Đã bao giờ bạn thắc mắc: Ai là người đã tạo ra những ứng dụng di động bạn sử dụng hàng ngày? Ai là người xây dựng những website mượt mà, đầy đủ thông tin? Câu trả lời chính là kỹ sư phần mềm, người giữ vai trò quan trọng trong thời đại bùng nổ công nghệ kỹ thuật số. Kỹ sư phần mềm là gì? Kỹ sư phần mềm cần học gì? Lương bao nhiêu, làm những công việc nào? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Kỹ sư phần mềm là gì?
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) là chuyên gia thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin. Kỹ sư sở hữu kiến thức về toán học, khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm và kỹ năng lập trình để phân tích, thiết kế, phát triển, thử nghiệm và triển khai các phần mềm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Họ làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như phát triển phần mềm doanh nghiệp, ứng dụng di động, game, trí tuệ nhân tạo, hệ thống nhúng,…
Mô tả công việc của kỹ sư phần mềm
1. Phân tích nhu cầu người dùng
- Thu thập và phân tích nhu cầu của người dùng để xác định mục tiêu, chức năng và phạm vi của phần mềm.
- Nắm rõ các vấn đề cần giải quyết và mong muốn của người dùng đối với phần mềm.
- Làm việc với các bên liên quan để xác định các yêu cầu chi tiết và thể hiện cụ thể các thông tin này trong các tài liệu.
2. Thiết kế phần mềm
- Lập kế hoạch chi tiết cho cấu trúc, giao diện người dùng, cơ sở dữ liệu, logic và các thành phần của phần mềm.
- Thiết kế cấu trúc phần mềm đảm bảo tính hiệu quả, bảo mật, khả năng mở rộng phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và phạm vi của dự án.
- Lựa chọn các công nghệ và ngôn ngữ lập trình phù hợp.
- Tạo ra các mô hình, sơ đồ và tài liệu thiết kế để minh họa cho giải pháp phần mềm.
3. Lập trình phần mềm
- Viết mã nguồn cho từng thành phần của phần mềm bằng các ngôn ngữ lập trình đã được lựa chọn trong giai đoạn thiết kế.
- Tuân thủ các nguyên tắc lập trình để đảm bảo chất lượng và khả năng bảo trì của mã.
- Sử dụng các công cụ và thư viện phát triển phần mềm phù hợp để tối ưu hiệu quả công việc.
- Tích hợp các thành phần phần mềm đã được lập trình thành một hệ thống hoàn chỉnh.
4. Kiểm tra và thử nghiệm phần mềm
- Thực hiện các bài kiểm tra đơn vị để đảm bảo từng phần của mã hoạt động chính xác theo yêu cầu.
- Kiểm tra để đảm bảo các thành phần phần mềm hoạt động hiệu quả khi kết hợp với nhau.
- Tìm kiếm và sửa lỗi phần mềm.
5. Triển khai phần mềm
- Cài đặt và cấu hình phần mềm trên môi trường kỹ thuật tương ứng.
- Cung cấp tài liệu và hướng dẫn người dùng cách sử dụng phần mềm.
- Giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ người dùng xử lý các vấn đề kỹ thuật trong quá trình sử dụng.
- Giám sát hiệu suất hoạt động của phần mềm và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.
6. Bảo trì phần mềm
- Xác định và sửa lỗi phần mềm được người dùng báo cáo trong quá trình kiểm tra.
- Cập nhật và nâng cấp phần mềm.
- Phân tích dữ liệu để xác định các cơ hội cải tiến phần mềm.
- Cập nhật tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ người dùng trước những thay đổi trong phần mềm.
Kỹ sư phần mềm học ngành gì, trường nào?
Kỹ sư phần mềm cần học gì?
Các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành và thực hành về:
- Lập trình: Các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (Java, C++, Python, C#), lập trình web (HTML, CSS, JavaScript), lập trình di động (Android, iOS), lập trình hệ thống,…
- Các cấu trúc dữ liệu và giải thuật cơ bản để xử lý dữ liệu.
- Mạng máy tính: Kiến thức về mạng máy tính, truyền dữ liệu, mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), mạng không dây, dịch vụ mạng,…
- Cơ sở dữ liệu: Kiến thức về mô hình cơ sở dữ liệu, thiết kế, quản trị cơ sở dữ liệu, truy vấn dữ liệu,…
- Kỹ thuật phần mềm: Phương pháp luận phát triển phần mềm (Agile, Waterfall,…), kiểm thử phần mềm, quản lý dự án phần mềm, kỹ thuật mô hình hóa phần mềm, kiến trúc phần mềm, bảo mật phần mềm
Kỹ sư phần mềm học trường nào?
Mã ngành Kỹ thuật phần mềm: 7480103
Ngành Kỹ thuật phần mềm xét tuyển các tổ hợp môn:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm:
Khu vực miền Bắc | Khu vực miền Trung | Khu vực miền Nam |
Đại học Bách khoa Hà Nội Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Công nghiệp Hà Nội Học viện Bưu chính Viễn thông (cơ sở Hà Nội) Đại học Công nghệ Thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên | Đại học Đà Nẵng Đại học Khoa học – Đại học Huế Đại học Quy Nhơn Đại học Duy Tân Đại học Quảng Bình | Đại học Bách khoa TPHCM Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM Đại học Công nghệ thông tinHọc viện Bưu chính Viễn thông (cơ sở Hà TPHCM) Đại học FPTĐại học Tôn Đức Thắng Đại học Công nghệ TPHCMĐại học Gia Định Đại học Văn Lang Đại học Thủ Dầu Một Đại học Cần Thơ Đại học An Giang |
Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì, ở đâu?
Ở Việt Nam, kỹ thuật phần mềm là một trong những ngành mũi nhọn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Cùng với đó xu hướng phát triển công nghệ cao đã thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần ngày càng tăng. Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường có thể làm việc ở các vị trí:
- Lập trình viên: Viết mã và tạo ra các phần mềm, ứng dụng.
- Kỹ sư phần mềm: Phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị và bảo trì phần mềm máy tính.
- Quản trị dự án phát triển phần mềm.
- Kỹ sư bảo trì phần mềm: Sửa lỗi, cập nhật và nâng cấp các phần mềm, ứng dụng.
- Kỹ sư kiểm thử phần mềm: Phát hiện các lỗi trong phần mềm, ứng dụng.
- Kỹ sư phân tích hệ thống: Phân tích nhu cầu của người dùng và thiết kế các hệ thống phần mềm.
Làm việc tại:
- Các công ty phát triển hoặc gia công phần mềm, ứng dụng trong và ngoài nước.
- Các công ty tư vấn giải pháp, xây dựng và bảo trì hệ thống phần mềm.
- Bộ phận vận hành và phát triển phần mềm, bộ phận công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, nhà máy, ngân hàng, trường học,…
- Các công ty có ứng dụng công nghệ thông tin.
- Giảng viên tại các trường đào tạo công nghệ thông tin.
- Tự phát hành các ứng dụng, sản phẩm game trên thiết bị di động.
Lộ trình thăng tiến kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm cơ sở (Junior Software Engineer): Kỹ sư mới tốt nghiệp hoặc có ít kinh nghiệm làm việc. Ở vị trí này, bạn sẽ đảm nhận các nhiệm vụ cơ bản như viết code, kiểm thử phần mềm, sửa lỗi,…
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer): Sau một vài năm kinh nghiệm, bạn sẽ được thăng tiến lên cấp bậc Kỹ sư với nhiều trách nhiệm hơn, bao gồm thiết kế hệ thống phần mềm, phát triển phần mềm, viết tài liệu kỹ thuật,… Bạn cần có khả năng làm việc độc lập và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp.
Kỹ sư phần mềm cao cấp (Senior Software Engineer): Bạn là chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm với nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về các công nghệ phần mềm mới nhất. Bạn có khả năng dẫn dắt các dự án phần mềm lớn và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp nhất.
Kiến trúc sư phần mềm (Software Architect): Chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống phần mềm, có khả năng xây dựng quy trình làm việc cho nhóm kỹ thuật.
Quản lý kỹ thuật (Technical Manager): Chịu trách nhiệm quản lý một nhóm kỹ sư. Bạn cần có khả năng lãnh đạo, tổ chức và quản lý công việc hiệu quả.
Giám đốc công nghệ (CTO): Đây là vị trí đỉnh cao trong sự nghiệp của một kỹ sư. Chịu trách nhiệm về chiến lược công nghệ của một công ty. Bạn cần có tầm nhìn chiến lược, khả năng đánh giá các công nghệ mới và sở hữu khả năng lãnh đạo vượt trội.
Kỹ sư phần mềm lương bao nhiêu?
Kỹ sư phần mềm là một nghề nghiệp đầy tiềm năng và có mức lương cao trong các ngành công nghệ hiện nay.
- Mức lương kỹ sư mới ra trường: 8-15 triệu đồng/tháng.
- Mức lương kỹ sư có 1-3 năm kinh nghiệm: 15-25 triệu đồng/tháng.
- Mức lương kỹ sư có 3-5 năm kinh nghiệm: 25-35 triệu đồng/tháng.
- Mức lương kỹ sư có hơn 5 năm kinh nghiệm: 35-50 triệu đồng/tháng.
- Mức lương kỹ sư cấp cao, kiến trúc sư phần mềm: lên tới 70 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn.
Mức lương này còn phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, vị trí công việc và quy mô doanh nghiệp.
Làm thế nào để trở thành kỹ sư phần mềm?
Trau dồi kiến thức: Nền tảng kiến thức vững chắc về toán học, khoa học máy tính, lập trình, cấu trúc dữ liệu, thuật toán, hệ điều hành, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu,…
Kỹ thuật chuyên môn: Thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình phổ biến như Java, Python, C++, JavaScript,… Có khả năng áp dụng ngôn ngữ lập trình để giải quyết các vấn đề thực tế và phát triển phần mềm.
Phát triển kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ sư cần có khả năng giao tiếp hiệu quả để làm việc nhóm, thuyết trình ý tưởng và giải thích vấn đề kỹ thuật cho đối tác, khách hàng, người dùng.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ sư cần có khả năng phân tích vấn đề, tư duy logic và đưa ra giải pháp tối ưu cho các vấn đề kỹ thuật.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ sư thường phải làm việc trong các dự án nhóm, do đó cần có khả năng hợp tác, phối hợp và chia sẻ công việc.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành công việc đúng hạn.
Tố chất cần thiết
- Đam về với lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và kỹ thuật phần mềm nói riêng.
- Chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.
- Tư duy logic nhạy bén.
- Ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới và thích nghi với những thay đổi của ngành.
Kết luận
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, kỹ sư phần mềm là một nghề nghiệp đầy hứa hẹn với mức lương hấp dẫn. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ công việc và triển vọng nghề nghiệp. Đừng quên truy cập Vieclam24h.vn tìm kiếm cơ hội việc làm kỹ sư phần mềm và ứng tuyển công việc phù hợp!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Blockchain Developer là gì? Cơ hội phát triển nghề nghiệp ra sao?