Kế toán thuế có nhiệm vụ gì, lương có cao không? 

Thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Quản lý thuế hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ luật pháp và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế toán thuế là những người đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện công việc này. Nếu bạn đang quan tâm công việc của kế toán thuế thì bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chắc chắn dành cho bạn. 

Kế toán thuế là gì?

kế toán thuế
Kế toán thuế là vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao, mức thu nhập “đáng mơ ước”.

Kế toán thuế là người chịu trách nhiệm tính toán, báo cáo và khai báo thuế cho doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ thuế và đảm bảo báo cáo tài chính đáp ứng các quy tắc, quy định.

Kế toán thuế là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước, vừa giúp doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh rõ ràng, đúng quy định; vừa giúp Nhà nước quản lý kinh tế hiệu quả. Thông qua vị trí này, doanh nghiệp nắm rõ hoạt động kinh doanh và quan tâm số tiền đã nộp vào ngân sách quốc gia cũng như các vấn đề liên quan đến thuế. 

Vai trò quan trọng của kế toán thuế

  • Thông qua các số liệu thực tế, kế toán thuế giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình kinh doanh và phát triển định kỳ.
  • Thông qua các báo cáo thuế, cơ quan Nhà nước nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước sẽ căn cứ vào đó để đưa ra những chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.
  • Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, giúp doanh nghiệp tránh các khoản phạt và lãi suất phạt. 
  • Đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về thuế.
  • Đưa ra các đề xuất về chiến lược thuế để giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí thuế nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định Nhà nước. 
  • Đảm bảo doanh nghiệp cập nhật và đáp ứng đầy đủ các thay đổi mới nhất về thuế. 

Mô tả chi tiết công việc

kế toán thuế
Công việc là gì? Các nghiệp vụ kế toán thuế có khó không?

Dưới đây là các nghiệp vụ kế toán thuế chi tiết mà bạn cần biết: 

1. Công việc của kế toán thuế vào đầu năm

  • Kê khai, nộp thuế môn bài: Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì kế toán thuế phải kê khai và nộp thuế môn bài vào đầu năm, theo quy định thì muộn nhất là ngày 31/1.
  • Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập cá nhân của tháng 12 hoặc quý IV của năm trước liền kề.
  • Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý IV của năm trước liền kề.
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước đó.

2. Công việc của kế toán thuế hàng ngày

  • Thu thập hóa đơn đầu ra và đầu vào
  • Theo dõi, xử lý, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn, tránh sai lệch thông tin trên hóa đơn.
  • Tiến hành nộp tiền thuế nếu có thuế phải nộp phát sinh, tránh trường hợp bị phạt do nộp quá hạn.
  • Hạch toán các nghiệp vụ trong ngân hàng như tiền vào, tiền ra.
  • Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hạch toán nghiệp vụ về quỹ, dựa trên các loại phiếu thu và phiếu chi.
  • Sắp xếp, lưu trữ và tổ chức các hóa đơn, chứng từ khoa học.

3. Công việc của kế toán thuế hàng tháng

  • Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, có doanh thu lớn hơn 50 tỷ đồng.
  • Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp phát sinh thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên.
  • Lập tờ khai cho các loại thuế (nếu có).
  • Lập báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn hàng tháng đối với doanh nghiệp thành lập dưới 12 tháng.
  • Thực hiện bút toán phân bổ các loại công cụ, dụng cụ và tiến hành trích hao tài sản cố định.
  • Cân đối chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và thiết lập phương án xử lý.

4. Công việc của kế toán thuế hàng quý

  • Khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp mới thành lập có doanh thu ít hơn 50 tỷ đồng.
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  • Báo cáo tình hình doanh nghiệp sử dụng hóa đơn.

Lưu ý: Hạn nộp các báo cáo là ngày 30 của tháng đầu tiên trong quý tiếp theo.

5. Công việc của kế toán thuế cuối năm

  • Hoàn tất báo cáo tài chính của năm, bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh tài khoản, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Lập báo cáo thuế vào quý IV.
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp trong năm.
  • In sổ sách như Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ cái các tài khoản; Sổ chi tiết các tài khoản; Phiếu thu, chi; Bảng trích khấu hao tài sản cố định;… trong quá trình quyết toán thuế và thanh tra của kiểm soát viên.

6. Các nghiệp vụ kế toán thuế khác

  • Làm việc trực tiếp với cơ quan thuế để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến thuế.
  • Lập báo cáo tổng hợp định kỳ liên quan đến thuế.
  • Lập bảng thống kê danh sách hoá đơn thuế, chứng từ và tiến hành lưu trữ, bảo quản. 
  • Kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn thuế và tiến hành báo cáo lên Cục Thuế.
  • Theo dõi, cập nhật các thông tin, chính sách mới về luật thuế.
  • Kiểm tra và đối chiếu các biên bản nhận – trả hàng, điều chỉnh doanh thu và tiến hành báo cáo thuế khi có phát sinh.

Học kế toán thuế ở đâu?

kế toán thuế
Học kế toán thuế ở đâu để được cấp chứng chỉ?

Các trường đào tạo ngành kế toán thuế

Các bạn có thể tham khảo danh sách các trường đào tạo ngành kế toán thuế dưới đây:

*Khu vực Hà Nội:

  • Đại học Kinh tế Quốc Dân
  • Đại học Ngoại thương Hà Nội
  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Tài chính
  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội

*Khu vực TPHCM:

  • Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TPHCM
  • Đại học Ngoại thương TPHCM
  • Đại học Kinh tế TPHCM
  • Đại học Ngân hàng TPHCM
  • Đại học Tài chính Marketing
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học kế toán thuế online

Các bạn có thể tham khảo các khoá học cấp chứng chỉ kế toán thuế uy tín như Hệ thống đào tạo thực tế VinaTrain, Kế toán Lê Ánh, Trung tâm GEC, Kế toán Thiên Ưng, Học viện chiến lược nhân sự Gitiho.com,… Bên cạnh đó, các bạn có thể tự học kế toán thuế với các khóa học online của Udemy: bao gồm Kế toán, Kê khai thuế, Thuế hàng hoá và dịch vụ (GST), Thuế giá trị gia tăng (VAT). 

Tuy nhiên, trước khi đăng ký học kế toán thuế online, các bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Trung tâm phải có giấy phép đăng ký kinh doanh với ngành nghề đào tạo rõ ràng, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. 
  • Trung tâm đào tạo có địa chỉ học cố định, cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện và thiết bị giảng dạy, dù học online. 
  • Chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu thực tế, tài liệu giảng dạy được biên soạn đạt chuẩn.
  • Giảng viên chất lượng, có kỹ năng truyền đạt tốt và nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
  • Trung tâm phải cam kết đảm bảo chất lượng đầu ra và cung cấp chứng chỉ đầy đủ.
  • Tham khảo các ý kiến đánh giá của học viên đã và đang theo học trước khi đăng ký. 

Lương ra sao, cơ hội công việc thế nào?

Kế toán nói chung và kế toán thuế nói riêng được đánh giá là ngành nghề tiềm năng. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận kế toán thuế để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ đầy đủ các quy định. Việc cập nhật và nắm vững các quy định về thuế là điều không dễ dàng, hơn nữa, nếu các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận theo đúng pháp luật thì không thể thiếu được vai trò tư vấn và hỗ trợ.

Cùng với nhu cầu tuyển dụng luôn cao, mức lương được đánh giá là hấp dẫn và ổn định, dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này có thể thay đổi tùy vào kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, khối lượng công việc và chế độ đãi ngộ.

Bên cạnh đó, đây là công việc có cơ hội phát triển và lộ trình thăng tiến rộng mở. Bắt đầu với vị trí kế toán thuế, tiếp tục là kế toán tổng hợp, kế toán trưởng và giám đốc tài chính.

Tố chất nào giúp bạn tỏa sáng với vị trí kế toán thuế

Kiến thức: Bạn cần có trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn thuộc các chuyên ngành Tài chính, Kế toán. Bên cạnh đó, các chứng chỉ kế toán, tài chính như CPA, ACCA cũng quan trọng không kém. 

Kỹ năng: 

  • Kỹ năng tính toán, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.
  • Khả năng tư duy logic
  • Liên tục cập nhật các quy định về chế độ thuế, khấu trừ thuế, nộp thuế,…
  • Nắm rõ quy trình kế toán doanh nghiệp.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán, các công cụ tính toán thuế. 
  • Kỹ năng giao tiếp, trình bày và giải thích tốt trước đối tác, khách hàng, cơ quan thuế,…
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian.
  • Kỹ năng làm việc độc lập.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo tính chính xác, đúng thời hạn trong quá trình tính toán và nộp thuế, tránh vi phạm quy định về thuế. 
  • Trung thực, khách quan, tinh thần trách nhiệm cao. 

Tìm việc ở đâu?

kế toán thuế
Tìm việc làm không khó nhờ có Vieclam24h.vn!

Vieclam24h.vn là một trong những trang web tuyển dụng uy tín nhất tại Việt Nam, nơi bạn có thể tìm kiếm nhiều vị trí phù hợp.Dưới đây là 4 bước giúp bạn tìm việc làm phù hợp:

Bước 1: Truy cập Vieclam24h.vn

Bước 2: Nhập “Kế toán thuế” vào thanh tìm kiếm.

Bước 3: Sử dụng các bộ lọc để tìm kiếm vị trí, mức lương, kinh nghiệm, ngành nghề và loại hình công việc bạn mong muốn.

Bước 4: Xem chi tiết các vị trí và ứng tuyển vị trí phù hợp.

Để thu hút nhà tuyển dụng, bạn cũng phải tạo CV ấn tượng và cập nhật thông tin đầy đủ. Hãy sử dụng tính năng tạo CV miễn phí và truy cập kho CV chuyên nghiệp của Vieclam24h.vn. 

Kết luận

Bài viết trên của Vieclam24h.vn đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về chi tiết công việc, mức lương và cơ hội thăng tiến vị trí kế toán thuế. Nhu cầu nhân lực ngành ngày càng cao, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những ai đam mê và theo đuổi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành nghề này và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.

Xem thêm: Kế toán bán hàng làm công việc gì, lương có cao không?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục