Host là nghề đang ngày càng phổ biến và được nhiều người lựa chọn hiện nay. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến công việc này, tham khảo ngay bài viết của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để hiểu rõ hơn host là gì cũng như các yêu cầu nghề nghiệp của này.
Host là gì? Host là nghề gì?
Host là từ tiếng Anh có nghĩa là người chủ nhà, nước chủ nhà hay người chủ phòng (trong một trò chơi, gameshow, talkshow…). Vai trò của host thường bao gồm đón khách, cung cấp các hướng dẫn cần thiết để họ làm quen, đồng thời đưa ra các hỗ trợ, gợi ý, tư vấn để khách có sự thoải mái cùng trải nghiệm thú vị nhất.
Host còn được dùng trong lĩnh vực công nghệ với nghĩa là “máy chủ” – hệ thống máy tính có nhiệm vu cung cấp toàn bộ tài nguyên, thông tin, dữ liệu… cho các máy tính khác.
Vậy trong nghề nghiệp, host là gì? Cụ thể, có hai nhóm nghề host chính: host chương trình và host khách sạn.
Host chương trình
Host chương trình là người đảm nhận việc chủ trì, dẫn dắt và điều khiển chương trình. Tương tự như MC, host thường là người dẫn chương trình trên sóng truyền hình, sóng phát thanh với các chương trình phỏng vấn, talk show, thảo luận chuyên đề hoặc các chương trình truyền hình thực tế.
Vai trò của host chương trình không dừng lại ở điều khiển và dẫn dắt buổi lễ mà còn đòi hỏi sự tương tác với khán giả, giữ cho khán giả luôn tập trung và tham gia chương trình tích cực.
Khác với MC, host còn phải chuẩn bị kịch bản, phát biểu và tìm hiểu về nội dung để tương tác với khách mời và khán giả. Host thường được xem như linh hồn của chương trình, bởi họ không chỉ khả năng giao tiếp tốt, còn có chuyên môn cao, tương tác khéo léo giúp chương trình truyền đạt các thông điệp ý nghĩa, phù hợp và thu hút đông đảo khán giả.
Thực tế, nhiều chương trình không quá khác biệt nhưng nhờ danh tiếng, hình ảnh của host mà trở nên hấp dẫn.
Những host nổi tiếng trên thế giới phải kể đến như: Conan Christopher O’Brien (host chương trình Conan nổi tiếng trên kênh TBS); James Kimberley Corden OBE (host chương trình chuyện trò đêm khuya của CBS); Oprah Gail Winfrey; Broderick Stephen Harvey…
Host tại homestay, khách sạn
Host tại homestay khách sạn thường người chủ có sở hữu homestay, khách sạn hoặc cơ sở lưu trú trên AirBnB. Ngoài ra, host còn dùng để chỉ người phục vụ tại khách sạn, nhà hàng. Host thường có nhiệm vụ đón tiếp, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ tại khách sạn.
Công việc chính của nghề host là gì?
Công việc của một host dẫn chương trình bao gồm: Tuỳ theo nội dung, kịch bản chương trình, nhiệm vụ của host gồm mở đầu chương trình, giới thiệu khách mời và người tham gia, phổ biến luật chơi, kết nối khách mời, công bố kết quả và kết chương trình.
Công việc chính của một host homestay, khách sạn gồm:
- Đón tiếp khách đến với homestay, khách sạn.
- Kiểm tra lại thông tin đặt chỗ của khách hàng trên hệ thống.
- Hướng dẫn khách hàng nhận bàn, nhận phòng.
- Tiếp nhận phản ánh, yêu cầu của khách hàng và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
- Tư vấn, giới thiệu cho khách hàng các dịch vụ của homestay, khách sạn
Những kỹ năng cần có để trở thành host là gì?
Dù làm host chương trình hay host khách sạn, homestay, sau đây là một số kỹ năng bạn nên thuần thục:
- Kỹ năng giao tiếp
Host cần kỹ năng giao tiếp để truyền tải thông tin đến khách hàng hoặc người nghe, người xem . Đặc biệt, với host chương trình, đây được xem là kỹ năng then chốt giúp họ thu hút sự quan tâm từ khán giả. Kỹ năng này đòi hỏi không chỉ có khả năng ngôn từ mà còn đòi hỏi cả cách diễn đạt, cử chỉ…
- Xử lý tình huống
Host cần biết cách giúp khách hàng giải quyết các tình huống khi có sự cố trong chương trình hoặc các khó khăn cần hỗ trợ trong quá trình lưu trú tại khách sạn hoặc homestay.
- Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo sẽ giúp host có nhiều ý tưởng mới lạ cho chương trình hoặc hỗ trợ khách hàng linh hoạt, nhanh chóng.
- Kỹ năng phối hợp
Host chương trình cần phối hợp với nhiều thành viên khác thuộc đội ngũ sản xuất của chương trình (nhà sản xuất, âm thanh, kịch bản, quay phim…) và đặc biệt là khách mời. Host tại homestay khách sạn cần làm việc với bộ phận buồng phòng, lễ tân, bảo vệ… cùng nhiều phòng ban khác để đảm bảo chu trình cung cấp dịch vụ trơn tru, mang tới sự hài lòng cao nhất.
- Chuyên môn
Với người host chương trình, họ cần nắm vững chuyên môn về những chương trình đang dẫn dắt. Từ đó, host mới có thể trả lời, tương tác được với câu hỏi của khách mời hoặc khán giả.
Với host homestay, khách sạn, họ cần có chuyên môn về công việc đang thực hiện, đồng thời am hiểu về quy định của khách sạn (hoặc homestay) cũng như các thông tin về địa phương để có thể cung cấp tư vấn và hỗ trợ khách hàng tối ưu nhất.
Yêu cầu của host khách sạn
Bên cạnh những kỹ năng trên, vị trí host khách sạn còn yêu cầu thêm những kỹ năng mang đặc thù của ngành dịch vụ như:
- Ngoại hình sáng: một số khách sạn thường yêu cầu chiều cao của nhân sự nữ đạt từ 1m55 trở lên, nhân sự nam không dưới 1m7. Đồng thời, nhân viên có giọng nói dễ nghe và khuôn mặt ưa nhìn.
- Ngoại ngữ: với những đơn vị thường xuyên phục vụ khách nước ngoài, ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc.
- Tác phong chuyên nghiệp.
- Thái độ lịch sự.
- Tận tâm, chu đáo.
- Nhiệt tình, chủ động.
Yêu cầu của host chương trình
Những kỹ năng cần có ở một người host chương trình như sau:
- Tự tin: Host phải thường xuyên xuất hiện trực tiếp trước khán giả, do đó, họ cần tự tin khi ghi hình trực tiếp và trước ống kính máy quay.
- Nói chuyện trước đám đông: yêu cầu này bao gồm khả năng nói tốt, giọng nói chất lượng, biết cách gợi mở, thu hút đám đông, khiến đám đông quan tâm.
- Lắng nghe: Host chuyên nghiệp sẽ cần biết cách lắng nghe khách mời, phản hồi đúng thời điểm, đúng thông tin mấu chốt. Từ đó họ tiếp tục dẫn dắt câu chuyện sao cho đáp ứng đúng nhu cầu người xem và khai thác được những điểm mới, điểm sáng tạo cho chương trình.
- Sự linh hoạt: Host sẽ lên các câu hỏi phỏng vấn dự kiến cho khách mời. Tuy nhiên, họ cần biết cách tùy theo hoàn cảnh thực tế để dẫn dắt câu chuyện thay vìđi theo đúng danh sách câu hỏi ban đầu một cách cứng nhắc.
Thu nhập của nghề host có cao không?
Như vậy, hẳn bạn đã hiểu host là gì. Vậy thu nhập của ngành nghề này ra sao? Thực tế, tuỳ theo khu vực làm việc, từng chi tiết công việc mà mức lương của host tương đối đa dạng.
- Lương của host khách sạn
Vị trí địa lý có ảnh hưởng tương đối lớn tới mức lương của một host khách sạn. Chẳng hạn như tại những khu vực có du lịch và kinh tế phát triển, mức lương của host có thể cao hơn.
Lương cứng của vị trí host tại khách sạn chỉ dao động ở mức 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Tuy nhiên, host có thể được nhận thêm tiền thưởng, tips, ăn ca, service charge… và có thu nhập tương đối tốt. Đặc biệt là với các đơn vị đón khách nước ngoài và vào mùa cao điểm.
- Lương của host chương trình.
So với host khách sạn, thu nhập của host chương trình thường cao hơn. Thông thường, mức thu nhập này không được trả cố định mà tuỳ theo đặc điểm của chương trình cũng như rating (tỷ lệ người xem) của chương trình. Chương trình có mức rating càng cao thì thu nhập của host càng tốt. Mức lương có thể dao động từ 8 triệu đồng đến hàng chục triệu đồng.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ ngắn của Vieclam24h.vn về host là gì. Bài viết mong rằng đã mang tới thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn ngành nghề này là gì và cần những yêu cầu gì. Nếu bạn cần tìm việc làm liên quan đến vị trí host nói riêng hay nhóm ngành về du lịch khách sạn, truyền thông, gameshow… đừng quên luôn có Vieclam24h.vn đồng hành.
Ngoài ra, hiện Vieclam24h.vn đã trang bị tính năng tạo CV miễn phí giúp hành trình tìm việc trở nên đơn giản cho ứng viên. Hàng trăm mẫu CV với nhiều màu sắc, bố cục cho bạn thỏa sức sáng tạo và tùy chỉnh để sở hữu bộ CV xin việc cực ấn tượng.
Xem thêm: Kịch bản MC là gì? Bí quyết xây dựng một kịch bản MC chuyên nghiệp