Thực tế, khá nhiều người khi nghe cụm từ HR luôn thắc mắc không biết HR là gì? Trong ngành này bao gồm những vị trí nào và đặc điểm của những vị trí đó ra sao? Đừng lo lắng bởi vì bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này.
HR là gì?
HR là từ viết tắt của Human Resources, dịch ra là quản lý nguồn nhân lực. Mọi người hay gọi HR là nhân sự. Trong một doanh nghiệp, nhân sự là bộ phận phụ trách toàn bộ nhân viên và các công việc liên quan đến họ. Vậy thực sự HR là gì, HR là làm gì?
Nhân sự hay HR là gì?
Hiểu một cách đơn giản về HR là gì thì đây là bộ phận chăm sóc tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Đó chính là nhân viên. Các chuyên viên nhân sự sẽ đảm bảo mọi nhân viên đều có đầy đủ những gì họ cần để thực hiện công việc. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm tạo ra môi trường lành mạnh, tích cực để thu hút và giữ chân nhân tài.
Công việc của HR là gì?
Bộ phận nhân sự được xem như là “mama tổng quản” của công ty. Do đó họ đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Bao gồm:
- Nhận biết nhu cầu tuyển dụng hiện tại và tương lai
- Đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ theo luật Lao động
- Thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài
- Quản lý lương, thưởng và phúc lợi của nhân viên
- Quản lý các quy trình giới thiệu, đào tạo
- Áp dụng các giải pháp an toàn lao động
- Chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên
- Tổ chức và giám sát đánh giá hiệu suất hàng quý hoặc hàng năm.
Ở các công ty nhỏ, thông thường chuyên viên nhân sự sẽ thực hiện tất cả các công việc liên quan. Trong khi ở công ty lớn, mỗi vị trí có thể chuyên về một số lĩnh vực nhất định.
Các vị trí công việc của HR là gì?
Cũng như các ngành nghề khác, HR có nhiều vị trí khác nhau được phân chia theo cấp bậc và tính chất công việc. Dưới đây là một số vai trò phổ biến trong ngành HR. Tuy nhiên, những vị trí này có thể thay đổi tùy theo quy mô và nhu cầu công việc của công ty.
HR Manager
Trách nhiệm của HR Manager:
- Đặt mục tiêu cho phòng nhân sự và theo dõi tiến độ
- Lên kế hoạch và thực hiện các chính sách của công ty nhằm thúc đẩy môi trường làm việc lành mạnh
- Xây dựng kế hoạch phúc lợi
- Hỗ trợ và đề xuất các cải tiến cho toàn bộ quy trình tuyển dụng
- Tổ chức các sự kiện tuyển dụng
- Cùng quản lý các phòng ban đưa ra lộ trình phát triển sự nghiệp cho các nhân viên
- Theo dõi các chỉ số nhân sự. Ví dụ: tỷ lệ doanh thu và chi phí tuyển dụng
- Quản lý ngân sách của phòng nhân sự
- Tổ chức các chương trình đào tạo và phát triển
- Duy trì các quy trình nhân sự tuân thủ quy định về lao động
- Giám sát các hoạt động hàng ngày của bộ phận nhân sự
Yêu cầu và kỹ năng
- Kiến thức và bằng cử nhân hoặc MBA về quản lý nhân sự, tâm lý học
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng giao tiếp
- Hiểu biết và nắm rõ về luật lao động
- Có kinh nghiệm với các phần mềm quản lý nhân sự
Talent Acquisition Manager
Trách nhiệm của Talent Acquisition Manager trong HR là gì:
- Xác định nhu cầu nhân sự hiện tại và đưa ra dự báo
- Phát triển các chiến lược thu hút và phát triển nhân tài
- Tìm nguồn cung cứng để tuyển dụng các vị trí cần
- Lên kế hoạch, tiến hành quy trình tuyển dụng (phỏng vấn, gọi sàng lọc…)
- Thực hiện các hoạt động để đảm bảo ứng viên có trải nghiệm tích cực và ấn tượng với doanh nghiệp
- Hỗ trợ duy trì và phát triển nhân viên
- Giám sát nhân sự tuyển dụng
- Tổ chức, tham gia các hội chợ việc làm, trung tâm nghề nghiệp…
- Báo cáo và đề xuất các giải pháp để cải thiện các hoạt động thu hút nhân tài
Yêu cầu và kỹ năng:
- Cử nhân quản trị kinh doanh, nhân sự hoặc lĩnh vực liên quan
- Hiểu biết về các nhiệm vụ và năng lực của những vai trò khác nhau
- Kiến thức về tuyển dụng, tìm nguồn cung ứng và xây dựng employer branding
- Kiến thức về truyền thông và mạng xã hội
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tổ chức
- Kỹ năng lãnh đạo
HR Executive
Trách nhiệm của HR Executive:
- Hỗ trợ xây dựng các chính sách phúc lợi
- Thực hiện các hoạt động đánh giá hiệu suất
- Xây dựng các chính sách nhân sự cho công ty, đảm bảo nhân viên hiểu, thực hiện các quy định này.
- Tìm các kênh tuyển dụng, sàng lọc và phỏng vấn ứng viên
- Đánh giá nhu cầu đào tạo và điều phối các hoạt động phát triển cho nhân viên
- Giải đáp các thắc mắc của nhân viên về lương, thưởng, phúc lợi
- Quản lý khiếu nại của nhân viên
- Đo lường tỷ lệ giữ chân và thay thế nhân viên
Yêu cầu và kỹ năng:
- Kiến thức và bằng cấp về quản lý nhân sự, tâm lý học
- Hiểu biết về luật lao động. Đặc biệt là hợp đồng lao động và bảo hiểm
- Có kiến thức về các phần mềm quản lý nhân sự
- Kỹ năng giao tiếp
Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công
Chuyên viên tuyển dụng
Trách nhiệm của chuyên viên tuyển dụng:
- Cập nhật các quy trình tuyển dụng hiện tại và thiết kế các quy trình mới
- Giám sát nhóm tuyển dụng và báo cáo về hiệu suất làm việc nhóm
- Theo dõi các chỉ số tuyển dụng
- Triển khai các phương pháp tìm kênh tuyển dụng hiệu quả
- Đánh giá phần mềm tuyển dụng và đề xuất giải pháp cho công ty
- Thực hiện các hoạt động thu hút ứng viên
- Tư vấn cho các quản lý về nghệ thuật phỏng vấn
- Đề xuất các ý tưởng để xây dựng Employer Branding cho doanh nghiệp
- Phối hợp với các bộ phận khác để dự báo nhu cầu tuyển dụng trong tương lai
- Cập nhật các thông tin mới về luật lao động
- Tham gia hội chợ việc làm và các sự kiện nghề nghiệp
- Kết nối với các chuyên viên nhân sự, trường đại học/cao đẳng và các đối tác khác để có nguồn ứng viên dồi dào.
Yêu cầu và kỹ năng:
- Kiến thức và bằng cấp về nhân sự, tâm lý
- Kiến thức về luật lao động
- Kiến thức về cơ sở dữ liệu nhân sự và các phần mềm liên quan khác
- Hiểu biết về truyền thông, mạng xã hội
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng ra quyết định
Chuyên viên C&B (compensations and benefits – tiền lương và phúc lợi)
Trách nhiệm:
- Phát triển hệ thống để xử lý các giao dịch. Ví dụ: tiền lương, phúc lợi, trang phục, khấu trừ, thuế và các khoản thanh toán của bên thứ ba
- Phối hợp hệ thống chấm công và tính lương
- Giám sát quá trình xử lý các thay đổi trong bảng lương (ví dụ: thuê mới, chấm dứt, tăng lương) và nâng cấp hệ thống
- Đảm bảo tuân thủ các luật liên quan và chính sách nội bộ
- Làm việc với kế toán để quản lý, kiểm tra bảng lương
- Giải quyết các vấn đề và câu hỏi liên quan đến bảng lương
Yêu cầu và kỹ năng của vị trí này trong HR là gì?
- Kiến thức về các thủ tục trả lương và các luật liên quan
- Kiến thức về phần mềm tính lương và MS Office (đặc biệt là Excel)
- Tỉ mỉ, cẩn thận, chú ý đến chi tiết
- Khả năng phân tích và logic
- Kỹ năng giao tiếp
Xem thêm: Chuyên viên C&B là gì? Tầm quan trọng của át chủ bài trong ngành nhân sự
HR Administrator
Trách nhiệm của HR Admin:
- Sắp xếp và lưu trữ hồ sơ nhân sự
- Cập nhật cơ sở dữ liệu nội bộ. Ví dụ: ghi lại thời gian nghỉ ốm hoặc thai sản
- Chuẩn bị các tài liệu nhân sự, như hợp đồng lao động, hướng dẫn nhân viên mới
- Tạo báo cáo về các chỉ số nhân sự
- Giải đáp các thắc mắc của nhân viên liên quan đến nhân sự
- Hỗ trợ chuyên viên C&B bằng cách cung cấp các thông tin liên quan đến nhân viên. Chẳng hạn như nghỉ phép, ngày ốm, lịch làm việc
- Xử lý các quy trình thanh toán và biểu mẫu chi phí
- Tham gia các hoạt động nhân sự khác
- Kết nối với các đối tác, như nhà cung cấp bảo hiểm
Yêu cầu và kỹ năng của HR Admin
- Kiến thức về luật lao động, phần mềm nhân sự
- Kỹ năng tin học
- Kỹ năng tổ chức
- Kỹ năng giao tiếp
Xem thêm: Admin là gì? Yếu tố cần có của một Admin chuyên nghiệp được các công ty săn đón
HR Assistant
Trách nhiệm:
- Hỗ trợ các hoạt động và nhiệm vụ nhân sự
- Cung cấp các tài liệu văn thư và hành chính cho các giám đốc nhân sự
- Cập nhật hồ sơ nhân viên
- Lập hồ sơ và chuẩn bị các báo cáo liên quan đến các hoạt động nhân sự (tuyển dụng, đào tạo, khiếu nại, đánh giá hiệu suất…)
- Điều phối các dự án nhân sự (họp, đào tạo, khảo sát, v.v.) và ghi lại biên bản
- Giải quyết các yêu cầu của nhân viên về các vấn đề nhân sự và quy định
- Hỗ trợ chuẩn bị bảng lương bằng cách cung cấp dữ liệu liên quan (vắng mặt, tiền thưởng, nghỉ việc….)
- Hỗ trợ liên hệ với ứng viên và lên lịch phỏng vấn
- Tiến hành định hướng ban đầu cho nhân viên mới
- Hỗ trợ tìm nguồn ứng viên
Yêu cầu và kỹ năng
- Bằng cấp về Nhân sự hoặc lĩnh vực liên quan
- Thành thạo tin học
- Kiến thức cơ bản về luật lao động và các phần mềm nhân sự
- Kỹ năng tổ chức
- Kỹ năng giao tiếp
Xem thêm: Assistant là gì? Điểm mặt 5 vị trí assistant siêu hot cho bạn trẻ đang muốn thử sức với nghề này
Headhunter – Xu hướng mới của HR là gì?
Headhunter là gì?
Đây là một công ty hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ tuyển dụng việc làm. Headhunter được các công ty thuê để tìm kiếm và xác định những cá nhân đáp ứng các yêu cầu công việc cụ thể. Các nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng headhunter khi họ cảm thấy cấp bách và không thể tìm được người phù hợp.
Trách nhiệm của headhunter trong HR là gì?
- Phối hợp với người quản lý tuyển dụng để xác định các yêu cầu cần thiết cho các vị trí cần tuyển
- Gửi email tuyển dụng cho các ứng viên và theo dõi
- Tìm kiếm và tương tác với các ứng viên tiềm năng trên mạng xã hội
- Quảng cáo các vị trí cần tuyển
- Tham dự hội chợ việc làm và tổ chức các sự kiện nghề nghiệp
- Giữ liên lạc với ứng viên
- Đo lường các kênh tuyển dụng và thời gian tìm kiếm ứng viên
- Nghiên cứu và đề xuất các công cụ, ý tưởng tìm nguồn cung ứng mới
Yêu cầu và kỹ năng ở vị trí headhunter
- Kiến thức và bằng cấp về nhân sự hoặc lĩnh vực liên quan
- Kiến thức về cơ sở dữ liệu nhân sự và hệ thống theo dõi ứng viên
- Kỹ năng research
- Khả năng giao tiếp và thuyết phục
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng ra quyết định
Xem thêm: Headhunter là gì? Làm gì để trở thành headhunter doanh nghiệp nào cũng cần
Qua bài viết này, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về HR là gì? Và các vị trí phổ biến trong ngành HR. Nếu bạn đang tìm kiếm công việc này, hãy truy cập Vieclam24h.vn ngay nhé! Với sự đa dạng về các cơ hội việc làm hấp dẫn, chắc chắn bạn sẽ tìm được công việc lý tưởng. Chúc các bạn thành công!
Đồng thời, để tăng cường khả năng thành công, ứng viên cần chú trọng đến việc xây dựng một CV chất lượng, hấp dẫn nhà tuyển dụng. Đừng quên rằng Vieclam24h.vn cũng cung cấp công cụ tạo CV online với nhiều mẫu template đa dạng, giúp ứng viên dễ dàng tạo ra CV chuyên nghiệp và nhanh chóng, giúp họ kết nối hiệu quả với doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Xem thêm: Agency là gì? Khám phá những loại hình Agency phổ biến tại Việt Nam