nghiên cứu và quản lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam.
Học luật kinh tế ra làm gì?
Ngành luật kinh tế mang đến cho sinh viên cơ hội việc làm rộng mở khi dễ xin được việc làm, mức thu nhập hấp dẫn và khả năng thăng tiến cao. Các cử nhân tốt nghiệp ngành luật kinh tế có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như:
- Luật sư chuyên ngành luật kinh tế: Tham gia biện hộ và cố vấn cho các tổ chức kinh tế hoặc tại các doanh nghiệp.
- Chuyên viên thực hiện dịch vụ pháp lý: Sinh viên tốt nghiệp ngành luật kinh tế có thể trở thành chuyên gia tư vấn dịch vụ pháp lý như phân tích, đánh giá và giải quyết những vấn đề phát sinh trong kinh doanh. Đồng thời, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp, công ty, cơ quan, tổ chức,… đúng chủ trương, chính sách của nhà nước cũng như các công ước quốc tế lĩnh vực kinh tế, thương mại. Làm việc tại các tổ chức dịch vụ pháp luật và các văn phòng luật sư hoặc người hành nghề luật sư.
- Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các tổ chức dịch vụ pháp luật và văn phòng luật sư.
- Chuyên viên tư vấn sáp nhập và mua lại cho những tập đoàn lớn.
- Chuyên viên lập pháp, chuyên viên hành pháp và chuyên viên tư pháp trong các cơ quan nhà nước.
- Tham gia nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu hoặc các trường đại học đào tạo ngành luật kinh tế.
- Thẩm phán, Luật sư, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên,… khi tham gia học thạc sĩ hoặc học thêm nghiệp vụ chức danh tư pháp.
Sinh viên học xong luật kinh tế có thể chọn làm việc tại:
- Các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
- Cơ quan nhà nước các cấp.
- Hệ thống tòa án nhân dân hoặc các dịch vụ tư vấn pháp lý của chính phủ
- Các trung tâm trọng tài thương mại.
- Các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý.
- Các viện nghiên cứu và các trường đào tạo, đơn vị giáo dục,…
Cơ hội phát triển sự nghiệp với ngành luật kinh tế
1. Kỹ năng nghề nghiệp phù hợp trong nền kinh tế hiện đại
Sinh viên chọn theo đuổi ngành luật kinh tế có cơ hội phát triển toàn diện khi được đào tạo chuyên sâu kết hợp giữa ngành luật và ngành kinh tế. Đồng thời, phát triển những kiến thức chuyên môn để ứng dụng thành thạo trong các hoạt động nghề nghiệp như tư vấn các vấn đề pháp lý và bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của khách hàng, tiến hành các hoạt động tố tụng,…
2: Phát triển toàn diện các kỹ năng mềm
Ngoài kỹ năng nghề nghiệp, ngành kinh tế luật còn tạo cơ hội giúp sinh viên được phát triển toàn diện kỹ năng mềm cần thiết. Qua chương trình đào tạo, sinh viên sẽ trưởng thành trong nhận thức và phát triển các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề,… Nhờ đó, sinh viên ngày càng tự tin và gặt hái nhiều thành công trong quá trình làm việc.
3. Cơ hội làm việc ngành luật kinh tế luật rộng mở
Ngành luật kinh tế luôn là một trong những ngành tạo nên sức hút khi mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các cử nhân tốt nghiệp. Luật kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của những cơ quan, doanh nghiệp, công ty, tổ chức hoạt động kinh tế. Bất cứ doanh nghiệp, cơ quan hay tổ chức nào cũng cần nắm rõ những pháp chế cần thiết để triển khai hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.
Tuy nhiên, đòi hỏi các đơn vị kinh tế phải xây dựng hành lang pháp lý và các chính sách kinh tế vững chắc, chặt chẽ và hoàn thiện. Đây là lúc mở ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp cho các cử nhân ngành luật kinh tế khi đảm nhiệm nhiều những vị trí công việc vô cùng đa dạng.
4. Mức thu nhập ngành luật kinh tế vô cùng hấp dẫn
Ngành luật kinh tế mang đến công việc ổn định và mức thu nhập hấp dẫn. Tùy vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm làm việc cũng như quy mô công ty, đơn vị làm việc mà mức lương của các cử nhân ngành luật kinh tế sẽ dao động từ 10 – 25 triệu đồng/tháng. Với các vị trí như luật sư tại các văn phòng luật nổi tiếng hoặc luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân thì mức thu nhập sẽ khá cao, dao động từ 40 – 50 triệu đồng/tháng.
5. Xứng đáng nhận được sự tôn trọng của xã hội
Những người hành nghề luật nói chung và luật kinh tế nói riêng luôn mang trong mình sự chuyên nghiệp khi chấp hành và tuân thủ quy định pháp luật; tu dưỡng những quy tắc ứng xử; rèn luyện và giữ gìn đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp. Với cương vị là những người đề cao và thực thi công lý, ngành này xứng đáng nhận được sự tôn trọng của xã hội.
Những tố chất cần thiết khi chọn theo học luật kinh tế
Nếu bạn có hứng thú và có ý định theo đuổi ngành luật kinh tế, hãy trang bị những tố chất và kỹ năng cần thiết như:
- Tinh thần quyết đoán, lập trường và bản lĩnh vững vàng.
- Trung thực và công bằng, có suy nghĩ khách quan trong công việc.
- Tinh thần trách nhiệm cao.
- Tư duy nhạy bén, logic và rõ ràng.
- Kỹ năng nắm bắt tâm lý để đọc vị đối phương.
- Khả năng nhìn nhận, phán đoán, phân tích và tổng hợp chặt chẽ.
- Trí nhớ tốt, ghi nhớ và sắp xếp dữ liệu cẩn thận.
- Chăm chỉ, siêng năng, kiên trì và thấu hiểu.
- Khả năng giao tiếp tốt, trình bày, diễn đạt mạch lạc, thuyết phục và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng đàm phán tốt và biết cách lắng nghe
Kết luận
“Học luật kinh tế ra làm gì?” không còn là nỗi băn khoăn của các bạn trẻ qua bài viết của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đúng không nào. Ngành luật Kinh tế luôn là một trong những ngành mang đến cơ hội phát triển sự nghiệp cực kỳ cao. Đương nhiên ngành này cũng mang đến rất nhiều thử thách, đòi hỏi các bạn trẻ cần có cho mình những tố chất cần thiết để theo đuổi và gắn bó lâu dài,… Hy vọng bài viết này sẽ là một bước đệm vững chắc giúp các bạn hiểu hơn về ngành luật kinh tế và đưa ra quyết định chính xác để đạt được thành công trong tương lai.