Chia sẻ của chị Bích Phượng, Giám đốc một công ty kinh doanh (thành lập năm 2015) sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn lý do nhà tuyển dụng im lặng sau buổi phỏng vấn. Có nhiều lý do dẫn đến nhà tuyển dụng im lặng với bạn sau buổi phỏng vấn. Do đó, cần phải hiểu, trường hợp của bản thân rơi vào lý do nào để có thể có những cách xử lý tốt nhất. Dưới đây là liệt kê một vài lý do phổ biến nhất dẫn đến nhà tuyển dụng im lặng với bạn sau buổi phỏng vấn.
Ứng viên khác phù hợp hơn
“Dù ứng viên đó nghĩ mình đã có một buổi phỏng vấn hoàn hảo, nhưng công ty đã nhắm đến một ứng viên khác phù hợp hơn. Do đó, thay vì gửi một email từ chối một cách nhẹ nhàng thì công ty chọn cách im lặng. Ngoài ra, nhà tuyển dụng chúng tôi cũng có nhiều lý do để im lặng sau buổi phỏng vấn”.
Phỏng vấn thêm nhiều người
“Nếu công ty khá hài lòng về phần trình bày của một ứng viên nào đó, thì đôi khi, chúng tôi cũng muốn phỏng vấn thêm nhiều người nữa để mở rộng hơn sự lựa chọn. Nhiều nhà tuyển dụng kỹ tính khác, họ có thể phỏng vấn 10-20 người để tìm ra ứng viên hoàn hảo nhất cho vị trí nào đó”. Do đó, dẫn đến có thể thời gian bạn nhận câu trả lời của nhà tuyển dụng hơi lâu bởi vì quy trình của họ khá dài, có nhiều trường hợp phải chờ đợi hơn 10 ngày, hoặc thậm chí là một tháng. Trong trường hợp khác lâu mà bạn vẫn không nhận được câu trả lời từ nhà tuyển dụng, hãy cứ gọi cho họ và hỏi kết quả, họ sẽ cho bạn một câu trả lời chính xác nhất.
Vị trí đã bị cắt và chờ xét duyệt
“Điều này rất dễ xảy ra, đặc biệt với những vị trí mới hoàn toàn. Lý do có thể vì công ty cảm thấy vị trí đăng tuyển đó chưa cần thiết hoặc công ty đang phải cắt giảm ngân sách tuyển dụng vì tình hình hoạt động của một bộ phận không như ý muốn. Kết quả là quá trình tuyển dụng sẽ bị đóng băng và công ty đành im lặng để tránh làm ứng viên cảm thấy bi quan, tự vấn bản thân”.
Công ty khá nhát gan
“Một lý do nữa nghe có vẻ lạ chính là đôi khi công ty khá nhát gan. Tuy nhiên, điều này không hiếm, đặc biệt là với những công ty mới thành lập với đội ngũ quản lý trẻ như công ty chúng tôi. Điều này giống như trong mối quan hệ tình cảm. Việc nói lời chia tay người yêu không bao giờ là dễ dàng và nhiều mối quan hệ cứ tiếp diễn chỉ vì họ sợ phải đối mặt trực tiếp với người đối diện. Thường với những trường hợp này, công ty thường chọn giải pháp im lặng vì nghĩ rằng ứng viên có rất nhiều cơ hội việc làm phía trước nên không cần thông báo”.
Trên đây là một số lý do nhà tuyển dụng im lặng với bạn dưới sự chia sẻ của chị Bích Phượng để bạn có cái nhìn thật kỹ hơn về trường hợp của mình và có những cách giải quyết tốt nhất. Suy cho cùng, khi nhà tuyển dụng im lặng với bạn, để chắc chắn bạn hãy mạnh dạn gọi điện thoại cho nhà tuyển dụng. Đó là cách duy nhất để bản thân không phải chờ đợi, lo lắng, bất an và mất thời gian vô ích.
Sưu tầm