Thời gian thử việc tối đa bao nhiêu ngày?

Là người lao động, bạn nhất định phải hiểu rõ được những quyền lợi lao động mà mình có được để đảm bảo không thiệt thòi bất cứ điều gì. Tuy nhiên, không ít người lao động vẫn còn rất mơ hồ. Họ không biết mình sẽ nhận được gì, phải làm gì và có quyền hạn như thế nào. Thời gian thử việc cũng được xem là một trong những vấn đề quan trọng nhưng lại bị người lao động không mấy quan tâm.

Bạn có biết: quy định mới nhất về thời gian thử việc như thế nào? Được đề cập tại văn bản nào? Thời gian thử việc tối đa bao nhiêu ngày?

Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu về vấn đề này để đảm bảo bạn luôn được chủ động trong quyền lợi của mình nhé.

Quy định thời gian nghỉ việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện:

(i) Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

(ii) Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc

Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc nêu trên, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

(iii) Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc nêu trên, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

Nội dung nêu trên được quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. 

Nắm rõ những quy định này bạn sẽ biết rõ được rằng người sử dụng lao động có ký hợp đồng chính xác với công việc mình đang làm hay không và chủ động nhận quyền lợi chính đáng. Nếu bạn còn khá mơ h hãy nhanh chóng trau dồi và tìm hiểu thêm các quy định về quyền lợi cho người lao động để không rơi vào những tình huống “dở khóc dở cười” khi đi làm nhé.

Chúc bạn luôn thành công trên con đường sự nghiệp của mình nhé!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục