Bạn yêu thích và đam mê với lĩnh vực hoá học? Bạn muốn tìm kiếm việc làm liên quan đến ngành hóa, đặc biệt là vị trí kỹ sư hoá học? Bài viết từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc này để có lựa chọn công việc chính xác.
Kỹ sư hoá học là gì?
Kỹ sư hoá học (Chemical Engineer) là các nhà khoa học chuyên về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật hoá học vào các lĩnh vực sản xuất, cuộc sống.
Kỹ thuật hoá học là lĩnh vực ứng dụng kiến thức về hoá học, tính chất các nguyên tố, hợp chất hoá học, phản ứng và nguyên lý của hoá học để tạo ra các sản phẩm hữu ích cho công nghiệp, cuộc sống như:
- Sản xuất phục vụ tiêu dùng (chất tẩy rửa, nhựa, thuốc nhuộm, sơn, thuỷ tinh, giấy…).
- Nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn cho gia cầm, gia súc…).
- Vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, bê tông…).
- Thực phẩm, lương thực, đồ uống.
- Công nghệ da, dệt.
- Công nghệ điện hóa (mạ điện, bảo vệ kim loại, pin…).
- Công nghiệp hóa chất (dược phẩm, mỹ phẩm, hoá chất…).
- Cơ khí (luyện kim, polymer…).
- Công nghiệp về điện lực, năng lượng, nhiên liệu.
Bên cạnh đó, kỹ thuật hoá học còn ứng dụng trong vận hành công nghiệp, máy móc liên quan.
Các kỹ sư hoặc cử nhân hóa học sẽ được trang bị kiến thức cùng kỹ năng chuyên môn để trở thành cầu nối đưa các nghiên cứu công nghệ hoá từ phòng thí nghiệm đến với dây chuyền sản xuất tại các xí nghiệp, nhà máy để tạo nên sản phẩm hữu ích.
Công việc của kỹ sư hoá học
Tuỳ theo lĩnh vực và đơn vị làm việc, kỹ sư ngành hóa học ở các lĩnh vực khác nhau sẽ đảm nhận những đầu việc khác nhau. Trong đó, một số công việc chung phổ biến gồm:
- Trực tiếp sáng chế, ứng dụng sản phẩm hoá vào sản xuất.
- Xét nghiệm, theo dõi hiệu suất sản xuất.
- Thiết kế máy móc, tham gia vận hành, quản lý thiết bị trong quy trình có liên quan đến hóa chất.
- Ước tính chi phí sản xuất, đảm bảo việc tiết kiệm tài nguyên, năng lượng.
- Nghiên cứu sản phẩm,
- Phát triển quy trình sản xuất.
- Xử lý vấn đề kỹ thuật.
- Đảm bảo việc sử dụng hoá chất an toàn, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, tiết kiệm năng lượng và tuân thủ đúng quy định.
- Phối hợp cùng các nhóm làm việc khác, các kỹ sư khác để đảm bảo dự án được vận hành trơn tru, hiệu quả.
- Tư vấn, giám sát các hoạt động liên quan đến hóa chất tại công ty, đơn vị
- Giảng dạy hoặc huấn luyện cho nhân sự nội bộ hoặc đối tác, khách hàng về cách sử dụng hóa chất đúng cách.
Tìm việc làm kỹ sư hoá học ở đâu?
Tính ứng dụng cao và tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế, việc làm kỹ sư về hoá học được xem là một trong những công việc hot với mức thu nhập hấp dẫn, cơ hội rộng mở cả trong và ngoài nước.
Khi tốt nghiệp ngành học này, bạn có thể cân nhắc lựa chọn công việc tại những đơn vị sau:
- Bộ phận nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm của các nhà máy, công ty, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu hoặc cơ quan nhà nước có liên quan đến hoá.
- Cố vấn khoa học liên quan đến ngành hoá cho các tổ chức, cơ quan, công ty
- Làm giảng viên giảng dạy các bộ môn liên quan đến ngành hóa tại Đại học, Cao đẳng trên cả nước.
- Làm chuyên viên về kiểm định chất lượng sản phẩm liên quan đến hoá.
- Làm việc tại các công ty sản xuất hoá chất hoặc sản phẩm liên quan đến hóa chất ở nhiều ngành nghề như dược phẩm, xăng dầu, hàng không…
Mức lương kỹ sư hoá
Kỹ sư hoá là một trong top những ngành có mức thu nhập cao và ổn định. Tùy theo năng lực, địa điểm làm việc, công ty và loại hình công việc, mức lương khác nhau.
Trong đó, với vị trí mới tốt nghiệp, lương dao động từ 9 triệu – 10 triệu đồng.
Với những kỹ sư có chuyên môn tốt, mức lương sau khi có 3 năm kinh nghiệm trở lên có thể đến 30 triệu hoặc hơn.
Đặc biệt, nếu có khả năng ngoại ngữ tốt và làm việc cho các đơn vị nước ngoài, mức thù lao có thể lên đến trên 100.000$ mỗi năm.
Yêu cầu với kỹ sư hoá học
- Về bằng cấp
Ứng viên tốt nghiệp bậc Cao đẳng trở lên với chuyên ngành liên quan đến hoá học, phân tích và có kiến thức chuyên môn vững chắc.
Ngoài ra, ứng viên có các bằng cấp hoặc vượt qua các kỳ thi chuyên môn sẽ được đánh giá cao như: bằng cử nhân chương trình kỹ thuật hoá từ Hội đồng công nhận kỹ thuật và công nghệ (ABET); hoàn thành bài kiểm tra FE từ Hội đồng Giám định Quốc gia liên quan đến kỹ thuật, khảo sát quản lý; được cấp giấy phép kỹ thuật Chuyên nghiệp PE.
Để thăng tiến và có thu nhập cao, bạn có thể học bằng sau đại học như Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.
- Về kỹ năng
Bạn cần thành thạo kỹ năng cứng như: tra cứu tài liệu, phân tích, quản lý, làm việc độc lập… Kỹ năng sử dụng máy tính và các thiết bị thí nghiệm, kiểm tra cũng vô cùng quan trọng. Ngoài ra, bạn cần sử dụng thành thạo tiếng Anh để có thể tra cứu và đọc các tài liệu nước ngoài.
Bên cạnh đó, khối lượng công việc lớn đòi hỏi ứng viên khả năng chịu áp lực, tinh thần ham học hỏi, trách nhiệm cao, giao tiếp tốt, cầu tiến, giải quyết vấn đề…
Làm gì để trở thành kỹ sư hoá học?
Như bất cứ ngành nghề nào, trở thành một kỹ sư ngành hóa học xuất sắc và có mức lương hấp dẫn cũng đòi hỏi lộ trình học tập, phấn đấu và tích lũy kinh nghiệm.
Đầu tiên, bạn cần có bằng kỹ sư hoặc bằng cử nhân ngành hoá tại trường Đại học để có nền tảng kiến thức vững chắc về hoá học, sinh học, kỹ thuật, vật lý…
Tiếp đó, bạn có thể cân nhắc việc tiếp tục học sau đại học nếu muốn có vai trò tiên tiến trong lĩnh vực này.
Để trở thành kỹ sư thực tập, với một số lĩnh vực, bạn cần vượt qua kỳ thi cơ bản về kỹ thuật FE và bắt đầu có thể đi làm tại các cơ quan, tổ chức và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Thời gian thực tập thực tế ít nhất là bốn năm với mức độ trách nhiệm gia tăng dần để được cấp giấy phép (nếu bạn làm việc trong ngành hoá dược hoặc một số ngành khác).
Lời kết
Qua những chia sẻ từ Vieclam24h.vn về kỹ sư hoá học, mong rằng bạn đã hiểu hơn về ngành nghề này: đặc điểm và mức lương tham khảo. Đừng quên truy cập Vieclam24h.vn thường xuyên để cập nhật những tin việc làm ngành hóa nói chung và tin kỹ sư hoá học tuyển dụng nói riêng từ các đơn vị uy tín nhé.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: HSE là gì? Công việc và nhiệm vụ của nhân viên HSE là gì?